Chưa đến Tết chị dâu về ngoại không xin phép ai, mẹ chồng gọi điện trách thông gia không biết dạy con thì lặng người nghe bác ấy nói câu này
Mắng thông gia thậm tệ vì không biết dạy con để rồi mẹ tôi phải xin lỗi thông gia, xấu hổ khi nghe bác ấy nói lại câu thấu tim can này.
Tết đến cận kề rồi, nhà bao việc mà chị dâu tôi đột nhiên “mất tích”. Chị đưa đứa con 2 tuổi về ngoại mà không nói với ai cả khiến cả nhà tôi cuống cuồng tìm chị. Gọi điện mãi chị mới nhấc máy và nói giọng tỉnh bơ: “Chị về ngoại ăn Tết rồi không phải lo gì cả” . Nhà có trên có dưới, chồng chị, chị không xin phép, bố mẹ chồng, chị cũng không thèm nói câu gì khiến mẹ tôi giận lắm.
Thấy vợ về ăn Tết nhà ngoại trước hơn 10 ngày mà không nói năng câu gì, anh trai tôi không giận mà còn bênh vợ. Anh xin bố mẹ để kệ chị, cho chị với cháu ăn Tết ở đó cũng được. Thiếu chị dâu nhà tôi vẫn ăn Tết vui vẻ có làm sao đâu. Con dâu đã xấc xược, con thường nhà chồng, thái độ của anh trai tôi còn khiến bố mẹ giận hơn. Họ nói anh tôi hiền quá để vợ coi thường, chị tôi về ngoại hay đi cặp kè với trai thì ai biết được thế nào. Có vợ không giữ, không dạy nghiêm khắc thì hối hận cả đời.
Mặc cho bố mẹ nói gì, anh trai vẫn im lặng chịu đựng. Anh chỉ xin bố mẹ đừng gay gắt với vợ, đặc biệt là dịp Tết nhất này. Vợ anh đi rồi sẽ về cả nhà không phải lo. Anh sẽ làm thay phần việc của vợ, lo sắm Tết, dọn dẹp nhà cửa giúp bố mẹ. Lần đầu tiên tôi thấy anh mình chịu làm việc nhà, chịu đi chợ. Chưa bao giờ anh lại thay đổi một cách kỳ lạ đến vậy. Bình thường anh khó tính, gia trưởng, hay cáu gắt với vợ lắm sao giờ lại hiền, bình thản khi chị tự ý về ngoại thế.
Bực con dâu, cho rằng không được dạy dỗ tử tế, coi nhà chồng là cái chợ thích đến thì đến thích đi thì đi, không coi bố mẹ chồng ra gì, dù ở cùng nhà, nhân lúc anh trai tôi đi cafe với bạn, mẹ ở nhà gọi điện cho thông gia hằn học. Mẹ nói nhiều lắm. Đại loại là chỉ trích chị dâu không biết phép tắc, coi thường nhà chồng. Hai bác bên ấy phải dạy lại con, muốn đưa con gái về nhà chồng, mẹ tôi yêu cầu hai bác phải đến nhà tôi xin lỗi.
Video đang HOT
Xả một tràng dài với thông gia, mẹ mới để cho bác gái lên tiếng. Mẹ bật loa ngoài tôi nghe hết. Bác gái nhẹ nhàng nói lại: “Con trai bà ngoại tình để con gái tôi bắt quả tang, nó giận quá ôm con về ngoại khóc lóc cả ngày nay đây. Tôi không ngờ con bà lại tệ bạc đến thế. Biết thế này tôi không bao giờ gả con gái cho bà!” .
Cả nhà tôi sững sờ trước lời bác ấy nói, anh trai tôi ngoại tình nên dù còn tận 11 ngày nữa mới đến Tết nhưng chị đã bỏ về ngoại như thế ư? Bảo sao chị về không nói câu gì, anh tôi lại không giận còn xin mẹ đừng trách vợ nữa chứ? Mẹ tôi không tin, cho rằng bác gái vu khống mà gọi con trai về nhà gấp. Anh vừa về, mẹ đã hỏi chuyện mẹ vợ anh nói có phải thật không? Anh tôi cúi mặt xin lỗi. Vậy là đã rõ, anh tôi là người sai chứ không phải chị.
Thất vọng về cậu con trai vàng mười mẹ vẫn tự hào, bà trách anh sao lại ngu dại đến thế. Anh lại đi cặp kè với gái đã một đời chồng, hơn anh 5 tuổi nữa chứ bảo sao vợ không giận bỏ đi thế này. Mẹ bắt anh đến nhà vợ xin lỗi, nhưng anh kể đã làm điều đó những chị dâu không chịu gặp. Chị chặn mọi liên lạc từ anh, bố mẹ vợ giận đuổi anh về ngay.
Sau khi bị phát hiện, anh hối hận lắm nhưng không kịp nữa rồi. Chị giận anh, tuyên bố ăn Tết xong sẽ ly hôn khiến cả nhà tôi lo sợ. Muốn cứu vãn cuộc hôn nhân của các con, bố mẹ tôi sang nhà thông gia xin lỗi, khuyên chị cho chồng một cơ hội nhưng chị vẫn lắc đầu. Tôi biết chị dâu là người hiền lành, hết lòng hi sinh vì chồng con. Nhưng khi chị ra quyết định gì, chị rất ít khi thay đổi huống chi lần này là chuyện lớn khiến chị tổn thương đến vậy.
Chẳng người vợ nào chấp nhận nổi chồng ngoại tình cả dù có vị tha đến mấy. Chuyện này nếu chị có tha thứ cũng sẽ như cái dằm trong tim, ám ảnh chị mãi. Liệu nếu anh chị quay lại cuộc sống sau này sẽ hạnh phúc, chuyện cũ sẽ không bị nhắc lại, hai người sẽ không đay nghiến, h ành hạ nhau chứ? Với cương vị là em chồng, tôi có nên khuyên chị dâu quay về thay vì để người đàn bà kia thế chỗ chị không?
Nhà trai không muốn mở rộng đám cưới, chỉ muốn gói gọn trong 5 mâm cỗ nhưng khi nghe số mâm cỗ của nhà gái thì hai bên gia đình tranh cãi gay gắt
Bố chồng tương lai nói rằng nhà đông con, mời anh em bạn bè ăn cưới nhiều quá họ cũng không vui, nay con trai út lại cưới lần hai thì chỉ tổ chức đơn giản 5 mâm cỗ, gói gọn con cháu trong gia đình thôi.
Tôi là gái tân còn anh ấy đã có một đời vợ và có một đứa con riêng, chúng tôi đến với nhau bởi tình yêu thật lòng. Gia đình nhà anh ấy giàu có còn gia cảnh nhà tôi lại bình thường, tôi dự định sẽ làm một đám cưới thật hoành tráng để kỷ niệm ngày đặc biệt nhất của đời người.
Ngày nhà trai đến nói chuyện người lớn, gia đình tôi bày ra 10 mâm cỗ để mời họ hàn g bạn bè, suốt buổi tiệc diễn ra rất vui vẻ. Đến khi người lớn bàn chuyện với nhau thì lại không suôn sẻ chút nào.
Bố tôi cũng rất đồng tình với quan điểm của bên thông gia, bố tôi bảo theo phong tục ở quê thì sau khi dẫn dâu về nhà trai mới ăn cơm nên gia đình tôi xin nhà trai 20 mâm cỗ để chiêu đãi khách mời.
Bố tôi chưa kịp nói xong bố chồng tương lai đã đứng bật dậy nói: "Các vị định kéo cả họ h àng hang hốc đến để ăn ké sao?" . Nghe câu nói khó chịu của thông gia bố tôi giận tái mặt đi nhưng ông vẫn giữ bình tĩnh niềm nở giải thích con là gái tân nên phải có quyền được hưởng một đám cưới trang trọng, không thể cưới qua loa được.
Bố tôi đã giải thích rất đúng thế nhưng ông thông gia lại nói rằng nhà tôi tham lam nhân cơ hội cưới con gái để kiếm chác từ phía nhà trai chút đỉnh. Không chịu nổi sự xúc phạm của nhà trai, bố tôi nói để nuôi một đứa con gái lớn lên có công việc ổn định và đi lấy chồng phải mất vài tỷ đồng. Nay nhà trai chỉ có mất 20 mâm cỗ mua về được một người con dâu biết làm mọi việc nhà, biết sinh con và phụng dưỡng khi bố mẹ chồng về già thì quá lời còn gì.
Ông thông gia vẫn không đồng tình với cách trả lời cặn kẽ của bố tôi, cho rằng nhà gái muốn chơi trội khiến nhà trai mất mặt khi đòi làm số mâm cỗ gấp 4 lần.
Còn bố tôi vẫn giữ ý kiến cho rằng nhà trai phải làm 20 mâm cỗ để mời nhà gái đến dự thì mới chấp nhận đám cưới này nếu không sẽ hủy.
Nhìn thấy hai ông bố đều bảo thủ khiến tôi rất lo lắng cho cuộc hôn nhân khó đi đến cái kết có hậu. Người yêu buột miệng nói: "Con xin hai bố đừng tranh luận nữa, chuyện nhỏ mà không nhịn nhau được một chút thì sao chuyện lớn thành được. Hai bố vì hạnh phúc của các con mà dẹp tính sĩ diện sang một bên cho chúng con nhờ. Chúng con vẫn quyết định ngày cưới như dự định, còn chuyện cỗ bàn thì hai bố thích làm thế nào cũng được, thậm chí không có mâm cỗ nào thì chúng con vẫn lấy nhau".
Những lời người yêu nói khiến tôi cảm động rơi nước mắt, thật may tôi đã tìm được người chồng biết bảo vệ hạnh phúc và có chính kiến chứ không phải người đàn ông chỉ biết nghe lời bố mẹ.
Có nên gọi tên cháu bằng từ tục Chị gái tôi vừa sinh bé thứ hai; là bé trai nên cả nhà, đặc biệt là bố mẹ chồng chị rất mừng. Anh trai chồng chị sinh ba cô con gái, con đầu của chị cũng là con gái. Cháu trai được đặt tên ở nhà là Tom, tuy nhiên bố chồng chị không gọi thế mà sử dụng một từ tục...