Chùa Hang: Tiên Lữ Phật động nghìn năm tuổi giữa lòng núi đá
Chùa Hang có tổng diện tích 8,2 ha. Chùa Hang nằm trên vùng đất bằng phẳng trong lòng 3 ngọn núi lớn là Thanh Long, Bạch Hổ và Huyền Vũ, phía trước là dòng sông Cầu uốn lượn.
“Ngày xưa tiên xuống đây chơi
Yêu người mến cảnh đường mây quên về
Ngọc Hoàng nổi giận, chiếu phê
Đẩy vào hang vắng cấm về Thiên cung…”
Chùa Hang – Thái Nguyên
Bốn câu thơ trên miêu tả chùa Hang – Kim Sơn Tự với huyền thoại ” Động Tiên Lữ” nằm ở thị trấn Chùa Hang, thành phố Thái Nguyên. Chùa Hang có tổng diện tích 8,2 ha. Chùa Hang nằm trên vùng đất bằng phẳng trong lòng 3 ngọn núi lớn là Thanh Long, Bạch Hổ và Huyền Vũ, phía trước là dòng sông Cầu uốn lượn.
Tương truyền chùa Hang có từ thời nhà Lý (thế kỷ XI), được coi là thời kỳ rất hưng thịnh của Phật giáo. Chuyện rằng: Vào một buổi sáng mùa xuân năm Nhâm Tuất, vua Lý Thánh Tông thức dậy đã kể lại giấc mơ của mình cho Nguyên Phi Ỷ Lan chuyện đêm qua nằm mộng, được Phật dắt lên vùng đất địa linh ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên.
Bà Nguyên Phi lập tức thực hiện chuyến kinh lí tham quan, thấy phong cảnh hữu tình, núi non kỳ vĩ, hang động rộng lớn, bèn cho lấy hang dựng chùa thờ Phật, sắc phong cho chùa là Kim Sơn Tự ( chùa núi vàng). Có lẽ ” Kim Sơn Tự” chính thức ra đời từ đây nhưng nhân dân thường gọi nôm là chùa Hang vì chùa ở trong hang.
Kiến trúc chùa Hang
Video đang HOT
Chùa Hang có tam quan nội, tam quan ngoại, tòa Chính Điện, lầu chuông, lầu trống, nhà Thờ Tổ, Tiên Lữ động và sân bãi để phục vụ phật tử.
Qua cổng Tam quan, hai bên lối vào có hai tượng hộ pháp Khuyến thiện – Trừng ác, cưỡi voi cưỡi hổ uy nghi. Càng vào sâu, hang rộng dần, trên vòm hang nhũ đá tưởng như ” Mây già quyện đá quái chơi vơi”, nhiều cột đá lớn sừng sững chống lên vòm hang như những trụ chống trời. Quanh vách hang nhiều nhũ đá nhô ra thành các bệ thờ và nhiều hình thù kỳ lạ hấp dẫn.
Hang có nhiều ngóc ngách, có đường lên trời, đường xuống âm phủ, có cửa thông trước sau, nên không khí trong chùa rất trong lành, mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp, khói hương luôn tỏa mờ làm cho chùa càng trở nên thâm u kì bí.
Lối đi vào Chính Điện Tam Bảo có bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao hơn 3m, làm bằng đá ngọc thạch nguyên khối. Bên cạnh có hai cây đèn đá ở hai bên, phía trước có lư hương, ban thờ và hai ông voi đá phủ phục hai bên. Lầu chuông và lầu trống nằm ở hai bên tả hữu, phía trước Chính Điện Tam Bảo.
Nhìn từ ngoài vào, lầu chuông nằm bên phải, có đặt một quả chuông đồng pha vàng, nặng hơn 1000 tấn. Lầu trống đặt ở bên trái, có một trống cái lớn, đường kính 1,5m. Lầu chuông và lầu trống có khung chịu lực được làm bằng gỗ quý, được chạm khắc rất tinh xảo, mái lợp bằng mũi hài, hai tầng, tám mái, uốn vòm với những chóp đao cong vút hình đầu rồng. Chuông và trống sẽ được gióng lên mỗi dịp lễ hội hoặc sự kiện quan trọng của Chùa Hang.
Đi qua sân chúng ta sẽ đến tòa Chính Điện Tam Bảo, nơi đây treo bức hoành phi lớn ghi dòng chữ “Kim Sơn cổ Tự“. Tòa Chính Điện Tam Bảo được khánh thành vào năm 2011, xây dựng theo kiến trúc hình chữ đinh, diện tích khoảng 800 m2, khung chịu lực được làm bằng nhiều loại gỗ quý kết cấu vỉ kèo theo lối “chồng giường, quá giang, kẻ chuyền”, lợp bằng gói mũi hài, hai tầng, tám mái, uốn vòm với những chóp đao cong vút rất cổ kính và uy nghi.
Nằm ở giữa tòa Chính Điện Tam Bảo là ban Tam Bảo hay còn gọi là Đại Hùng Bảo Điện. Nơi đây bài trí tượng thờ theo triết lý của đạo Phật. Các lớp tượng được bố trí từ thấp lên cao, gợi không khí thanh bình, an lạc, thanh thoát, linh nghiêm và từ bi hỷ xả.
Nằm ở phía sau, hai bên ban Tam Bảo, nhìn từ ngoài vào, ban thờ Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn được đặt ở bên phải và ban thờ Dược Sư Lưu Ly nằm ở bên trái. Ở phía trước hai bên ban Tam Bảo có tượng và ban thờ 2 vị hộ pháp. Nhìn từ ngoài vào, ngoài cùng bên phải là ban thờ Đức Ông; bên trái là ban thờ Đức Thánh Hiền.
Đức Ông là một doanh nhân giàu có và có tấm lòng quảng đại, luôn rộng vòng tay giúp đỡ người nghèo khó và một lòng hướng thiện. Với tâm đức trong sáng, tấm lòng nhân hậu, nên Đức Ông luôn được thờ tại các ngôi chùa. Ông được phong là Long Thần Hộ Pháp.
Đức Thánh Hiền là đệ tử đệ nhất đa văn của Đức Phật, Ngài đã tái sinh nhiều lần để cứu vớt chúng sinh. Các hoành phi câu đối trong tòa Chính Điện Tam Bảo đều được sơn son, thếp vàng, chạm khắc tinh xảo, chuyển tải những nội dung ý nghĩa giáo dục của đạo Phật. Tất cả bức tượng ở đây đều được làm bằng đồng dát vàng với thần thái rất đẹp, hiền từ, phúc hậu và từ bi.
Nằm ở đằng sau tòa Chính Điện Tam Bảo, nhà thờ Tổ hay còn gọi là Tổ đường Kim Sơn, có kiến trúc hình chữ đinh, khung chịu lực được làm bằng nhiều loại gỗ quý, lợp bằng gói mũi hài, hai tầng, tám mái, uốn vòm với những chóp đao cong vút cổ kính và bề thế.
Ở chính giữa Tổ đường Kim Sơn có ban thờ với tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn được đặt cao nhất và ở hàng trên cùng. Hàng thứ hai đặt tượng Vua Trần Nhân Tông và hàng thứ ba là di ảnh thờ các vị chân tu, trụ trì,những người có công với Kim Sơn Tự như giác linh cụ Giác Hải, giác linh cụ Thích Đàm Hinh và giác linh thầy Thích Nguyên Thanh.
Động Chùa Hang còn gọi là động Tiên Lữ, là một hang lớn nằm trong lòng núi đá, xưa nay được coi là danh thắng nổi tiếng của Thái Nguyên. Trong lòng hang có những nhũ đá lớn đẹp được nhân gian ví như cột trụ chống trời, bụt mọc, hổ chầu, voi phục.
Tiên Lữ động của chùa Hang – Thái Nguyên
Chùa dựa lưng vào núi đá Long Tuyền, cửa mở hướng về sông phía sông Cầu trong xanh. Có thể nói đây là một công trình vừa lưu giữ được nét đẹp cổ kính nguyên sơ, đồng thời mở rộng, khoáng đạt với nền văn minh hiện đại, tạo thành một danh lam thắng cảnh đẹp hoàn mỹ, thơ mộng tựa chốn bồng lai tiên cảnh.
Với giá trị lịch sử, văn hóa vốn có của chùa Hang, quần thể kiến trúc di tích chùa Hang được tôn tạo, mở rộng sẽ góp phần gìn giữ một di sản văn hóa, nâng tầm giá trị di tích, trở thành trung tâm Phật giáo lớn của tỉnh Thái Nguyên là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn.
Lên Phong Phú ngắm hoa ngành ngạnh
Trước giờ đến Tuy Phong người ta chỉ chú ý đến Chùa Hang, bãi đá 7 màu, những bãi biển đẹp... nhưng ở Tuy Phong còn có những điểm du lịch trên rừng núi cũng tuyệt vời không kém như cung đường lên Phong Phú gần Phan Dũng.
Từ quốc lộ 1A rẽ vào tay trái nếu mọi người đi từ phía Nam ra (cách Phan Thiết khoảng 90 km) sẽ chạy qua những vườn nho, vườn táo của xã Phong Phú. Khoảng hơn chục km con đường trải nhựa khá dễ đi sẽ dẫn bạn lên đèo quanh co khi nhìn thấy bên phải là đập của Hồ Sông Lòng sông. Đi lên một đoạn ngắn giữa đèo nhìn bên tay phải là trời nước mênh mông, những khu rừng chồi xanh mơn mởn, ngay ven đường là những cây hoa ngành ngạnh khoe sắc hồng, trắng cả một vùng. Hoa nở từ khoảng cuối năm đến thời điểm này vẫn còn nhưng rộ nhất là vào dịp tết. Nhiều người ví hoa này nhìn xa giống như hoa Anh đào của Nhật. Người dân địa phương gọi hoa này bằng nhiều tên như: Đỏ ngọn, thành ngạnh, lành ngạnh, vàng la, cúc lương, hoàng ngưu trà... Ngắm những chùm hoa màu hồng phớt, màu trắng sữa, những tán lá màu đỏ dưới nắng khiến ai cũng phải trầm trồ. Cũng đoạn đường đèo đó đi lên tầm 2km bên tay trái có một con suối với những tảng đá lô nhô, một bên là rừng xanh thẳm có thể nghỉ ngơi, vui chơi ở đó. Đoạn đường này thật lý tưởng cho các bạn trẻ muốn đi phượt...
Hà Tĩnh công nhận di tích danh thắng Chùa Hang là điểm du lịch Quyết định công nhận di tích danh thắng Chùa Hang (thị xã Hồng Lĩnh) là điểm du lịch vừa được Phó Chủ tịch Thường trực Đặng Quốc Vinh thay mặt UBND tỉnh Hà Tĩnh ký ban hành. Theo đó, UBND tỉnh giao Sở VH-TT&DL chủ trì phối hợp với UBND thị xã Hồng Lĩnh và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ...