Chưa hết bàng hoàng sau dư chấn
Kể từ ngày hồ chứa thuỷ điện Sông Tranh 2 tích nước, bà con tui ở đây cứ lo ngay ngáy. Mặt đất thì rung lắc, phát nổ như bom. Còn đập chính thì bị nứt nước phun trào. Nhìn thấy cảnh ni làm răng mà yên tâm sinh sống được…”ông Hồ Văn Toàn nhà ở thôn 4 xã Trà Tân thở dài nói.
Sau 1 ngày xảy ra động đất, trên gương mặt nhiều người dân Bắc Trà My, Nam Trà My (Quảng Nam) vẫn chưa hết bàng hoàng.
Nhiều người bảo nếu mặt đất tiếp tục chao đảo và rung lắc như vậy thì chẳng ai dám sống ở đây. Bởi như lời ông Hồ Văn Toàn, nhiều hộ dân sinh sống dưới chân đập và quanh khu vực thuỷ điện Sông Tranh 2 không đêm nào ngủ yên.
Người dân Trà Tân kể chuyện kinh hoàng sau trận động đất ở Sông Tranh 2
Sống trong căn nhà cấp 4, ông Lê Văn Hai (thôn 2, xã Trà Đốc) bảo: “Động đất làm mặt đất rung chuyển như rứa, ai mà dám sống. Bà con tui ở đây nhà cửa có kiên cố mô. Mà động đất liên tục như ri làm răng yên tâm mà ở trong nhà…”.
Lo lắng nhất là những hộ dân sống phía dưới hạ lưu thuỷ điện Sông Tranh 2, bởi ngoài lo sợ động đất, họ còn có nỗi lo lớn là đập chính thuỷ điện có an toàn sau động đất.
Nỗi no của bà con là đúng, bởi từ trước đến nay đã có rất nhiều trận động đất xảy ra tại khu vực Bắc Trà My.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trận động đất trong đêm ngày 3 và rạng sáng 4/9 vừa qua có cường độ mạnh và lan ra khu vực rộng. Nhiều người dân tại các huyện Tiên Phước, Hiệp Đức, Nam Trà My cách tâm chấn khoảng 30 đến 60 km đều cảm nhận thấy mặt đất chao đảo và nghe tiếng nổ phát ra từ lòng đất.
“Các nhà khoa học bảo trên ti vi nói mặt đất rung chuyển và phát tiếng nổ là do động đất kích thích vì tích nước làm thủy điện Sông Tranh 2. Hiện tượng này sẽ giảm dần và hết trong thời gian đến. Nhưng giảm mô không thấy, bà con tui chỉ thấy lòng đất phát nổ lớn hơn và mặt đất rung lắc ngày nhiều hơn. Kiểu ni chắc bà con tui phải dời làng kiếm chỗ mô an toàn mà sinh sống làm ăn…”một người dân nói.
Đoàn công tác của UBND tỉnh Quảng Nam và nghành chức năng trở lại kiểm tra khu vực chân đập thuỷ điện Sông Tranh 2
Trong 2 ngày qua, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và UBND huyện Bắc Trà My đã có 3 cuộc kiểm tra tại khu vực tâm chấn động đất các xã Trà Tân, Trà Bui, Trà Đốc và khu vực thuỷ điện Sông Tranh 2.
Ông Phạm Viết Tích, PGĐ Sở KH-CN dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra cho biết: Trước mắt, đoàn công tác vẫn chưa ghi nhận được hậu quả sau động đất tại khu vực tâm chấn. Bởi đoàn công tác chỉ quan sát bằng mắt thường. Tuy nhiên, tiếp xúc với người dân thì họ có tâm lý bất an, lo sợ khi sống tại khu vực thường xuyên xảy ra động đất ở thuỷ điện Sông Tranh 2.
Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My Đặng Phong cho hay, thiệt hại do động đất gây ra vừa qua chưa xác định được, nhưng chắc chắn là không đáng kể. Nhưng cái lo lắng nhất của lãnh đạo huyện là người dân hoang mang vì động đất liên tiếp xảy ra, và cường độ ngày một mạnh hơn.
“Suốt hai ngày qua, huyện đã huỷ bỏ nhiều cuộc họp để tập trung kiểm tra và xử lý an dân trong vùng động đất tại các xã khu vực quanh thuỷ điện Sông Tranh 2. Nhiều hộ dân đồng bào dân tộc tại khu vực này lo sợ và có nguy cơ họ sẽ bỏ làng vào rừng cách xa khu vực thuỷ điện Sông Tranh 2 để sinh sống. Đây là vấn đề đau đầu nhất mà huyện vẫn chưa có biện pháp để yên lòng dân…”ông Phong nói.
Trận rung chấn đã gây sạt lở đất ngay đường tránh (dấu vết mới) dưới chân đập Sông Tranh 2.
Ông Nguyễn Văn Lân – Phó ban Quản lý dự án thủy điện 3, Phó Giám đốc Công ty Thủy điện Sông Tranh 2 khi được hỏi liệu đập thuỷ điện Sông Tranh 2 có an toàn sau động đất vừa qua đã khẳng định: Theo kết luận của các nhà khoa học, các đợt dư chấn vừa qua chỉ là động đất kích thích. Đập được tính toán, thiết kế kỹ lưỡng, dự lường từ trước nên các đợt động đất này không gây ảnh hưởng đến an toàn đập.
Trong sáng 5/9, UBND huyện đã có báo cáo cụ thể gửi UBND tỉnh cùng các ngành chức năng của địa phương và TW. Trước mắt, UBND huyện kiến nghị xúc tiến lắp đặt ngay các trạm quan trắc, theo dõi động đất tại khu vực thuỷ điện Sông Tranh 2.
Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Nam kiêm Phó trưởng Ban Phòng chống lụt, bão Quảng Nam Nguyễn Thanh Quang sáng cho biết đã gửi công văn khẩn gửi cho Viện Vật lý địa cầu UBND huyện Bắc Trà My, UBND huyện Nam Trà My và Ban Quản lý dự án Thủy điện 3 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, báo cáo tình động đất tại khu vực hồ Thủy điện Sông Tranh 2.
Trước tình hình động đất với cường suất mạnh và liên tục như những ngày vừa qua, Ban chỉ huy PCLB Quảng Nam đề nghị, Viện Vật lý địa cầu sớm kiểm tra, xác định cường độ động đất vừa xảy ra trên khu vực hồ Thủy điện Sông Tranh 2, thông tin kịp thời cho UBND tỉnh và Ban chỉ huy PCLB Quảng Nam biết để kịp thời chỉ đạo các biện pháp ứng phó, khắc phục.
Ban Quản lý dự án Thủy điện 3 kịp thời báo cáo UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCLB Quảng Nam về tình hình an toàn đập Thủy điện Sông Tranh 2 do ảnh hưởng của trận động đất trên.
‘UBND huyện Bắc Trà My, Nam Trà My khẩn trương tổ chức đi kiểm tra, theo dõi tình hình đồng thời chỉ đạo công tác ứng phó kịp thời và thường xuyên báo cáo tình hình về Ban chỉ huy PCLB tỉnh để theo dõi, chỉ đạo” – công văn khẩn cho biết.Theo Vietbao
Gần 8000 ngôi nhà bị sập và tốc mái do bão số 5
Thống kê của ban chỉ huy PCLB - TKCN tỉnh Yên Bái: Từ ngày 16 - 19/8, do ảnh hưởng của cơn bão số 5, đã khiến cho 7.752 ngôi nhà bị sập và tốc mái tại các huyện Lục Yên, Yên Bình, Văn Yên, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ.
Trong đó, có 161 nhà bị sập đổ hoàn toàn và 7.306 nhà bị tốc mái. Riêng thành phố Yên Bái có tới 70 điểm sạt lở đất. Cơn bão cũng làm 2 người chết tại huyện Trấn Yên, Yên Bình và 10 người khác bị thương. Cùng với đó gần 200ha lúa và hoa màu của bà con nông dân bị thiệt hại. Ước tính thiệt hại gần 16 tỷ đồng.
Chuyển lương thực, thực phẩm cho người dân bị ngập lụt
Ngay sau khi nhận được tin báo Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão - Tìm kiếm cứu nạn các huyện: Văn Chấn, Lục Yên, Văn Yên, Trạm Tấu, Yên Bình, thị xã Nghĩa Lộ, Trấn Yên, thành phố Yên Bái và Mù Cang Chải đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả, giúp các hộ dân ổn định đời sống.
Riêng huyện Lục Yên hỗ trợ 5triệu đồng/nhà bị sập đổ hoàn toàn, huyện Trạm Tấu hỗ trợ động viên 5 hộ dân mỗi hộ 500 nghìn đồng ở thôn Cu Vai xã Xà Hồ.
Theo VNE
Quảng Ngãi: Khốn khổ một gia đình nghèo "bỗng dưng" mất đất Hộ ông Nguyễn Quang được nhà nước cấp đất xây dựng nhà ở từ năm 1981. Cho đến khi xuất hiện một "vị khách lạ", gia đình ông bị thu hồi đất ở; 5 người trong gia đình phải chịu cảnh sống "màn trời chiếu đất", quay quắt đi đòi công lý. Mất 80m2 đất sau gần 20 năm được giao Ngày 22/2/1081,...