Chưa được cấp phép, công ty đa cấp KDM Việt Nam vẫn “chém gió”
Các hoạt động tư vấn về các sản phẩm, tổ chức hội thảo của công ty đa cấp KDM Việt Nam diễn ra công khai, rầm rộ.
“Mục sở thị” hoạt động của công ty đa cấp KDM Việt Nam (công ty KDM) tại tòa nhà Licogi 13 trên đường Khuất Duy Tiến (Thanh Xuân, Hà Nội). Đó là một căn phòng chật hẹp mà có đến hàng chục người chăm chú lắng nghe về cơ hội làm giàu cực nhanh. Hoạt động tư vấn về các sản phẩm, tổ chức hội thảo diễn ra một cách hết sức công khai, rầm rộ.
Theo sự giới thiệu của nhân viên, lãnh đạo công ty kinh doanh đa cấp KDM là một vị “Tướng” đã về hưu. Việc sử dụng hình ảnh vị tướng này để quảng cáo mang lại hiệu quả rất tốt cho công ty KDM vì rất nhiều người đến nghe hội thảo và tham gia.
Hàng chục loại tiền hoa hồng hấp dẫn được đưa ra: hoa hồng trực tiếp, hoa hồng gián tiếp, hoa hồng mã rơi…
Một buổi hội thảo của công ty đa cấp KDM Việt Nam.
Theo đó, để tham gia vào hệ thống của công ty KDM, chỉ cần 18 tuổi trở lên và mua một bộ tài liệu trị giá 200.000 đồng. Và để trở thành đại lý kinh doanh của công ty KDM, khách hàng cần mua thêm các gói sản phẩm có tên gói khởi động; đại lý 1; đại lý 2 và đại lý 3 có giá trị từ 4.500.000 đồng đến 189.000.000 đồng.
Video đang HOT
Sau khi đã mua các gói đại lý của công ty KDM, khách hàng có thể chia sẻ để bạn bè, người thân tiếp tục tham gia mua các gói đại lý và nhận hoa hồng trực tiếp từ việc đưa người mới vào. Cụ thể, khi giới thiệu được 1 người mới tham gia, Cty sẽ trả cho khách hàng 250.000 đồng.
Ngoài ra, công ty KDM còn đưa ra nhiều loại hoa hồng khác. Nhưng tất cả các loại hoa hồng trên đều có được dựa trên việc lôi kéo người khác đến công ty và mua các gói đại lý. Tổng thu nhập hàng tháng mà khách khách có thể nhận được khi gia nhập hội viên của KDM lên tới con số hàng chục, hàng trăm triệu đồng/tháng.
Không chỉ dùng nhiều khoản hoa hồng với mức thu nhập “khủng” để lôi kéo khách hàng, tại trụ sở của mình, công ty KDM còn thường xuyên tổ chức những buổi hội thảo và có sự tham gia của vài chục người.
Theo quảng cáo của công ty KDM, hiện công ty này đang bán 7 loại thực phẩm chức năng khác nhau. Những loại thực phẩm chức năng này đều được quảng cáo là có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau như: dạ dày, gout, thoái hóa xương, phục hồi sinh lý, trĩ… Và việc hơn 90% người dân sử dụng các dược phẩm của công ty KDM đã khỏi bệnh liệu có thật?
Sau khi “rót mật” những người mới đến, công ty KDM sẽ dẫn khách hàng đến khu vực hành chính để làm tủ tục mua các gói đại lý. Có những người không chút nghi ngờ mà sẵn sàng bỏ tiền. Thậm chí, có người còn đi vay tiền bạn bè, người thân để mua các gói đại lý của công ty này. Theo nhân viên ở đây, có người đã bỏ ra vài trăm triệu để mua 150 đến 450 gói đại lý của công ty KDM.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trên website chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp của Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công thương cấp. Điều này đồng nghĩa việc công ty CP KDM Việt Nam đang hoạt động bán hàng đa cấp trái phép. Trả lời một tờ báo, lãnh đạo công ty cũng thừa nhận điều này.
Công Tố
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Triệu tập 4 đối tượng chủ chốt của Công ty Cổ phần Sgame
Bằng hoạt động kinh doanh gameonline trái phép, mỗi tháng, Sgame có doanh thu từ 3-8 tỉ đồng. Người chơi phải nộp tiền vào tài khoản của công ty bằng thẻ cào.
Ngày 17/9, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an cho biết, đã bàn giao vụ việc có dấu hiệu "Kinh doanh trái phép" tại Công ty cổ phần Sgame (có trụ sở tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an tiếp tục điều tra làm rõ.
Cơ quan điều tra cũng đã triệu tập 4 đối tượng gồm Mai Thanh Long, Giám đốc công ty cổ phần Sgame; Nguyễn Anh Dũng, Phó Giám đốc; 1 kế toán và 1 nhân viên IT (lập trình viên) của Công ty trên; đồng thời đang triệu tập Nguyễn Mạnh Linh - một Phó Giám đốc khác đến làm việc.
Cơ quan công an làm việc với lãnh đạo Công ty cổ phần Sgame.
Được biết, Công ty cổ phần Sgame bắt đầu hoạt động từ năm tháng 9/2009, do Long, Dũng và Linh là thành viên sáng lập. Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội do Linh và Dũng chịu trách nhiệm quản lí, công ty này còn có một cơ sở làm việc tại quận 5, TP Hồ Chí Minh do Nguyễn Mạnh Linh điều hành.
Công ty trên được cấp phép kinh doanh một số loại trò chơi điện tử nhưng đã "nhập nhèm đánh lận con đen" kinh doanh thêm hàng loạt trò chơi khác chưa được cấp phép.
Một số trò chơi trực tuyến điển hình do công ty này kinh doanh gồm Đao Kiếm, Tân Tiên Kiếm, Đại Tướng, Đại Hiệp Truyện, Chiến Thần, Chân Long Giáng Thế, Tam Quốc Truyền Kỳ, Bắn Trâu...
Bằng hoạt động kinh doanh gameonline trái phép, mỗi tháng, công ty Sgame có doanh thu từ 3-8 tỉ đồng, thậm chí có tháng doanh thu cao hơn nhiều. Theo đó, ai muốn tham gia chơi phải nộp tiền vào tài khoản của công ty bằng thẻ cào.
Qua khám xét trụ sở của Công ty, lực lượng chức năng đã tạm giữ một số máy tính, cây máy tính và nhiều tài liệu có liên quan đến vụ việc. Ngoài ra, cơ quan công an còn phối hợp với công ty viễn thông niêm phong gần 150 máy chủ sử dụng để kinh doanh các trò chơi trực tuyến trái phép./.
Khám xét trụ sở và triệu tập lãnh đạo Công ty Sgame
Trong 11 game mà công ty Sgame đã phát hành trên thị trường, có 3 game đã được Bộ TT&TT cấp phép, còn các game còn lại là chưa được cấp phép.
Theo P.Thủy
Theo_VOV
Kinh doanh game trái phép thu lời hàng tỉ đồng mỗi tháng Dù chưa được cấp phép nhưng công ty Sgame vẫn thản nhiên kinh doanh nhiều trò chơi trực tuyến (game online) trên mạng: Đao Kiếm, Tân Tiên Kiếm, Đại Tướng, Đại Hiệp Truyện, Chiến Thần... Cơ quan công an đang làm việc với đại diện Công ty cổ phần Sgame Cục cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50), Bộ Công...