Chưa dự báo tốt thị trường, còn phải giải cứu nông sản dài dài
Sáng 22.5, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về các vấn đề kinh tế, xã hội. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Chính phủ mong muốn lắng nghe các ý kiến đánh giá, phân tích rõ hơn về thuận lợi, khó khăn để điều hành nền kinh tế đi đúng hướng hơn. Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã được nhiều đại biểu (ĐB) quan tâm góp ý.
Dư thừa do chỉ đạo sản xuất chưa theo thị trường
Phát biểu góp ý về tình hình kinh tế – xã hội năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018, ĐB Tống Thanh Bình (đoàn ĐB Lai Châu) nêu thực tế tình trạng dư thừa rau củ quả ở một số địa phương vẫn thường xuyên diễn ra, nông dân không tiêu thụ được nên bị thua lỗ, dẫn tới phải hô hào, kêu gọi giải cứu nông sản như dưa hấu, su hào, ớt…
Tình trạng này không phải mới xảy ra mà đã có từ nhiều năm trước nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Điều đó cho thấy chưa thấy có sự liên kết sản xuất chặt chẽ, dự báo thị trường chưa đáp ứng được nhu cầu; các khâu chế biến, bảo quản sau thu hoạch còn rất yếu kém.
Sau Tết Nguyên đán 2018, nhiều diện tích trồng su hào, củ cải, dưa hâuấu… không tiêu thụ được, giá rẻ bèo nên một số địa phương đã hô hào giải cứu giúp nông dân. Ảnh: I.T
“Sản xuất thì đánh giá là đúng quy hoạch, đúng yêu cầu tổ chức sản xuất nhưng mỗi khi xảy ra tình trạng được mùa mất giá, hoặc dư thừa nông sản lại nói đã có khuyến cáo, đổ lỗi cho người dân nuôi trồng ồ ạt. Tư duy điều hành của chúng ta vẫn nặng về sản xuất, chưa đầu tư đúng mức cho khâu thị trường, chế biến sau thu hoạch” – ĐB Tống Thanh Bình nói.
Tương tự, một số ĐB khác cũng nhận định mặc dù những năm qua, xuất khẩu các mặt hàng nông sản liên tục tăng, kim ngạch năm sau luôn cao hơn năm trước nhưng giá cả các loại nông sản rất bất ổn. Đơn cử như giá tiêu hiện nay chỉ còn 57.000 – 60.000 đồng/kg, trong khi thời điểm cao nhất lên tới 200.000 đồng/kg; cà phê, cao su cũng liên tục giảm giá. Nhiều người dân ở khu vực Tây Nguyên đang có dư nợ rất lớn.
Do đó, các ĐB đề nghị Chính phủ quan tâm nhiều hơn nữa đến tình hình kinh tế – xã hội tại Tây Nguyên, vì đời sống bà con nông dân ở đây chủ yếu dựa vào thu nhập từ trồng các cây công nghiệp tỷ đô như cà phê, hồ tiêu, cao su… Nếu không ổn định tình hình sản xuất, e sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của bà con.
ĐB đoàn Cần Thơ cũng nhấn mạnh: Với tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, bà con nông dân rất cần có giải pháp thiết thực, hiệu quả của Chính phủ nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất ổn định, chủ động hơn để hạn chế tình trạng được mùa mất giá.
Bộ NNPTNT làm nhanh và tốt nhất đề án tái cơ cấu
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ (ĐB đoàn Hà Tĩnh) nhận định: Về nông nghiệp, trước đây mỗi năm tốc độ tăng trưởng trung bình 3,7% thì dễ nhưng nay đã gần như “hết cỡ” rồi, do đó phải có những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng theo chiều sâu.
Video đang HOT
“4 tháng đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng ngành đã tăng 4% – đó là kết quả của việc thực hiện tái cơ cấu tốt hơn, chuyển đổi tốt hơn. Hiện nay, Bộ NNPTNT là đơn vị làm nhanh và tốt nhất đề án tái cơ cấu” – Phó Thủ tướng nói.
“Chúng tôi mới đi thăm tỉnh Nam Định và được biết, tỉnh này đã có 200/209 xã đạt chuẩn NTM và đang hướng tới tỉnh đầu tiên hoàn thành xây dựng NTM. Hiện nay, thu nhập người nông dân Nam Định so với năm 2010 tăng 3 lần, trong khi bình quân cả nước tăng gần 2 lần, khoảng cách thu nhập của người dân thành phố và nông thôn ở đây rất thấp. Chúng ta đang phấn đấu tới cuối năm nay cả nước sẽ có khoảng 38,8% số xã đạt chuẩn NTM và 52 huyện chuẩn NTM”, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nói.
Cũng theo Phó Thủ tướng, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất mùa vụ, cơ cấu cây trồng – vật nuôi trong nông nghiệp ngày càng rõ nét, ngay ĐBSCL không còn khái niệm theo từng tỉnh nữa mà theo vùng nước mặn, nước ngọt, nước lợ để từ đó chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Nhiều diện tích lúa đã chuyển sang nuôi thuỷ sản hoặc 1 vụ tôm – 1 vụ lúa nên giá trị thu nhập/ha tăng lên mạnh.
Theo Phó Thủ tướng, ngoài thực hiện tái cơ cấu, trong thời gian qua chúng ta còn ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển khu vực tam nông.
Đơn cử như trong quý I.2018, Thủ tướng đã ban hành Nghị định (NĐ) 58 thay thế NĐ 210 thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và đang đề xuất Quốc hội ban hành luật riêng về thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn, do đó trong năm 2017, số lượng doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tăng rất nhanh, hiện đạt 11.000/500.000 doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực.
Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã ban hành 2 đề án rất quan trọng, đó là đề án phát triển 15.000 hợp tác xã và đề án Mỗi làng 1 sản phẩm (OCOP), 2 đề án này đều đang được triển khai rất mạnh mẽ. Đặc biệt, theo Phó Thủ tướng, để góp phần phát triển sản xuất ổn định, hạn chế tình trạng dư thừa nông sản, Chính phủ đã có nhiều giải pháp thu hút các DN tham gia vào lĩnh vực chế biến, xây các nhà máy chế biến nông sản, chợ đầu mối tiêu thụ.
“Hiện đã có một DN sẽ xây dựng nhà máy sản xuất, chế biến củ cải với một số sản phẩm như kim chi. Đối với lĩnh vực chăn nuôi, chúng ta cũng đang xây dựng một loạt nhà máy chế biến sản phẩm từ thịt lợn, thịt gia cầm. Với giải pháp kiềm chế tăng đàn, giảm đàn nái, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, giá lợn hơi đã tăng trưởng khá tốt” – Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đánh giá rất cao về kết quả của chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) khi người nông dân đã được hưởng nhiều thành quả, chương trình có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Với cách làm hiện nay, còn giải cứu nhiều
Nhìn từ đầu năm tới nay, chúng ta đã giải cứu rất nhiều loại nông sản. Gần đây nhất Quảng Nam lại kêu gọi giải cứu dưa hấu. Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị đề nghị giải cứu 17ha ớt. Mỗi cán bộ mua 9kg, mỗi kg giá 5.500 đồng. Chưa kể đến những cuộc giải cứu khác như: Giải cứu củ cải (Hà Nội), bí đỏ… Việc giải cứu này cứ lặp đi lặp lại.”Giải cứu hết cuộc này đến cuộc khác, cứ giải cứu thế này thì không ổn. Chúng ta phải xem giải cứu thế này có hợp lý không? Với cách làm như hiện nay thì chúng ta còn phải giải cứu nhiều”- đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Sơn (tỉnh Tiền Giang) nói.Đại biểu Sơn nói thêm tới đây, ngày 1.1.2019, Luật Quy hoạch có hiệu lực, chúng ta bỏ quy hoạch mà sản xuất theo tín hiệu thị trường. Do đó, chúng ta sẽ phải học hỏi từ công tác dự báo thời tiết, trước đây dự báo thời tiết không chính xác lắm nhưng gần đây đã dự báo đã chính xác hơn, “báo mưa là mưa lớn, báo bão là bão lớn”.Vì vậy ông Sơn gợi ý ngành công thương cũng phải xích lại gần công tác dự báo thị trường để người nông dân đỡ phải kêu gọi giải cứu.”Đối với các anh ở địa phương rất xót cho nông dân nên kêu gọi giải cứu giúp bà con, chứ một người mua tới 9kg ớt làm gì?” – ông Sơn chia sẻ.
Giải quyết dứt điểm lùm xùm đóng tàu vỏ sắt
Thượng tướng Lê Chiêm – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho rằng, việc hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ của chúng ta đã có chủ trương nhưng đến giờ hiệu quả chưa thật cao. Ví dụ, Chính phủ có Nghị định 67 về đóng tàu công suất cao để đánh bắt xa bờ lại đang gặp quá nhiều vấn đề phức tạp liên quan tới các nhà máy đóng tàu cho ngư dân, họ không thực hiện đúng cam kết, dẫn đến hậu quả ngư dân nợ vốn ngân hàng, còn tàu thuyền vẫn nằm trên bờ.Theo ông Chiêm, vấn đề liên quan đến đóng tàu vỏ sắt vươn khơi bám biển chưa giải quyết một cách thấu đáo. Lãnh đạo chính quyền địa phương cũng chưa giải quyết một cách dứt điểm.”Lỗi, trách nhiệm thuộc về ai? Phải giải quyết dứt điểm, còn không sẽ dẫn tới việc ngư dân vay tiền đưa cho công ty đóng tàu theo hợp đồng đóng tàu, nhưng tàu đóng ra lại không đạt tiêu chuẩn, ra khơi vài chuyến phải nằm bờ chỉ thiệt ngư dân” – thượng tướng Lê Chiêm nói.Lương Kết (ghi)
Theo Danviet
Thượng tướng Lê Chiêm: Kinh tế quốc phòng là bất di bất dịch!
Theo Thượng tướng Lê Chiêm - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng là bất di bất dịch. Tuy nhiên, những doanh nghiệp chỉ làm kinh tế đơn thuần thì phải cổ phần hóa, còn doanh nghiệp yếu kém sẽ bị giải tán.
Ngày 14/11, thảo luận tổ về luật quốc phòng, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng quân đội không nên làm kinh tế thuần túy vì lợi nhuận hoặc kinh doanh - những điều không phục vụ cho lợi ích quốc phòng.
Quân đội không làm kinh tế vì lợi nhuận
Theo Thiếu tướng Sùng Thìn Cò - Phó Tư lệnh Quân khu 2, vấn đề bộ đội làm kinh tế, kết hợp kinh tế với quốc phòng là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, chứ không riêng quân đội. Hiện nay, Bí thư, Chủ tịch các tỉnh, các Bộ ngành rất quan tâm, đặc biệt là việc xây dựng khu vực phòng thủ.
Thiếu tướng Sùng Thìn Cò nhấn mạnh, kinh tế mạnh thì quốc phòng mới mạnh, còn kinh tế yếu kém thì quốc phòng cũng yếu kém.
"Quân đội tập trung chủ yếu nghiên cứu công nghiệp quốc phòng để sau này không chỉ bảo vệ mà còn xuất khẩu quốc phòng", Thiếu tướng Sùng Thìn Cò nêu quan điểm.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đoàn TP HCM cho rằng quân đội không nên làm kinh tế đơn thuần
Phát biểu tại đoàn TPHCM, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cũng nêu ra nhiều băn khoăn về vấn đề kinh tế quốc phòng. Theo ông, trong nghị quyết Đảng đã nói những gì lực lượng vũ trang không cần thiết chuyển sang các bộ ngành khác quản lý, dân sự hoá.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị lực lượng vũ trang không làm kinh tế thuần túy vì lợi nhuận hoặc kinh doanh - những điều không phục vụ cho lợi ích quốc phòng. Đại biểu đưa ra ví dụ như kinh doanh khách sạn, xây nhà ở để bán... không phục vụ gì cho quốc phòng. Bởi theo đại biểu Nghĩa, Đảng và nhà nước và nhân dân có trách nhiệm chịu mọi kinh phí cho quân đội hoạt động.
"Để tăng cường sức mạnh quốc phòng, không phân tán nguồn lực, xây dựng niềm tin, tình cảm của nhân dân với bộ đội, quốc phòng, thì bộ đội không nên làm kinh tế thuần túy", đại biểu đoàn TPHCM nói.
Đại biểu Nguyễn Minh Hoàng cho rằng, nếu quân đội làm kinh tế thì phải làm kinh tế quốc phòng là chính. Theo ông Hoàng, chủ trương đề án tái cơ cấu sắp xếp doanh nghiệp của quân đội đã được thông qua. Cụ thể, trong hơn 100 doanh nghiệp quân đội, sắp xếp xuống còn 88 doanh nghiệp từ đó sẽ cổ phần hoá, thoái hết vốn. Quân đội chỉ còn 17 doanh nghiệp, trong đó 5 doanh nghiệp có cổ phần và 12 doanh nghiệp vốn chủ sở hữu nhà nước.
Giải tán doanh nghiệp yếu kém
Trao đổi với báo chí bên lề buổi họp tổ, Thượng tướng Lê Chiêm - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng trong phát triển kinh tế - xã hội là bất di bất dịch. Tất cả các dự án lớn của quốc gia đều phải kết hợp kinh tế - quốc phòng. Tuy nhiên, các dự án đều phải thông qua thẩm định theo phân cấp cụ thể từ huyện, tỉnh đến cấp bộ.
Thượng tướng Lê Chiêm - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Dù vậy, theo Thượng tướng Lê Chiêm, về lâu dài những doanh nghiệp của quốc phòng chỉ làm kinh tế đơn thuần, không có yếu tố quốc phòng thì phải thay đổi hình thức hoạt động.
"Trong đề án đổi mới doanh nghiệp và đề án cổ phần hóa của quân đội cũng công bố rõ còn 17 doanh nghiệp vốn nhà nước. Số còn lại sẽ phải tập trung củng cố, anh nào có điều kiện phát triển thì cổ phần hóa, còn doanh nghiệp yếu kém, không làm được thì giải tán", Thượng tướng Lê Chiêm nói.
Theo Thượng tướng Lê Chiêm với các doanh nghiệp lớn của Bộ Quốc phòng như tập đoàn Viettel, các xưởng đóng tàu là sự sống còn của quận đội. Các doanh nghiệp ngày góp phần lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội nên nó có vai trò vừa làm nhiệm vụ kinh tế nhưng làm nhiệm vụ quốc phòng.
Trước đó, vào tháng 6/2017, dư luận phản ánh thông tin Thượng tướng Lê Chiêm cho rằng, đã có chủ trương quân đội sẽ không làm kinh tế, mà chỉ tập trung cho xây dựng quân đội chính quy hiện đại. Thượng tướng Lê Chiêm cho biết, cách hiểu đó không đúng ý của ông.
"Tôi nói là quân đội không làm kinh tế đơn thuần. Ví dụ, ông làm kinh tế mà vi phạm luật pháp, vi phạm quy định của quân đội thì phải xử lý nghiêm túc và cương quyết giải thể", Thượng tướng Lê Chiêm cho hay.
Quang Phong
Theo Dantri
Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng: Quân đội sẽ thôi làm kinh tế "Quân đội tập trung xây dựng quân đội. Tất cả doanh nghiệp quân đội sẽ cổ phần hóa, thoái vốn. Cái nào phục vụ cho quốc phòng thì phục vụ cho quốc phòng. Chứ không để "lăn tăn" các doanh nghiệp làm kinh tế... Đây là quan điểm của Quân ủy Trung ương... ", Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng...