Chùa Diệu Đế, ngôi Quốc tự của triều Nguyễn
Chùa Diệu Đế do vua Thiệu Trị lập nên để làm nơi bảo vệ kinh thành và trấn tĩnh những người lầm đường lạc lối.
Chùa Diệu Đế nằm bên bờ sông Đông Ba thuộc phường Phú Cát (thành phố Huế), là một trong ba ngôi Quốc tự dưới triều Nguyễn còn lại trên mảnh đất cố đô.
Theo một số sử liệu, vào đầu thế kỷ thứ XIX, ở phía Đông kinh thành có một khu vườn rất đẹp và nổi tiếng, cảnh vườn thơ mộng, các kiến trúc đan xen với thiên nhiên làm cho nơi đây thật hữu tình. Vườn là nơi Hoàng tử Miên Tông, con vua Minh Mạng, ra đời vào năm Đinh Mão (1807). Sau này thành lên ngôi lấy niên hiệu là Thiệu Trị.
Sau khi lên ngôi, năm 1844 nhà vua đã biến đổi nơi ở của mình thành một ngôi chùa và đặt tên là Diệu Đế Tự.
Chuông chùa Diệu Đế đã đi vào thơ văn dân gian xứ Huế:
Đông Ba – Gia Hội – hai cầu
Có chùa Diệu Đế bốn lầu hai chuông
Sở dĩ chùa có tên là Diệu Đế là vì nhà vua muốn vừa làm nơi bảo vệ cho kinh thành vừa trấn tĩnh những người lầm đường lạc lối trở về với điều thiện.
Khi xưa chùa có kiến trúc rất khác so với bây giờ. Cảnh chùa lúc đó rất huy hoàng tráng lệ, chùa còn có một bảo tháp làm bằng ngà cao khoảng 1m đặt trước chính điện nhưng đến năm 1968 thì bị bom phá hủy.
Video đang HOT
Năm 1885, kinh đô Huế thất thủ, triều đình nhà Nguyễn chạy về chùa Diệu Đế làm chỗ tạm dung thân.
Các pho tượng thần Hộ Pháp nằm ở hai bên tả hữu của Đại Giác Điện.
Bức hoành “Diệu Đế Quốc Tự” được sơn son thiếp vàng làm năm Thiệu Trị thứ 4 (1884) và có sơn sửa lại dưới triều Bảo Đại.
Các cột lớn và mặt trần của Đại giác Điện đều được vẽ mây rồng ẩn hiện.
Đại Giác Điện là nơi thờ các pho tượng Phật của chùa Diệu Đế, và các tượng Phật thỉnh từ chùa Giác Hoàng khi ngôi chùa này bị triệt bỏ.
Chính giữa điện thờ là các pho tượng Phật với sắc vàng cháy của nước vàng thếp ngày xưa.
Hiện chùa Diệu Đế là nơi diễn ra lễ tắm Phật và điểm xuất phát của lễ rước Phật trong mùa Phật đản hàng năm ở xứ Huế.
Võ Thạnh
Theo VNE
Cơ quan khí tượng triều Nguyễn
Ngoài việc xác định khí tượng thời tiết có gì bất thường để tham mưu cho triều đình ứng phó, Khâm Thiên Giám còn là cơ quan chịu trách nhiệm làm lịch.
Cổng vào trụ sở Khâm Thiên Giám. Ảnh: Võ Thạnh.
Sau khi lên ngôi năm 1802, vua Gia Long cho thành lập cơ quan khí tượng mang tên Khâm Thiên Giám để xem thiên văn, dự báo thời tiết, làm lịch cùng các công việc liên quan. Ngày giờ diễn ra các lễ quan trọng của triều Nguyễn xưa đều được cơ quan này tư vấn như ngày giờ lễ Tế Giao, lễ Đăng cơ của vua, lễ công bố bảng vàng khoa cử...
Năm 1826, thời vua Minh Mạng, trụ sở chính của Khâm Thiên Giám được xây dựng nằm trong kinh thành Huế. Một năm sau, vua cho xây Quan Tượng Đài ở phía tây nam kinh thành Huế với chiều cao 4,2 m làm đài quan sát. Tại đài quan sát, ngoài việc dựng cột và treo cờ xem hướng gió, triều đình cũng dựng một căn đình bát giác gọi là Bát Phong Đình.
Năm 1827, vua Minh Mạng dụ: Khâm Thiên Giám hàng ngày treo cờ đài đều dùng cờ đuôi nheo. Để ghi nhớ, giờ mão treo cờ xanh, giờ thìn cờ vàng, giờ tỵ cờ đỏ nhạt, giờ ngọ cờ đỏ thẫm, giờ mùi cờ vàng tươi, giờ thân cờ sắc hoa cà, giờ dậu cờ sắc lam nhạt. Triều đình cũng treo thêm cờ ở Quan Tượng Đài để xem hướng gió.
Ngôi nhà còn sót lại trong khu vực trụ sở Khâm Thiên Giám xưa kia. Ảnh: Võ Thạnh.
Theo sách Khâm định Đại nam Hội điển sự lệ, tổ chức nhân sự làm việc tại Khâm Thiên Giám vào các thời vua Nguyễn khác nhau. Thời vua Gia Long và đầu thời vua Minh Mạng, Khâm Thiên Giám có khoảng 60 quan lại làm việc, đến thời vua Thiệu Trị chỉ còn 20 người.
Đứng đầu Khâm Thiên Giám là quan đại thần kiêm nhiệm và được gọi với chức danh là Kiêm quản Khâm Thiên Giám sự vụ đại thần. Trong công việc hàng ngày, Khâm Thiên Giám được điều hành bởi 2 quan Giám chính, Giám phó cùng các thuộc viên là Ngũ quan chính, Linh đài lang cùng các Bát cửu phẩm Thư lại và Vị nhập lưu Thư lại.
Việc bổ nhiệm nhân sự vào Khâm Thiên Giám không có sự phân biệt địa vị xã hội. Triều Nguyễn chỉ chú trọng người nào có tài, am hiểu thông văn địa lý.
Để chiêu hiền đãi sĩ vào làm việc tại Khâm Thiên Giám, năm 1836 vua Minh Mạng dụ: "Bộ Lễ thông báo đến các tỉnh Bắc Kỳ, nếu có người chiêm nghiệm tinh tường, suy xét mưa gió, cùng thông hiểu lịch thất chính (độ số trăng, sao) không phân biệt quan dân, các địa phương cấp bằng cho đến kinh đô để bổ dụng vào làm ở Khâm Thiên giám".
Triều Nguyễn cũng cấp cho Khâm Thiên Giám nhiều bộ sách về thuật số, phong thủy, vật lý cùng các loại dụng cụ liên quan đến việc đo lường, xác định khí tượng như ống ngắm, bàn xem hướng gió, dụng cụ đo bóng mặt trời. Đó là những trang thiết bị tối thiểu cho việc xem giờ, báo giờ, chọn ngày giờ, làm lịch, dự báo thời tiết.
Quan Tượng Đài hoàn thành trùng tu vào năm 2013. Ảnh: Võ Thạnh.
Đến năm 1918, thời vua Khải Định, Khâm Thiên Giám được chuyển đến gần bộ Học (khu vực phường Thuận Thành, TP Huế ngày nay) và tồn tại cho đến năm 1945 khi triều Nguyễn kết thúc.
Trải qua năm tháng chiến tranh cùng sự xâm lấn của các hộ dân, trụ sở Khâm Thiên Giám triều Nguyễn xưa kia nằm trên đường Hàn Thuyên (phường Thuận Thành, TP Huế) đã đổ nát. Khu nhà được cho là nơi làm việc của các quan trong Khâm Thiên Giám ngày xưa, nay có nhiều hộ dân sinh sống.
Hiện chỉ còn Quan Tượng Đài, một công trình thuộc Khâm Thiên Giám, được Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế hoàn thành trùng tu vào năm 2013.
Võ Thạnh
Theo VNE
Huế tái hiện Lễ dựng nêu trong cung đình triều Nguyễn Trong đời sống cung đình ở Huế, trước ngày Tết người xưa thường làm lễ "Thướng tiêu" tức dựng nêu để báo hiệu một năm đã qua, ngày Tết đã tới. Sáng 20/1 nhằm ngày 23 tháng chạp âm lịch, trên cơ sở chất liệu cung đình, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế đã tái hiện một kịch bản có...