Chửa góc sừng, đe dọa tính mạng sản phụ
Tới một mức độ nhất định, có thể là vài tuần hoặc có trường hợp thai tồn tại đến 4 – 5 tháng khối thai sẽ vỡ và ra máu ồ ạt trong ổ bụng gây nguy hiểm tính mạng sản phụ.
Chửa góc sừng, đe dọa tính mạng sản phụ
Thai góc sừng tử cung (hay chửa góc sừng tử cung) là một dạng của thai ngoài tử cung. Thai góc sừng tử cung là một bất thường về vị trí làm tổ của thai chứ không phải là bất thường của thai.
Bình thường buồng tử cung có hình tam giác với đáy quay lên phía trên và đỉnh quay xuống dưới, hai góc ở phía trên tương ứng với góc của tử cung hay còn gọi là sừng tử cung nơi có sự kết nối với vòi trứng. Khi thai làm tổ bao giờ cũng làm tổ ở giữa buồng tử cung, nhưng vì một lý do nào đó mà thai làm tổ ở một góc thì lúc đó gọi là chửa góc tử cung hay chửa sừng tử cung (hoặc thai đoạn kẽ của vòi tử cung).
Khi thai phát triển to dần, vị trí kẽ vòi tử cung không còn phù hợp với kích cỡ này của thai nên cơ tử cung ở đoạn góc sừng sẽ bị phồng và giãn ra, tới một mức độ nhất định, có thể là vài tuần hoặc có trường hợp thai tồn tại đến 4 – 5 tháng khối thai sẽ vỡ và ra máu ồ ạt trong ổ bụng gây nguy hiểm tính mạng sản phụ.
Nếu thai phụ đến sớm, nồng độ HCG thấp và đúng chỉ định có thể tiêm thuốc (methotrexate) để làm cho phôi không phát triển được và tiêu tan các tế bào. Sau khi tiêm, vẫn phẩi theo dõi nồng độ hormon HCG (kích thích dục tố nhau thai), nếu còn cao thì cần tiêm thêm methotrexate lần nữa (Hiện nay, tại khoa Phụ Sản – Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An phương pháp điều trị nội khoa thai ngoài tử cung được điều trị thường quy khi đúng chỉ định).
Nếu tiêm thuốc không có tác dụng hay bệnh nhân không thể dùng được methotrexate hay cần theo dõi tiếp thì có thể cần can thiệp soi ổ bụng để quan sát sau đó cắt bỏ khối chửa ngoài tử cung. Trường hợp ra máu nặng do vỡ vòi tử cung, cần phẫu thuật để lấy đi vòi trứng đã tổn thương nặng hay khâu phục hồi. Có khi phải kết hợp truyền máu để chống truỵ tim mạch.
Trước đây, khi trang thiết bị còn hạn chế, các trường hợp thai ngoài tử cung ở góc sừng người ta phải mổ hở. Hiện nay, cùng với sự đầu tư trang thiết bị đầy đủ và phẫu thuật viên được đào tạo bài bản thì những trường hợp thai ngoài tử cung ở góc sừng hoàn toàn có thể được xử trí bằng phẫu thuật nội soi ổ bụng, nhằm đem lại sức khỏe tốt nhất cho người bệnh.
Video đang HOT
Một ca phẫu thuật nội soi bảo tồn tử cung cho bệnh nhân chửa góc sừng tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, các bác sỹ đã tiến hành phẫu thuật nội soi cắt bỏ khối chửa góc sừng giúp bảo tồn tử cung cho bệnh nhân từ nhiều năm nay và tỷ lệ thành công gần như tuyệt đối.
Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2020, bệnh viện đã phẫu thuật bằng phương pháp mổ nội soi cho hơn 20 trường hợp có thai ngoài tử cung chửa góc sừng. Với phương pháp phẫu thuật nội soi bảo tồn tử cung này giúp bệnh nhân giảm chấn thương, giảm ra máu, quá trình hậu phẫu sẽ diễn ra nhẹ nhàng, người bệnh cũng phục hồi sức khỏe nhanh hơn sau phẫu thuật, đồng thời việc tử cung được bảo tồn sẽ giúp bệnh nhân không thay đổi về mặt tâm, sinh lý.
Ths. BSNT. Nguyễn Xuân Chung – Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết:” Khi có thai thì mạch máu tăng sinh, bất kỳ can thiệp nào tới khối thai cũng sẽ gây ra máu, do đó việc phẫu thuật chửa ngoài tử cung ở góc sừng tử cung khá phức tạp do bác sỹ phải mở góc sừng để lấy khối thai ra và khâu lại, nếu không cầm được máu bắt buộc phải cắt tử cung của bệnh nhân.
Chúng tôi đã sử dụng thủ thuật Tourniquet trong y học, nghĩa là thắt tạm thời động mạch tử cung và khâu vòng khối chửa góc sừng để mở góc sừng không gây ra máu, sau khi cắt bỏ được khối chửa góc sừng , tiến hành khâu lại đảm bảo cầm máu rồi cắt nới chỉ ra, trường hợp cắt chỉ mà rỉ máu thì các bác sỹ để nguyên chỉ đó vì sau một thời gian chỉ đó sẽ tiêu đi bởi khối chửa khi đã được cắt bỏ thì nội tiết giảm xuống, tử cung nhỏ lại khi đó chỉ sẽ nới lỏng ra, động mạch lưu thông lại bình thường, tử cung được bảo tồn thành công”.
Ths. BSNT. Nguyễn Xuân Chung khuyến cáo: phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là với những người đã từng sinh mổ khi thấy chậm kinh từ 7 – 10 ngày cần đi siêu âm để xác định chính xác vị trí làm tổ của thai, nhằm phát hiện sớm những vị trí thai bất thường để có những chỉ định can thiệp kịp thời, phù hợp, tránh các biến chứng. Đặc biệt, tần suất thai ngoài tử cung thường hay tăng cao khi người phụ nữ mắc một số bệnh lý phụ khoa kèm theo, do đó nên thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần.
Tiếp nhận nhiều trẻ mắc bệnh tay chân miệng, phụ huynh cần cảnh giác 3 dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh của con diễn biến nặng
Trẻ quấy khóc khác thường, sốt cao không hạ và giật mình là 3 triệu chứng rất sớm báo hiệu nguy cơ bệnh tay chân miệng có thể diễn biến nặng.
Một tuần ghi nhận 40 trẻ bị bệnh tay chân miệng
Trong một tuần vừa qua, tại Khoa Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã tiếp nhận hơn 40 trẻ bị bệnh tay chân miệng.
Bác sĩ Hồ Thị Lan, Khoa Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết :"Bệnh tay chân miệng xuất hiện quanh năm, tuy nhiên thời điểm nắng nóng hiện nay là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển. Bệnh có thể gây thành dịch lớn . Đa phần trẻ bị bệnh nhẹ nhưng bệnh cũng có thể có biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nặng như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí dẫn đến tử vong. Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột Enterovirus gây nên, thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71 gây ra".
Theo bác sĩ Hồ Thị Lan, triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau khi nhiễm virut từ 3 - 6 ngày. Biểu hiện sớm nhất của bệnh tay chân miệng là mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày, sau đó bệnh sang giai đoạn toàn phát. Đầu tiên là sự xuất hiện của các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi; các mụn nước có kích thước nhỏ nằm trên nền niêm mạc viêm đỏ. Các mụn nước trong miệng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết trợt loét rất đau rát làm bệnh nhân khó ăn uống. Tiếp theo. xuất hiện các mụn nước, bọng nước ở chân, bàn tay hoặc có thể ở mông, gối.
Ba dấu hiệu sớm cảnh báo diễn biến nặng
- Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp.
- Sốt cao không hạ: Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamon.
- Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.
Đó là 3 triệu chứng rất sớm, cha mẹ cần chú ý theo dõi. Nếu trẻ có 1 trong 3 triệu chứng nêu trên, cần đưa trẻ đi khám để được xử trí kịp thời.
Bác sĩ Hồ Thị Lan khám cho bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng
Cần làm gì khi trẻ bị tay chân miệng
Theobác sĩ Hồ Thị Lan, bệnh tay chân miệng có thể do nhiều loại virus gây nên và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi trẻ bị bệnh tổn thương ở niêm mạc miệng gây đau, khiến trẻ ăn kém, có thể dẫn đến hạ đường máu.
Các biện pháp khắc phục:
- Dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%, Kamistad...
- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa...
- Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn: tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt...Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm.
- Để phòng tránh bệnh này cầnrửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không nên cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi ...
- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
- Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu bị bệnh.
Cách chữa hóc dị vật ở trẻ sai lầm mà bố mẹ tuyệt đối tránh Khi trẻ bị hóc dị vật, phụ huynh tuyệt đối không chữa theo mẹo, không cho trẻ cố nuốt thêm thức ăn với mục đích làm dị vật trôi xuống. Vì điều này có thể làm tổn thương thêm và khiến bệnh thêm phức tạp. Sợi dây chuyền được lấy ra sau khi bé nuốt phải và nằm sâu trong tá tràng của...