Chưa ghi nhận thiệt hại về người ở bốn tỉnh vùng tâm bão Noru
Sáng sớm 28/9, tại điểm cầu Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tiếp tục có cuộc làm việc với các địa phương về diễn biến và ảnh hưởng của bão số 4.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cùng đoàn công tác kiểm tra tình hình khắc phục thiệt hại sau trận lốc xoáy chiều ngày 27/9 tại thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh (Quảng Trị). Ảnh: Thanh Tủy/TTXVN.
Ông Lê Trung Chinh – Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết, hiện chưa ghi nhận thiệt hại về người. Trong đêm 27/9, có một phụ nữ trở dạ, được xe quân sự chở đến bệnh viện. Về thiệt hại tài sản, có 2 nhà tốc mái, 172 trạm biến áp mất điện (đã khôi phục lại 89 trạm), 75 cây xanh và một số biển hiệu ngã đổ.
Còn theo ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh cũng chưa ghi nhận thiệt hại về người. Có một số nhà dân bị tốc mái (chưa thống kê được số lượng cụ thể) và một số cây xanh gẫy đổ tại huyện Lý Sơn, mất điện tại 6 huyện.
Đại diện tỉnh Quảng Trị cho biết, có một số nơi gió cấp 6, giật cấp 8. Ngoài thiệt hại về lốc xoáy mà Phó Thủ tướng kiểm tra chiều qua, hiện trên địa bàn có một số cây xanh gãy đổ, chưa ghi nhận các thiệt hại khác.
Ông Nguyễn Văn Phương – Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, trên địa bàn có mưa to đến rất to (tổng lượng mưa 3 ngày một số nơi đã vượt 300 mm), có gió giật cấp 7 đến cấp 9. Có 1 nhà sập, 10 nhà tốc mái, và 1 người bị thương nhẹ.
Các tỉnh đều báo cáo hiện chưa có người chết do bão.
Video đang HOT
Từ đầu cầu Đà Nẵng, Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, các địa phương phải chuẩn bị ứng phó hoàn lưu bão; cần tổ chức các đoàn công tác đến kiểm tra các địa bàn xung yếu.
Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài cho biết, từ Quảng Trị đến Bình Định cần tiếp tục cấm biển trong ngày 28/9. Hiện nay nhiều người dân bắt đầu nôn nóng ra lồng bè của mình để xem thiệt hại thế nào. Cần khẩn trương sửa chữa, khôi phục các trường học. Vùng núi đề phòng mưa cục bộ, hơn 200mm, cần bố trí lực lượng xung kích ở cơ sở ứng trực sẵn sàng. Đà Nẵng cần kiểm tra tình hình 60 người ở dưới thuyền nổ máy tại âu thuyền Thọ Quang.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ, đây là cơn bão lớn, công tác chuẩn bị tiến hành công phu, kỹ lưỡng. Đáng mừng là đến nay, thiệt hại sau bão không lớn, nhất là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ người dân. Cần khẩn trương rà soát các điểm bị thiệt hại, nhà bị tốc mái để hỗ trợ bà con. Các khu vực cây cối đổ, ảnh hưởng giao thông thì các địa phương khẩn trương khắc phục. Rà soát, kiểm tra, tổng hợp đầy đủ thiệt hại sau khi bão tan.
Phó Thủ tướng lưu ý, không được chủ quan, có trường hợp sau bão còn gây ra thiệt hại lớn hơn, ví dụ như thiệt hại do hoàn lưu bão năm 2021. Bảo đảm đi lại thông suốt, an toàn, tránh tai nạn thương tích, đặc biệt là khi cho học sinh đến trường. Cần tiếp tục theo dõi diễn biến bão để triển khai ứng phó, hiện vẫn chưa được ngừng, nghỉ.
Phó Thủ tướng giao Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan tổ chức đoàn đi kiểm tra ở Quảng Ngãi, Thứ trưởng NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đi kiểm tra tại Quảng Nam. Phó Thủ tướng sẽ đi kiểm tra tại Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Bám sát tình hình, không chủ quan, không để bị động, bất ngờ, Phó Thủ tướng nêu rõ.
PTT Lê Văn Thành: Tiếp tục theo dõi diễn biến bão số 4, chưa được ngừng nghỉ
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các địa phương không được chủ quan, cần tiếp tục theo dõi diễn biến bão số 4 để triển khai ứng phó, chưa được ngừng nghỉ.
Sáng sớm 28/9, tại điểm cầu Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tiếp tục có cuộc làm việc với các địa phương về diễn biến và ảnh hưởng của bão số 4.
Sáng sớm 28/9, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tiếp tục làm việc với các địa phương về diễn biến và ảnh hưởng của bão. (Ảnh: VGP/Đức Tuân).
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ, đây là cơn bão lớn, công tác chuẩn bị được các địa phương thực hiện công phu, kỹ lưỡng. Đáng mừng là đến nay, thiệt hại sau bão không lớn, nhất là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ người dân.
Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu các đơn vị, địa phương cần khẩn trương rà soát các điểm bị thiệt hại, nhà bị tốc mái để hỗ trợ bà con. Các khu vực cây cối đổ, ảnh hưởng giao thông thì các địa phương khẩn trương khắc phục, đồng thời rà soát, kiểm tra, tổng hợp đầy đủ thiệt hại sau khi bão tan.
Phó Thủ tướng lưu ý, không được chủ quan, có trường hợp sau bão còn gây ra thiệt hại lớn hơn, ví dụ như thiệt hại do hoàn lưu bão năm 2021. Các địa phương cần bảo đảm việc đi lại thông suốt, an toàn, tránh tai nạn thương tích, đặc biệt là khi cho học sinh đến trường. Các đơn vị, địa phương cần tiếp tục theo dõi diễn biến bão để triển khai ứng phó, hiện vẫn chưa được ngừng, nghỉ.
Phó Thủ tướng giao Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tổ chức đoàn đi kiểm tra ở Quảng Ngãi, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp đi kiểm tra tại Quảng Nam. Phó Thủ tướng sẽ đi kiểm tra tại Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Các đoàn kiểm tra bám sát tình hình, không chủ quan, không để bị động, bất ngờ.
Không ghi nhận thiệt hại về người
Báo cáo tại cuộc họp, ông Lê Trung Chinh - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - cho biết, hiện chưa ghi nhận thiệt hại về người. Trong đêm có một trường hợp phụ nữ trở dạ, được xe quân sự chở đến bệnh viện. Về thiệt hại tài sản, có 2 nhà tốc mái, 172 trạm biến áp mất điện (đã khôi phục lại 89 trạm), ngã đổ 75 cây xanh và một số biển hiệu.
Theo ông Đặng Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi - tỉnh cũng chưa ghi nhận thiệt hại về người. Có một số nhà dân bị tốc mái (chưa thống kê được số lượng cụ thể) và gãy đổ một số cây xanh tại huyện Lý Sơn, mất điện tại 6 huyện.
Đại diện tỉnh Quảng Trị cho biết, có một số nơi gió cấp 6, giật cấp 8. Ngoài thiệt hại về lốc xoáy mà Phó Thủ tướng kiểm tra chiều qua, hiện trên địa bàn có một số cây xanh gãy đổ, chưa ghi nhận các thiệt hại khác.
Ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - cho biết, trên địa bàn có mưa to đến rất to (tổng lượng mưa 3 ngày một số nơi đã vượt 300 mm), có gió giật cấp 7 đến cấp 9. Có 1 nhà sập, 10 nhà tốc mái, và 1 người bị thương nhẹ.
Các tỉnh đều báo cáo hiện chưa có người chết do bão.
Khẩn trương chuẩn bị ứng phó hoàn lưu bão
Từ đầu cầu Đà Nẵng, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, lúc này phải chuẩn bị ứng phó hoàn lưu bão; cần tổ chức các đoàn công tác đến kiểm tra các địa bàn xung yếu.
Ông Hoàng Đức Cường - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn - thông tin, bão số 4 đang đổ bộ vào đất liền khu vực giữa Đà Nẵng và Quảng Nam, cường độ bão khoảng cấp 11-12, giật cấp 14. Bão số 4 đã gây gió mạnh tại một số nơi: Đảo Lý Sơn có gió mạnh cấp 10, giật cấp 12; Cù lao Chàm có gió mạnh cấp 9; Huế có gió giật cấp 6; Sơn Trà (Đà Nẵng) có gió mạnh cấp 9; Tam Thanh (Quảng Nam) gió mạnh cấp 8, Quy Nhơn, Tuy Hoà có gió giật cấp 6, An Khê (Gia Lai) gió mạnh cấp 6. Khi vào đất liền, phạm vị gió giật mạnh đã thu hẹp lại. Tổng lượng mưa lần này khoảng 400 mm.
Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài cho rằng, từ Quảng Trị đến Bình Định cần tiếp tục cấm biển trong hôm nay. Hiện nay, nhiều người dân bắt đầu nôn nóng ra lồng bè của mình để xem thiệt hại thế nào. Các địa phương cần khẩn trương sửa chữa, khôi phục các trường học. Vùng núi đề phòng mưa cục bộ, cần bố trí lực lượng xung kích ở cơ sở ứng trực sẵn sàng. Đà Nẵng cần kiểm tra tình hình 60 người ở dưới thuyền nổ máy tại âu thuyền Thọ Quang.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Đêm nay, phòng họp trực tuyến các địa phương phải mở Chỉ đạo công tác chống bão số 4, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh, đêm nay, phòng họp trực tuyến của các địa phương phải mở. Chiều 27/9, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng Ban chỉ đạo tiền phương cùng đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống bão số 4 tại tỉnh Quảng Trị. Sau...