Chưa hết dịch Covid-19, nhiều rạp chiếu phim ở Mỹ đã mở cửa trở lại
Texas trở thành tiểu bang mới nhất ở Mỹ cho phép các rạp chiếu phim hoạt động trở lại sau thời gian đóng cửa vì dịch Covid-19.
Theo Variety, Thống đốc bang Texas – Greg Abbott đã ra thông báo rằng, các rạp chiếu phim tại đây sẽ được phép mở cửa trở lại vào cuối tuần này, cùng với các nhà hàng, cửa hàng bán lẻ và bảo tàng.
Texas trở thành tiểu bang mới nhất ở Mỹ cho phép các rạp chiếu phim hoạt động trở lại sau thời gian đóng cửa vì dịch Covid-19. Tuy nhiên, các chuỗi rạp lớn dự kiến sẽ không khởi động lại hoạt động kinh doanh cho đến ít nhất tháng 7/2020.
Texas trở thành tiểu bang mới nhất ở Mỹ cho phép các rạp chiếu phim hoạt động trở lại sau thời gian đóng cửa vì dịch Covid-19.
Trước đó, bang Georgia cũng đã cho phép các rạp chiếu phim tại đây mở cửa trở lại vào thứ hai (27/4). Mặc dù vậy, rất ít rạp phim hoạt động, đa số vẫn đều lựa chọn việc đóng cửa.
Thống đốc bang Texas – Greg Abbott thừa nhận rằng nhiều công ty vẫn sẽ chọn đóng cửa trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát.
“Đây là sự cho phép để mở cửa, không phải là một yêu cầu”, ông Abbott nói.
Ông Abbott cho biết thêm rằng, các nhà hát và cơ sở khác sẽ chỉ được phép hoạt động với công suất 25%. Điều này có thể khiến cho nhiều doanh nghiệp hoạt động không có doanh thu.
Thống đốc bang Texas cũng nói rằng, các tiệm làm tóc, quán bar và phòng tập thể hình chưa được phép mở lại trong giai đoạn ban đầu. Tuy nhiên, ông hy vọng sẽ mở cửa trở lại vào giữa tháng 5/2020.
Một số tiểu bang khác – bao gồm Nam Carolina, Oklahoma và Alaska – cũng đã bắt đầu gỡ bỏ lệnh phong tỏa. Nhiều tiểu bang quyết định chấm dứt lệnh “ở nhà” vào ngày 30/4. Texas, với dân số gần 30 triệu người, cho đến nay là tiểu bang lớn nhất mở cửa trở lại.
Tổng thống Donald Trump tuần trước nói rằng ông không đồng ý với Thống đốc Georgia – Brian Kemp khi lệnh phong tỏa tại đây được dỡ bỏ quá sớm.
Còn Thống đốc bang Texas chia sẻ rằng, kế hoạch mở cửa trở lại của ông nhận được ý kiến đồng tình của bác sĩ Deborah Birx, điều phối viên thuộc nhóm chuyên trách ứng phó Covid-19 tại Nhà Trắng.
Video đang HOT
“Chúng ta là người Texas, chúng ta xứng đáng nhận điều này”, ông nói.
BTC Liên hoan phim Cannes đang đau đầu tìm phương án tổ chức.
Đại dịch Covid-19 đã làm “đóng băng” hoạt động giải trí toàn cầu. Các rạp chiếu phim phải đóng cửa, nhiều bộ phim bị hoãn chiếu, các liên hoan phim phải lên kế hoạch hoãn hủy. Nhiều chuyên gia dự đoán, Covid-19 gây thiệt hại hàng tỷ USD cho ngành điện ảnh quốc tế. Mức thiệt hại sẽ càng cao hơn nữa, chừng nào dịch bệnh còn kéo dài./.
Hà Phương
Sau điềm báo 'hoàng yến trong mỏ than', nhiều ổ dịch mới nổ ra ở Mỹ
Các điểm bùng phát mới nổi lên khắp nước Mỹ, không chỉ ở các khu vực đô thị lớn mà còn vùng đồng bằng với số ca nhiễm mới không ngừng tăng, cho thấy đại dịch vẫn còn rất phức tạp.
Khi tốc độ lây nhiễm bắt đầu chững lại ở New York và California đã thành công trong việc ngăn chặn sự bùng phát, các tiểu bang khác ở Mỹ đang bắt đầu quay cuồng với các ổ dịch mới tăng đột biến trong các cộng đồng lớn và nhỏ, South China Morning Post cho biết.
Ba tuần trước, thống đốc New York Andrew Cuomo cảnh báo rằng tiểu bang của ông là điềm báo "chim hoàng yến trên mỏ than" về sự bùng nổ trên khắp cả nước và nay một số người lo sợ điều tồi tệ nhất chỉ mới bắt đầu xảy ra. "Chim hoàng yến trong mỏ than" là thành ngữ nói về sự báo hiệu một mối nguy hiểm đang tới. Nó xuất phát từ câu chuyện thực tế về các thợ mỏ thường mang xuống mỏ than chim hoàng yến, loài chim này rất nhạy cảm với khí methane hay CO có thể rò rỉ trong mỏ. Một khi xảy ra sự rò rỉ như vậy, chim hoàng yến thường chết trước bất kỳ loài nào khác, từ đó thợ mỏ được cảnh báo và rời khỏi mỏ ngay lập tức.
Theo New York Times, tiểu bang có tỷ lệ người nhiễm Covid-19 cao nhất vẫn là New York, tỷ lệ bệnh trên đầu người cao thứ 2 là quận Blaine, tiểu bang Idaho.
Quận Blaine với dân số hơn 22.000 người, nơi đây nổi tiếng với khu nghỉ mát trượt tuyết Sun Valley, nơi thu hút rất nhiều người trượt tuyết, những người đam mê giải trí ngoài trời và nơi được ví là ngôi nhà thứ 2 của nhiều người trên khắp nước Mỹ.
Giờ đây, quận Blaine đang trở thành nơi có tỷ lệ nhiễm Covid-19 trên đầu người cao nhất thế giới.
Nguy cơ cao với khu vực nông thôn
Tính đến ngày 14/4, một trong những ổ dịch cụm lớn nhất vùng Great Plains là bang South Dakota, nơi có 300 công nhân trong nhà máy chế biến thịt nhiễm bệnh. Dù số ca nhiễm có vẻ ít đáng báo động so với các thành phố lớn, nhưng đối với các thị trấn nhỏ, virus có thể tàn phá hệ thống chăm sóc sức khỏe và áp đảo nền kinh tế mong manh của địa phương.
Các nhân viên y tế tại khu xét nghiệm Odyssey House, tiểu bang Louisiana. Ảnh: Reuters.
Nhiều thị trấn nhỏ phụ thuộc vào một số người nhất định và khi họ đóng cửa hiệu ứng có thể là thảm họa. Ở bang miền nam Louisiana đặc biệt khó khăn, với Giáo xứ Orleans, thành phố New Orleans đang chiến đấu với mức độ lây nhiễm lớn thứ 8 trong cả nước.
Ba quận nông thôn ở Georgia chiếm phần còn lại trong danh sách 10 quận có số ca nhiễm cao nhất, một lời nhắc nhở rõ ràng rằng không chỉ các khu vực đô thị lớn mới có nguy cơ cao.
Trong khi các số liệu cho thấy biểu đồ số ca nhiễm mới và tử vong ở bang Louisiana đã giảm, thì thực tế vẫn còn rất nan giải. Hôm 14/4, cơ quan y tế tiểu bang đã báo cáo 884 ca tử vong trong số 21.016 ca nhiễm ở bang. Đặc biệt là virus đã xuất hiện ở 64 giáo xứ trên khắp tiểu bang.
Bang Georgia cũng đang quay cuồng với 14.223 ca nhiễm và 501 ca tử vong, trong số đó 71 ca tử vong đến từ hạt Dougherty, nơi có dân số chưa đầy 100.000 người.
Thống đốc Ron DeSantis của bang Florida phải đối mặt với những chỉ trích vì chậm đóng cửa các doanh nghiệp và bãi biển trong kỳ nghỉ xuân đã trở thành một tâm chấn.
Vùng Đông Bắc
Cùng với New York, New Jersey - tiểu bang láng giềng vốn là nơi sinh sống của nhiều người ở New York cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hôm 12/4, các quan chức tiểu bang xác nhận 3.219 ca nhiễm mới, tăng 4% mỗi ngày, nhưng vẫn là số phần trăm thấp nhất kể từ khi dịch bệnh bắt đầu, một dấu hiệu cho thấy đỉnh dịch đã đi qua.
Các nhân viên Sở cứu hỏa Chicago trong lễ tang một nhân viên cứu hỏa. Ảnh: AP.
Ở phía bắc New York, Massachusetts là bang có số ca nhiễm Covid-19 cao thứ 3 nước Mỹ, với 26.867 ca nhiễm tính đến ngày 14/4. Thị trưởng Boston Marty Walsh nói rằng thành phố của ông đang đối mặt với sự gia tăng số bệnh nhân nhập viện.
Số ca bệnh đã tăng gấp đôi so với tuần trước. Cuối tuần qua, thành phố đã chuyển đổi trung tâm triển lãm thành bệnh viện dã chiến quy mô 500 giường cho người vô gia cư và 500 giường để chống quá tải cho các bệnh viện.
Thành phố Boston đang cố gắng tăng tốc độ xét nghiệm để sàng lọc bệnh nhân. Thị trưởng Walsh hứa sẽ xét nghiệm cho mọi cư dân thành phố. Tại bang Pennsylvania cũng đang nổi lên như một ổ dịch lớn, với hơn 25.000 ca nhiễm.
Nhưng đó cũng là lý do để hy vọng. Số ca nhiễm mới đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 2 tuần, cho thấy tốc độ lây nhiễm có thể đã được kiểm soát. Tuy số ca nhiễm mới giảm, số ca tử vong lại tăng. Số ca tử vong trong ngày được báo cáo vào ngày 14/4 là 60 ca, một sự gia tăng đột biến so với 27 ca tử vong được báo cáo vào ngày 12/4 và 13/4.
Khu vực Trung và Tây
Các khu vực đô thị và ngoại ô ở hầu hết các bang ở miền trung và tây nước Mỹ phần lớn không áp dụng các biện pháp phòng dịch trong những tuần đầu tiên, khi virus lây lan đã bị ảnh hưởng nặng nề trong những tuần gần đây.
Ổ dịch bên trong nhà máy chế biến thịt lớn nhất nước Mỹ đe dọa nguồn cung thực phẩm cả nước. Ảnh: New York Times.
Tại bang Indiana, hơn 120 ca tử vong được báo cáo tại thành phố Indianapolis, thủ phủ của bang. Tại bang Wisconsin, ít nhất 1.700 ca nhiễm đã được xác nhận tại Milwaukee County, thành phố lớn nhất của bang.
Bang Michigan đã báo cáo 25.635 ca nhiễm và 1.602 ca tử vong, trong đó, 11.648 ca nhiễm và 760 ca tử vong tại quận Wayne, thành phố Detroit. "Những gì chúng ta có là rất nhiều tin buồn", thị trưởng Detroit, Mike Duggan cho biết vào cuối tuần trước.
Hôm 14/4, hình ảnh từ bệnh viện Sinai-Grace cho thấy thi thể được chất đầy trong nhà xác. Detroit là một trong những thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tỷ lệ tử vong ở đây lên tới 5%. Cư dân ở đây được xếp vào nhóm nguy cơ cao, vì nhiều người không được chăm sóc sức khỏe toàn diện, ngay cả trước khi xảy ra khủng hoảng.
Tại thành phố Chicago, tiểu bang Illinois, thành phố lớn thứ 3 nước Mỹ, gần đây đã được ca ngợi vì phản ứng với virus, nhưng đang hết máy thở và gấp rút chuyển đổi trung tâm hội nghị thành bệnh viện dã chiến.
Theo các quan chức thành phố, Chicago đang đối mặt với tốc độ lây nhiễm tồi tệ, với 9.113 ca nhiễm và 308 ca tử vong được báo cáo hôm 14/4.
Một số bang ở nông thôn như Nebraska và Kansas, North Dakota và South Dakota tiếp tục đấu tranh về việc có nên ban hành lệnh cách ly xã hội hay không. Thống đốc Laura Kelly của bang Kansas đã cấm các cuộc tụ họp trên 10 người.
Tuy vậy, thống đốc bang South Dakota vẫn từ chối đề nghị cách ly xã hội của cấp dưới và một số người dân, dù bang này đang có ổ dịch cụm lớn nhất nước Mỹ.
Trung Hiếu
Thức dậy giữa đám cháy, bé 5 tuổi ôm em gái thoát qua cửa sổ Cậu bé Noah Woods, 5 tuổi, thức dậy trong phòng ngủ khi ngọn lửa đã bùng lên. Thay vì hoảng loạn, em nhanh chóng hành động và nhờ đó cứu được cả gia đình 9 người. Ngày 14-2, Phòng Cứu hỏa quận Bartow thuộc TP Cartersville, bang Georgia - Mỹ, công nhận bé Noah là lính cứu hỏa danh dự và trao cho...