Chưa giải tỏa bờ rào, xã ngâm hồ sơ vào làng trẻ mồ côi của đứa trẻ 7 tuổi
Mặc dù đã được cán bộ Làng trẻ mồ côi Hà Tĩnh gửi hồ sơ để xác nhận hoàn cảnh đưa cháu Lại Gia Huy (7 tuổi, trú thôn 3, xã Bình Lộc, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) vào nuôi dưỡng, thế nhưng hơn 1 tháng trôi qua, hồ sơ của cháu vẫn chưa được chính quyền giải quyết.
Căn nhà xiêu vẹo nơi 2 bà cháu Gia Huy tá túc tại thôn 3, xã Bình Lộc, huyện Lộc Hà.
Lần theo lá đơn kêu cứu của bà Lê Thị Liên (62 tuổi, bà ngoại cháu Gia Huy) chúng tôi tìm về căn nhà nhỏ nằm lọt thỏm sau hàng tre xanh vút ở thôn 3, xã Bình Lộc, huyện Lộc Hà.
Tiếp chúng tôi trong căn nhà trống huơ, trống hoác, bà Liên kể: “Vợ chồng tôi sinh được 2 người con, trong đó, Lại Thị Ngọc sinh năm 1986. Cuộc sống gia đình cũng không có gì khá giả, thế nên Ngọc mới phải rời quê hương vào nam kiếm sống.
Đầu năm 2012, Ngọc mang đứa cháu về nhà bảo con trai mình, nhưng không biết chồng ở đâu. Đến tháng 3/2012, Ngọc nói vào Nam làm thuê kiếm tiền nuôi con, nhưng mãi từ đó đến nay không có tin tức gì”.
Video đang HOT
Nhiều người dân sống gần bà Liên cho biết, cuộc sống 2 bà cháu rất khó khăn, cháu Huy cần phải được vào Làng trẻ mồ côi để được học hành phát triển như những đứa trẻ khác.
“Chồng tôi trước đây bộ đội, sau đó trở về địa phương hoạt động phong trào, nhiều năm làm bí thư thôn, có hàng chục năm tuổi đảng. Thế nhưng, vì buồn bực chuyện con cái nên ông đã mất cách đây không lâu.
Hiện giờ tôi chỉ có một mình, tuổi đã cao, sức yếu, thu nhập chính dựa vào những lần đi thu mua ve chai. Biết thương cháu đứt ruột, nhưng giờ tôi không thể nuôi nổi nên đành cắn răng gửi cháu vào Làng trẻ mồ côi Hà Tĩnh. Làng trẻ đã nhận cháu, có gửi hồ sơ về tại xã, nhưng mãi vẫn không được xã giải quyết”, – bà Liên nói rồi lặng người nhìn về phía đứa cháu chịu nhiều thiệt thòi.
Cháu Huy cần được học hành, phát triển như những đứa trẻ khác.
Bà Liên cho biết: “Tôi đã lên xã nhiều lần, nhưng xã bảo do nhà tôi có dãy bờ rào chưa nhận tiền đền bù giải tỏa để làm đường nên chưa giải quyết. Tôi có bảo với cán bộ xã, tôi sẽ hiến đất, nhưng phải xây lại bờ rào như cũ ở vị trí mới cho tôi, chứ tôi một thân một mình, lại không có kinh tế nên tôi không nhận tiền đền bù. Thế nên, mãi xã mới không giải quyết hồ sơ cho cháu”.
Trụ sở xã Bình Lộc, nơi đang lưu giữ hồ sơ cháu Gia Huy
Đem nỗi bức xúc của bà Liên lên gặp cán bộ xã Bình Lộc, bà Phạm Thị Mai, cán bộ Văn hóa – Chính sách xã cho biết: “Do thời gian Làng trẻ mồ côi Hà Tĩnh gửi hồ sơ về đúng vào dịp tôi đi học, sau đó về tôi có xin ý kiến lãnh đạo, thì tất cả đều đồng ý. Nhưng, bà Liên phải lên gặp lãnh đạo xã, vì đang vướng mắc chỗ dãy bờ rào chưa nhận tiền giải tỏa làm đường nông thôn mới”.
Hoàn cảnh cháu Gia Huy rất tội nghiệp. Đến nay, tuổi bà Liên đã cao, việc đi thu mua phế liệu ngày càng khó khăn nên không thể nuôi được cháu Huy, đành nương nhờ vào làng trẻ mồ côi. Việc chính quyền xã “ngâm” hồ sơ, chậm giải quyết cho cháu Huy đang cản trở cơ hội để cháu được sống và học tập như những đứa trẻ khác.
Anh Tấn
Theo baohatinh
Nghi trại lợn xả thải gây ô nhiễm, người dân bức xúc đắp đất chắn ngang kênh
Từ ngày 13/5 đến nay, người dân thôn Kim Tân, xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh rất bức xúc trước tình trạng ô nhiễm nguồn nước của dòng kênh Hồng Tân.
Đỉnh điểm là chiều 15/5, trước tình trạng dòng nước kênh Hồng Tân bốc mùi hôi thối, không thể chịu đựng được người dân thôn Kim Tân tự thuê máy múc đất đắp chắn ngang dòng kênh, không để dòng nước chảy về địa bàn thôn.
Ngày 16/5, trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Nguyễn Trọng Tài, Trưởng thôn Kim Tân, xã Tân Lộc cho biết, cách đây mấy ngày có mưa lớn, sau khi mưa xong, dòng kênh Hồng Tân bất ngờ có màu đen kịt và bốc mùi phân lợn rất hôi thối, khiến người dân không chịu nổi. Theo ông Tài, có thể lợi dụng lúc trời mưa, trang trại lợn đã xả thải ra dòng kênh. Ông Trần Sỹ Thao, Phó thôn Kim Tân, xã Tân Lộc cũng khẳng định, "việc ô nhiễm ở đây là do phân lợn gây ra", còn trang trại lợn nào gây ra, chúng tôi không dám khẳng định.
Có mặt tại dòng kênh Hồng Tân ngày 16/5, phóng viên nhận thấy toàn bộ dòng nước kênh đều có màu đen, nổi váng bọt màu vàng và mùi hôi thối kéo dài từ thôn Tân Thượng xuống thôn Kim Tân. Đặc biệt, là đoạn chảy qua khu vực Cồn Dầu, thôn Tân Thượng, ngay sát với trang trại lợn của ông Nguyễn Văn Sửu làm chủ. Tại đây, dòng nước kênh Hồng Tân có màu đen kịt, bốc mùi hôi tanh và có hiện tượng cá chết ngay tại cống xả thải của trang trại này.
Theo tìm hiểu, trang trại lợn do ông Nguyễn Văn Sửu làm chủ được xây dựng và đi vào hoạt động từ những năm 2004 - 2005, nằm giữa cánh đồng của hai xã Hồng Lộc và xã Tân Lộc. Đây là trang trại chăn nuôi lợn nái duy nhất của xã Tân Lộc quy mô lợn nái sinh sản là 450 con/năm, lợn đực giống 5 con/năm và lợn con (dự kiến) là khoảng 9.000 con/năm, được xây dựng trên diện tích hơn 33.257m2. Nhiều người dân xã Hồng Lộc làm ruộng gần trang trại nuôi lợn này phản ánh, sau khi đi vào hoạt động, trang trại đã không làm tốt công tác bảo vệ môi trường, thường có mùi hôi thối, nước thải, phân lợn thải ra môi trường tự nhiên.
Phóng viên đã liên hệ với Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà Phan Văn Nhàn để tìm hiểu sự việc. Trao đổi qua điện thoại, Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà Phan Văn Nhàn cho rằng, việc dòng kênh Hồng Tân bị ô nhiễm là do nước trong ruộng chảy ra. Trước đó, bà con gặt lúa bằng máy gặt, rơm để lại trên đồng chưa thu gom kịp nên khi gặp mưa, rơm ủ ngâm lâu trong nước đổi màu vàng bắt đầu có mùi, sau đó chảy xuống kênh Hồng Tân.
Phan Quân (TTXVN)
Theo Tintuc
Truy tìm chủ nhân đăng ảnh giết thịt chồn bay trong sách đỏ "khoe" trên facebook Công an đang vao cuôc truy tim chu nhân đăng tai nhưng hinh anh giêt thit môt ca thê chôn bay lên mang xa hôi facebook. Khoang 18h ngay 3/5, tai khoan facebook co tên Thang Dang Quang đăng tai nhưng hinh anh giêt thit môt ca thê chôn bay kem dong status: "Nhâu thit chôn anh em ơi. Khi đi rưng lam...