Chua giòn dưa bồn bồn Cà Mau
Quà biếu của người dân miền Tây với du khách phương xa thường kèm hũ dưa bồn bồn vùng cực Nam Tổ quốc có vị chua, giòn rất ngon.
Là loài thực vật sống ở vùng đất ngập nước, bồn bồn (cỏ nến) mọc nhiều tại các tỉnh miền Tây như Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Những năm trước cây này mọc hoang dại dọc theo mé sông, ao đìa nước ngọt hoặc lợ nhưng nay được trồng trong các ao nuôi tôm, cá.
Không khó tìm ruộng bồn bồn khi đến huyện Cái Nước (Cà Mau). Dọc theo quốc lộ 1A của thuộc địa bàn xã Tân Hưng Đông, người dân căng dù, dựng chòi bán dưa bồn bồn quanh năm để phục vụ khách du lịch có dịp đến vùng cực Nam Tổ quốc.
Mùa mưa đến, ruộng đồng ngập sâu cũng là lúc bồn bồn cho nhiều lõi non. Bồn bồn nhổ về cắt bỏ lá, chừa gốc một đoạn khoảng 30 cm rồi dùng dao nhỏ chẻ dọc theo 1/3 thân để tách lấy lõi non.
Lõi non này không chỉ làm dưa mà còn xào thịt, xào tép hoặc nấu canh chua, nhúng lẩu.
Với người dân Cái Nước, đặc sản địa phương là bồn bồn ngâm với nước vo gạo. Để làm món dưa này, nước vo gạo được nấu sôi, nêm một ít muối rồi ủ khoảng 2 ngày. Lúc này lõi non của bồn bồn được cho vào hủ cùng với nước vo gạo ủ chua, ngâm tiếp 2-3 ngày là có được món dưa, ăn vào có vị chua, giòn.
Dưa bồn bồn được dân miền Tây xào tép, trộn gỏi tôm thịt hoặc chấm cá kho, nắm ruốc. Giá mỗi kg dưa bồn bồn là 40.000 đồng.
Video đang HOT
Nếu lấy ra nhiều dùng không hết thì ngâm trở lại hủ nước vo gạo ủ chua để dành ăn nhiều ngày vẫn ngon. Hiện loại dưa này ở miền Tây không chỉ là món ăn dân dã của mỗi gia đình mà trở thành đặc sản trong quán ăn, nhà hàng và được dùng nhiều tại các tiệc cưới hỏi (chấm với tôm kho).
Tại Cà Mau, nơi nào bán dưa bồn bồn thường bán kèm mắm tép hoặc mắm được làm từ con ruốc biển.
Muốn có được chén mắm ruốc thơm ngon, đậm đà để chấm dưa bồn bồn thì phải trộn với một ít ớt và tỏi băm nhuyễn. Chanh, đường cũng không thể thiếu trong chén nước chấm này vì mắm rất mặn, để lâu được. Bồn bồn chấm cá kho được người dân miền Tây xem là món ngon hàng ngày hoặc đãi khách.
Phong Khê
Theo VNE
Đậm đà hương vị mắm đặc trưng 3 miền
Mắm là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình Việt Nam từ xưa tới nay. Với hương vị dân dã đậm đà cùng với nhiều cách chế biến, món nước chấm này trở thành một phần không thể thiếu trong nền văn hóa ẩm thực Việt.
Theo giáo sư Trần Quốc Vượng, măm co tang nên tư thuy san đê nguyên con hay gia nho cùng với muôi măn lên men băng gao thinh, co khi cho thêm it rươu đê dậy mùi thơm va thuc đây qua trinh lên men. Mỗi miền tùy theo điều kiện tự nhiên mà có những nguyên liệu và cách thức khác nhau tạo nên sự đa dạng cho món mắm đặc trưng ở vùng đó.
Mắm tôm phổ biến ở miền Bắc.
Mắm tôm đứng đầu danh sách mắm được nhiều người thưởng thức nhất ở miền Bắc nói riêng và trên cả nước nói chung. Loại nước chấm này được làm chủ yếu từ tôm hoặc moi và muối ăn, qua quá trình lên men tạo màu tím thẫm và mùi nồng đặc trưng. Các món dùng với mắm này khá nhiều, có thể kể đến bún riêu, bún đậu mắm tôm, cà pháo mắm tôm, cờ tây...
Mắm cáy chấm với rau luộc rất ngon.
Mắm cáy được làm từ cáy, một loài tương tự như cua, sống chủ yếu ở vùng duyên hải. Mắm có màu nửa xanh nửa nâu, mùi vị nồng hơn mắm tôm rất nhiều. Món nước chấm này ngon nhất khi dùng với ngọn rau lang luộc, thịt luộc hay dưa muối. Bún mắm cáy cũng là một món ăn rất hấp dẫn.
Mắm rươi.
Mắm rươi là một trong những loại mắm ngon nổi tiếng của người dân vùng ven biển Việt Nam và cả thị dân Hà Nội một thời. Mắm này thường được ăn kèm với thịt ba chỉ luộc thái mỏng, thêm vài lát gừng, khế chua, dứa, chuối xanh.
Tuy nhiên, theo những người sành ăn, thông dụng và ngon nhất vẫn là món mắm rươi cuốn thập cẩm: xếp miếng thịt ba chỉ luộc thái mỏng vào lá cây rau xà lách (hoặc miếng bánh đa loại dùng để cuốn ăn sống), thêm cọng rau mùi, rau răm, rau húng, một lát gừng, vỏ quýt, khế chua, chuối xanh, hành tím thái mỏng và vài sợi bún vào cuộn lại, sau đó chấm với mắm rươi đã được chưng nóng. Người dùng sẽ cảm nhận được rất nhiều hương vị tổng hòa: ngọt, bùi, thơm ngậy...
Mắm cái.
Mắm cái còn được gọi là mắm nêm, loại được làm từ cá như nước mắm nhưng có cách chế biến hoàn toàn khác.
Nước mắm lấy từ nước chắt ra ở thân cá và muối, còn mắm cái sử dụng cả xác cá. Sau quá trình ướp muối, lên men, cá được trộn một số phụ liệu như thính, thơm, đường... để tạo hương vị đặc trưng. Khi dùng, chỉ cần múc ra chén, thêm đường, chanh, tỏi bằm nhuyễn và ớt nguyên trái dằm vào, trộn đều lên.
Mắm cái ăn chấm rau sống, dưa leo hoặc rau luộc, bông bí để ăn cơm. Đây còn là loại nước chấm không thể thiếu cho các món cuốn, cuộn ở miền Trung, các đặc sản khác như bánh hỏi, bánh đập...
Mắm ruốc.
Mắm ruốc nổi tiếng, trở thành món truyền thống của xứ sở sông Hương núi Ngự. Mắm ruốc được làm từ ruốc - một loại tôm nhỏ nhưng màu sắc và mùi vị khác hoàn toàn mắm tôm. Nước chấm này có vị tanh vừa phải, thơm nhẹ, không quá mặn, màu đỏ hồng.
Mắm ruốc được sử dụng khá nhiều trong bữa ăn của người Huế, được chế biến thành nhiều món khác như bún bò, cơm hến, mắm ruốc kho thịt... Mắm này còn có thể dùng để chấm các loại trái cây cũng rất ngon.
Mắm mực.
Mắm mực thường làm bằng mực nhỏ ngâm với muối nên có màu hơi đen do túi mực tiết ra. Người sành ăn mắm mực cho rằng túi mực là tinh chất của con mực nên càng thích. Vì thế nếu bỏ túi mực trước khi muối, con mực trông "sáng sủa" hơn nhưng độ ngon của mắm sẽ giảm hẳn. Mắm mực có mùi rất thơm, khi ăn chỉ cần cho ớt, tỏi và vài giọt chanh có thể ăn với cơm vào những ngày mưa rất ngon.
Các loại mắm cá bán phổ biến ở chợ thực phẩm.
Mắm cá là đặc sản của miền Tây Nam Bộ. Ở vùng đất này, hầu như bất kỳ loại cá nào cũng có thể làm mắm. Cứ mỗi mùa nước nổi là cá lại theo nhau về, nhiều đến nỗi người dân ăn không hết nên phải ủ lại làm mắm để dành ăn từ từ. Đi bất cứ chợ nào cũng có thễ dễ dàng tìm thấy mắm được bày bán khắp nơi, vô tình đã tạo thành một nét rất riêng của miền Tây. Muôn màu muôn vẻ với rất nhiều loại mắm: mắm cá lóc, cá linh, cá sặc, cá trèn, cá chốt...
Một điểm đặc trưng của mắm cá miền Tây là các loại cá vẫn còn giữ nguyên hình dạng. Mắm được dùng là thành phần chủ yếu của rất nhiều món ăn hấp dẫn từ chưng, kho, chiên hay dùng để nấu nước lèo cho các loại bún, lẩu.
Mắm ba khía.
Mắm ba khía là loại mắm được làm chủ yếu từ con ba khía, một loài họ cua có càng to, đặc trưng ở vùng Nam Bộ, sống tập trung ở vùng nước lợ, mặn, trải từ Cần Thơ đến Sóc Trăng, Cà Mau, nhiều nhất ở U Minh. Do có ba gạch ở trên lưng nên được đặt tên ba khía. Loại mắm này thường ăn với cơm như các món mắm Việt Nam khác, phần nước trộn giàu đạm có thể dùng làm nước chấm.
Mắm bò hóc là thành phần không thế thiếu của món bún mắm.
Mắm bò hóc còn gọi là pohook, một trong những món mắm đặc trưng của người Khmer. Ca dung lam măm bo hoc thương la ca linh hay ca loc. Tuy theo cach lam măm tưng vung, co nơi gia ca nho co nơi cư muôi nguyên con, khi măm chin mơi xăt thanh tưng miêng nho.
Mắm bò hóc khá nặng mùi, song hương vị rất đậm đà, độc đáo rất dễ gây "nghiền". Măm bo hoc ăn vơi cai sông, đâu ơt, dưa leo, ca rưng cho mất mui (không co ca rưng thi dung ca phao hay ca sông). Loại nước chấm này còn là gia vị quan trọng làm nên hương vị đậm đà cho các món ăn như: bún num bò chóc, bún nước lèo, bún mắm...
Lê Hà Ngọc Trâm
Theo VNE
Ngược miền Tây nếm món bồn bồn lạ miệng Bồn bồn muối chua có mùi thơm đặc trưng của ruộng đồng, khi ăn có vị giòn, mềm, vừa giống măng vừa giống ngó sen. Nhiều người sáng tạo còn cho thêm đường, bột ngọt và tỏi ớt giã nhỏ khiến món dưa bồn bồn trở nên lạ miệng, dễ đưa cơm, hấp dẫn nhiều người. Bồn bồn hay thủy hương là một...