Chưa đủ cơ sở nhận định toàn bộ thịt ở 5 tỉnh phía Nam nhiễm E.coli
“150 mẫu thực phẩm chưa đủ đại diện để nhận định toàn bộ thực phẩm tươi sống của 5 địa phương được lấy mẫu đều nhiễm E.coli và không an toàn”, bà Phạm Khánh Phong Lan cho biết.
150 mẫu thịt gồm thịt lợn, gà, vịt được lấy ở 5 địa phương là Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và TP.HCM đều nhiễm khuẩn E.coli (một loại vi sinh gây bệnh tiêu chảy). Tuy nhiên, các mẫu này được lấy tại các điểm bán có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Thông tin trên được tiến sỹ Nguyễn Vũ Thượng – Phó Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM – cho biết ngày 12/12.
Theo tiến sĩ Nguyễn Vũ Thượng, từ tháng 4 đến tháng 8, một nhóm nghiên cứu của Viện Pasteur đã lấy 150 mẫu thịt lợn, gà, vịt từ các chợ trên địa bàn 5 tỉnh, thành nói trên để khảo sát mức độ nhiễm khuẩn E.coli.
Kết quả cho thấy, cả 150 mẫu thịt này đều có số lượng vi khuẩn E.coli vượt quá giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng lấy mẫu các sản phẩm thủy sản tươi sống như sò, chem chép, hàu, nghêu và kết quả có 63,9% mẫu (94/147 mẫu) được phát hiện nhiễm vi khuẩn E.coli, trong đó có 24 mẫu nhiễm khuẩn E.coli ở mức độ nặng.
Phát hiện 150 mẫu thịt này đều có số lượng vi khuẩn E.coli vượt quá giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Ảnh: HC (Zing)
Video đang HOT
Nguyên nhân các mẫu thịt nhiễm khuẩn E.coli chủ yếu do điều kiện vệ sinh kém từ các lò giết mổ gia súc, gia cầm đến các nơi bày bán, chế biến thực phẩm. Ngoài ra, nguồn nước, dụng cụ và quy trình giết mổ không đảm bảo điều kiện vệ sinh cũng là nguyên nhân khiến thực phẩm nhiễm khuẩn E.coli và các loại vi sinh có hại khác. Điều này hoàn toàn phù hợp khi các mẫu thực phẩm khảo sát được lấy từ các điểm bán không đảm bảo điều kiện an toàn.
Đánh giá về thông tin 100% mẫu thực phẩm nhiễm khuẩn E.coli, bà Phạm Khánh Phong Lan – Trưởng Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM – cho biết 150 mẫu thực phẩm lấy tại 5 tỉnh, thành phố là chưa đủ đại diện để có thể nhận định toàn bộ thực phẩm tươi sống của 5 địa phương này đều nhiễm E.coli và không an toàn. Tuy nhiên, điều này cũng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn đề an toàn thực phẩm và các nhà quản lý cần xem xét lại vấn đề nằm ở khâu nào để lên kế hoạch kiểm soát.
Bà Phạm Khánh Phong Lan cũng cho rằng thực phẩm nhiễm khuẩn E.coli chủ yếu do khâu giết mổ gia súc, gia cầm, lưu thông và phân phối chưa an toàn. Do đó, trong thời gian tới, TP.HCM cần chấn chỉnh khâu giết mổ gia súc, gia cầm, lưu thông và phân phối thực phẩm tươi sống; bỏ hoàn toàn các lò mổ thủ công, xóa chợ tạm; xây dựng mô hình thí điểm chợ an toàn thực phẩm.
Bà Phạm Khánh Phong Lan khuyến cáo, người dân cần mua thực phẩm ở các kênh phân phối hiện đại như siêu thị và các cơ sở thực phẩm có uy tín; đồng thời, cần luôn thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi nhằm tránh các nguy cơ nhiễm bệnh từ thực phẩm không an toàn.
Theo Đinh Hằng (Vietnamplus)
ĐBQH: Vụ 4 trẻ tử vong ở Bắc Ninh là báo động đỏ với ngành y
Sáng 22.11, bên hành lang Quốc hội, chia sẻ với báo chí về vụ 4 trẻ sơ sinh tử vong tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh, đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho rằng, vấn đề nhiễm khuẩn trong bệnh viện không phải là vấn đề mới và trước đây cũng đã có nhiều trường hợp tử vong vì nguyên nhân này.
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan. (Ảnh: Zing.vn)
Theo đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, với việc cùng lúc 4 trẻ sơ sinh tử vong là báo động đỏ đối với ngành y tế.
"Thực tế, trong môi trường bệnh viện của chúng ta hiện nay đang có dày đặc các loại vi khuẩn và nhiều loại khuẩn giờ đã kháng thuốc, không thể chữa nổi. Thậm chí, nhiều bệnh nhân bị nhiễm khuẩn bệnh viện còn nguy hiểm hơn cả bệnh lý mà bệnh nhân mắc phải, nhất là đối với người già, trẻ sinh non, sơ sinh, sức đề kháng yếu... thì càng dễ bị các vi khuẩn dày đặc trong bệnh viện tấn công", đại biểu Lan nhìn nhận.
Vị đại biểu Quốc hội này cũng không ngần ngại chia sẻ trường hợp bố bà trước đây cũng đã mất vì nguyên nhân nhiễm khuẩn khi vào bệnh viện điều trị.
"Bố tôi trước đây vào bệnh viện mổ, sức khỏe yếu. Ông được bệnh viện điều trị xuất huyết tiêu hóa nhưng sau khi điều trị bệnh chính xong lại sốt, kiểm tra thấy phát hiện biến chứng qua viêm phổi. Các bác sĩ xác định nguyên nhân do khuẩn bệnh viện gây ra. Vì viêm phổi phải dùng kháng sinh và nâng dần liều lên, đến khi chữa xong thì ông lại bị suy đa phủ tạng, suy thận và sau đó qua đời", đại biểu Lan xót xa kể lại.
Qua câu chuyện xảy ra ở Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh và trải nghiệm của chính gia đình mình, đại biểu Phong Lan cho rằng, trong thực tế nhiều bệnh viện thừa nhận tình trạng nhiễm khuẩn trong viện rất nguy hiểm nhưng việc nhận thức để đưa vào thành vấn đề hành động vẫn chưa kịp thời. Thêm vào đó, tình trạng quá tải bệnh viện, nhất là ở các bệnh viện tuyến trung ương.
Do bệnh viện quá đông đúc, quá tải cũng nên đây cũng là môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn tấn công người bệnh. Theo ĐB Phong Lan, ngay việc chuyển các em sinh non, yếu ở Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh lên Trung ương điều trị cũng rất đang lo ngại bởi thời tiết những ngày qua lạnh, việc di chuyển xa trên xe như thế cũng rất dễ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn. Bệnh nhân được đưa vào các bệnh viện điều kiện chưa chắc đã tốt.
"Nhiều người cũng nói, khi có những vụ việc bệnh nhân tử vong, như vụ chạy thận ở Bệnh viện đa khoa Hòa Bình, Bộ Y tế khẩn trương kiểm tra lại quy trình nhưng rà soát lại đến đâu rồi thì chưa thấy thông báo. Do đó, Bộ Y tế cần có biện pháp giải quyết căn cơ, cụ thể chứ không phải lúc xảy ra vụ việc mới làm mạnh", đại biểu Lan nhấn mạnh.
Trước đó vào ngày 20.11, tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh có 4 trẻ tử vong. Theo lãnh đạo của Bệnh viện, 4 bé đều là trẻ sơ sinh non yếu phải nằm lồng ấp, thở máy.
Vào chiều 21.11, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đến làm việc tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh. Tại buổi làm việc Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, sự cố trên không ai mong muốn nhưng là bất bình thường khi có 4 trẻ đẻ non tử vong cùng 1 ngày, cùng 1 khoa.
Nói về nguyên nhân vụ việc, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, nguyên nhân chính xác phải chờ Hội đồng chuyên môn cấp Bộ, về pháp lý phải chờ cơ quan điều tra. Tuy nhiên, qua báo cáo của Sở Y tế Bắc Ninh, bước đầu có thể nghĩ đến nhiễm khuẩn bệnh viện.
Theo Danviet
TP.HCM nhận "bao tiêu" hải sản Bình Thuận ở thị trường 10 triệu dân Mỗi tháng, khoảng 100 tấn hải sản Bình Thuận sẽ được đưa về TP.HCM tiêu thụ, thông qua hệ thống phân phối của Saigon Co.op. Ngoài hải sản, TP.HCM còn mong muốn hợp tác, xây dựng chuỗi cung ứng - tiêu thụ các nông sản đặc trưng khác của tỉnh Bình Thuận. Sáng nay (12.11), Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM...