Chưa đủ tuổi kết hôn có làm khai sinh cho con đựơc không?
Mặc dù hai bạn chưa đăng ký kết hôn nhưng bạn vẫn có quyền được đăng ký khai sinh theo họ cũng như quê quán của bạn.
Hỏi: Em co chung sông va sinh đươc chau. Luc em chung sông em chi 17 tuôi, ma giơ em va anh ây đu 20 tuôi. Hoi 2 em co kêt hôn đươc không? Va lam giây khai sinh con em đươc không?
Chưa đủ tuổi kết hôn có làm khai sinh cho con đựơc không?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định :
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.
Như vậy, độ tuổi để hai bạn đăng ký kết hôn thì bạn đủ 18 tuổi tức là qua ngày sinh nhật tuổi 18 thì bạn mới đủ điều kiện để đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.
Về việc đăng ký khai sinh cho con
Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định: ” Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ”
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
Video đang HOT
2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
4. Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống.
5. Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
Như vậy đối với trường hợp của bạn, mặc dù hai bạn chưa đăng ký kết hôn nhưng bạn vẫn có quyền được đăng ký khai sinh theo họ cũng như quê quán của bạn, nếu khi đăng ký khai sinh mà bố cháu bé có văn bản nhận con thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh cho cháu bé, trong Giấy khai sinh của cháu sẽ có thêm thông tin về người cha, còn nếu không thì phần thông tin về người cha sẽ để trống.
Theo đó, lúc này, chồng của bạn sẽ điền thông tin vào tờ khai nhận con, và đồng thời xuất trình chứng cứ chứng minh quan hệ cha con.
Như vậy, theo các quy định trên thì thủ tục khai sinh cho con không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ cho nên bạn có thể đăng ký khai sinh cho con. Khi khai sinh thì theo quy định của Luật hộ tịch và các văn bản hướng dẫn không bắt buộc phải thực hiện thủ tục nhận con thì con mới được mang họ cha.
Nếu chồng bạn có yêu cầu được nhận cha, con thì thủ tục được thực hiện như sau tại điều 12 Thông tư 15/2015/TT-BTP:
Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau:
1. Hồ sơ gồm:
a) Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch;
c) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
2. Các giấy tờ khác, trình tự giải quyết được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 và Điều 25 của Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã; theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 36 và Điều 44 của Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Nội dung đăng ký khai sinh xác định theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Giấy khai sinh và Trích lụcđăng ký nhận cha, mẹ, con được cấp đồng thời cho người yêu cầu.”
Vì bạn và cha của con bạn chưa kết hôn, vì vậy, trong trường hợp này, chồng bạn cần phải thực hiện đồng thời thủ tục nhận con và thủ tục đăng ký khai sinh. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 25 Luật Hộ tịch năm 2014 thì trong trường hợp thực hiện thủ tục nhận cha, mẹ, con thì các bên phải có mặt theo quy định của pháp luật.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Chưa đủ tuổi kết hôn có được làm giấy khai sinh cho con?
Theo quy định của pháp luật, việc bố mẹ chưa đăng ký kết hôn không ảnh hưởng đến việc khai sinh cho đứa trẻ.
Hỏi: Em gái cháu năm nay 15 tuổi vừa mới sinh con được 16 ngày. Gia đình cháu không biết phải làm giấy khai sinh cho cháu bé thế nào? Vi em cháu chưa đủ tuổi kết hôn nên không có giấy đăng ký kết hôn. Nếu làm được giấy khai sinh cho cháu thì bố cháu có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Về việc bố đứa trẻ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo như thông tin bạn cung cấp thì em gái bạn năm nay mới 15 tuổi. Theo Điều 1, Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 thì em gái bạn vẫn còn đang là trẻ em.
Để xác định bố đứa trẻ có phạm tội hay không cần căn cứ vào dấu hiệu hành vi của người đó:
- Nếu dùng vũ lực dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của em gái bạn hoặc thủ đoạn khác giao cấu với em bạn trái với ý muốn của cô ấy, thì bố đứa trẻ có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm vì tội Hiếp dâm trẻ em theo điểm b, khoản 2, Điều 112 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009.
- Nếu em bạn và bố đứa trẻ có quan hệ lệ thuộc mà bố đứa trẻ lại lợi dụng quan hệ này để ép nạn nhân giao cấu, làm nạn nhân có thai thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng dâm trẻ em theo điểm b,khoản 2, điều 114 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009.
- Nếu bố đứa bé đã thành niên mà giao cấu với em bạn thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm d, khoản 2, điều 115 về tội giao cấu với trẻ em, có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
- Nếu bố đứa trẻ chưa thành niên giao cấu thuận tình với em gái bạn thì bố đứa trẻ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Khai sinh cho đứa trẻ khi bố mẹ chưa đăng ký kết hôn
Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn tại điều 8 như sau:
"1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này."
Điều 11 Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định về quyền được khai sinh và có quốc tịch như sau:
"1. Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch.
2. Trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, nếu có yêu cầu thì được cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ để xác định cha, mẹ theo quy định của pháp luật."
Việc bố mẹ chưa đăng ký kết hôn không ảnh hưởng đến việc khai sinh cho đứa trẻ. Giữa em gái bạn và bố đứa trẻ không tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp nên con của 2 người sẽ là con ngoài giá thú. Theo Nghị định 123/2015/NĐ-CP thủ tục khai sinh cho đứa trẻ được tiến hành như sau:
"1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này."
Như vậy, do chưa đăng ký kết hôn nhưng nếu em bạn muốn ghi tên cha của đứa trẻ vào giấy khai sinh thì bố đứa trẻ cần phải làm thủ tục nhận con trước sau đó vẫn có thể ghi tên bố đứa trẻ vào giấy khai sinh được.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Thủ tục đăng ký giấy khai sinh cho con Thủ tục đăng ký khai sinh cho con theo quy định của pháp luật hiện hành như thế nào? Giải quyết ra sao với trường hợp quá hạn đăng ký khai sinh? Thủ tục đăng ký làm giấy khai sinh cho con Người đi đăng ký khai sinh (cha, mẹ, ông, bà hoặc người thân thích khác của trẻ) chuẩn bị những giấy...