Chưa đến 1% người Mỹ nhiễm nCoV hậu tiêm chủng
Nghiên cứu mới của Quỹ Gia đình Kaiser cho thấy chưa tới 1% người tiêm chủng đủ liều vaccine Covid-19 ở Mỹ bị nhiễm virus, phần lớn không bị nặng.
Dựa trên dữ liệu về các “ca nhiễm đột phá”, trường hợp nhiễm nCoV sau khi tiêm chủng đầy đầy đủ, do các bang cung cấp, Quỹ Gia đình Kaiser (KFF) nhận thấy số ca nhiễm này là cực kỳ hiếm gặp.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ tới nay chỉ cung cấp dữ liệu về số ca nhiễm đột phá phải nhập viện và tử vong. Theo đó, chưa tới 0,004% người tiêm đủ liều vaccine Covid-19 là ca nhiễm đột phá phải nhập viện và chưa tới 0,001% tử vong. Tỷ lệ này tương đương khoảng 6.000 trường hợp trong tổng số hơn 163 triệu người đã hoàn thành tiêm chủng ở Mỹ.
Một điểm tiêm chủng ở thành phố Springfield, bang Missouri tháng trước. Ảnh: AP.
Khoảng một nửa bang Mỹ báo cáo về ca nhiễm đột phá và dữ liệu tại các bang đều cho thấy chưa tới 1% người tiêm đủ mũi vaccine Covid-19 bị nhiễm virus, dao động từ 0,01% ở Connecticut tới 0,9% ở Oklahoma.
Phân tích của ca KFF cũng chỉ ra hơn 90% số ca nhiễm và hơn 95% số ca nhập viện, tử vong ở các bang đều là những người chưa tiêm chủng hoặc mới tiêm một mũi.
Video đang HOT
Mỹ ngày 2/8 đạt mục tiêu Tổng thống Joe Biden đề ra là tiêm ít nhất một liều cho 70% dân số, chậm một tháng so với dự kiến ban đầu là ngày 4/7. Nguyên nhân được cho là do tốc độ tiêm chủng chậm, đặc biệt là ở những khu vực bảo thủ ở miền nam và trung tây nước Mỹ, cũng như với những người trẻ tuổi, thu nhập thấp và cộng đồng thiểu số.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, đã báo cáo hơn 35,8 triệu ca nhiễm và gần 630.000 ca tử vong kể từ khi dịch bùng phát. Số ca nhiễm mới hàng ngày ở Mỹ gần đây tăng mạnh do sự xuất hiện của biến chủng Delta dễ lây lan. 33% ca nhiễm mới trên toàn nước Mỹ trong tuần trước được ghi nhận ở bang Florida và Texas.
Mỹ trấn an về những ca nCoV hậu tiêm chủng Cách thị trấn Mỹ thần tốc dập Covid-19 Những nước siết yêu cầu tiêm vaccine Covid-19 Vaccine dạng viên – vũ khí tiềm năng chống Covid-19 149
Nhân chứng miêu tả cảnh kinh hoàng trên "đường đua tử thần" ở Trung Quốc
Vụ việc ít nhất 21 vận động viên tử vong ngay trên đường đua của giải chạy ở Cam Túc, Trung Quốc gây rúng động dư luận cuối tuần qua.
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm, cứu hộ các nạn nhân trong giải chạy ở Cam Túc (Ảnh: Getty).
Giới chức địa phương ở thành phố Bạch Ngân, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc ngày 23/5 xác nhận, ít nhất 21 người thiệt mạng và một số người bị thương hoặc mất tích do gặp thời tiết cực đoan khi tham gia giải chạy 100 km vượt núi cuối tuần qua ở nước này. Trong số những người thiệt mạng có cả những vận động viên kỳ cựu như Liang Jing và Huang Guanjun.
Giải chạy bắt đầu vào sáng 22/5 tại công viên địa chất thuộc một khu du lịch nổi tiếng ở thành phố Bạch Ngân. Giải đua có sự tham gia của 172 vận động viên, mỗi vận động viên hoàn thành đường đua sẽ nhận được giải thưởng trị giá gần 250 USD.
Zhang Xuchen, thị trưởng Bạch Ngân, hôm qua đã cúi đầu xin lỗi gia đình các nạn nhân vì thảm kịch trên. "Đây là một tai nạn do thời tiết thay đổi đột ngột. Với vai trò là ban tổ chức sự kiện, chúng tôi vô cùng hối hận. Chúng tôi gửi lời xin lỗi và chia buồn đến gia đình các nạn nhân. Chính quyền tỉnh đã lập một tổ điều tra để làm sáng tỏ vụ việc", ông Zhang nói.
Về lý do thời tiết, trước đó, trong bản tin thời tiết phát đi ngày 21/5, đài truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV cảnh báo, trong hai ngày 21-22/5, tỉnh Cam Túc có thể xuất hiện thời tiết cực đoan như gió giật mạnh, nhiệt độ giảm, đề phòng mưa lớn, mưa đá. Mặc dù vậy, giải chạy vẫn diễn ra bình thường trong khi các vận động viên không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Giải đua đã nhanh chóng trở thành thảm kịch khi thời tiết cực đoan xảy ra chiều 22/5 khiến nhiều vận động viên thiệt mạng, bị thương, trong khi số khác may mắn hơn vì quyết định bỏ cuộc.
Nỗi ám ảnh trên "đường đua tử thần"
Ít nhất 21 vận động viên thiệt mạng trong giải chạy ở Trung Quốc ngày 22/5 do thời tiết cực đoan (Ảnh: Outlook).
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) , thảm kịch bắt đầu từ khoảng 1 giờ chiều ngày 22/5 khi nhiều vận động viên đã chạy lên đến độ cao khoảng 2000 mét so với mực nước biển trong chặng đua 20-31 km. Các vận động viên khi đó chỉ mặc quần đùi, áo cộc và gần như không có gì bảo vệ họ trước giá rét khi nhiệt độ xuống chỉ còn khoảng 3-4 độ C.
Một vận động viên may mắn sống sót nói rằng, họ không nhận được bất cứ cảnh báo nào về thời tiết cực đoan. Nhân chứng cho biết thêm, khi thời tiết ngày càng xấu đi, anh nhìn thấy các vận động viên phía trước, trong đó có cả những vận động viên kỳ cựu, đổ gục từng người một.
Bản thân anh cũng cảm giác đông cứng, các ngón tay gần như không còn cảm giác, chân không thể đứng vững. Anh và một số vận động viên khác đã dùng chăn giữ nhiệt dự phòng nhưng cũng nhanh chóng bị gió cuốn đi hoặc xé toạc. "Đây là chặng mà môtô không thể tiếp cận nên chúng tôi không có những đồ tiếp tế như trang phục giữ ấm, thực phẩm và nước uống", vận động viên trên cho biết.
Quyết định từ bỏ giải đua kịp thời đã may mắn giúp anh sống sót. Anh cho biết, trên đường quay lại, anh nhìn thấy nhiều người đã ngã gục nhưng anh cũng như một số người bỏ cuộc khác không thể làm gì hơn trong tình cảnh khi đó.
Li Tao, một vận động viên bỏ cuộc khác, kể lại trên đường quay xuống núi anh cũng nhìn thấy nhiều thi thể vận động viên khác. Anh cho biết, khi gặp thời tiết xấu, các vận động viên đã tìm cách để ứng phó như ôm nhau, giữ ấm. Nhiều người cố gọi hàng chục cuộc vào đường dây nóng để cầu cứu nhưng vô vọng. Li cho hay, các biển báo trên đường chạy hầu hết bị thổi bay và tầm nhìn bị giảm đáng kể vì mỗi lúc gió càng mạnh, mưa càng lớn.
Tính đến ngày 23/5, ít nhất 21 vận động viên thiệt mạng, khoảng 10 người bị thương, những người còn lại được xác định an toàn.
Hơn 1.200 nhân viên cứu hộ và binh sĩ quân đội đã tham gia vào chiến dịch tìm kiếm cứu hộ với sự hỗ trợ của máy bay không người lái chụp ảnh nhiệt và máy dò radar để cố gắng tìm kiếm những vận động viên bị bão cuốn. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm cứu hộ gặp nhiều khó khăn do nhiệt độ ban đêm giảm xuống thấp cũng như địa hình phức tạp tại khu vực này.
Diễn biến COVID-19 tới 6h sáng 17/5:Mỹ vượt 600.000 ca tử vong; Ấn Độ vẫn trên 4.000 người chết/24 giờ Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 519.000 ca bệnh COVID-19 và trên 9.200 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã là 163,6 triệu ca, trong đó trên 3,39 triệu ca tử vong. Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Ấn...