Chưa đầy 2 tháng Nhật Bản đã cởi tất cả “dây thừng” cho Lực lượng Phòng vệ

Theo dõi VGT trên

Lực lượng Phòng vệ có thể hỗ trợ quân đội nước khác trong tranh chấp quốc tế như can thiệp Biển Đông, bảo vệ tuyến đường năng lượng, được “3 không hạn chế”.

Chưa đầy 2 tháng Nhật Bản đã cởi tất cả dây thừng cho Lực lượng Phòng vệ - Hình 1

Binh sĩ Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản

Mạng “Tân Hoa kiều báo” Nhật Bản ngày 2 tháng 3 có bài viết cho rằng, Chính phủ Nhật Bản như một cỗ máy vận hành tốc độ siêu cao, không đến 2 tháng đã thi triển ra “liên hoàn kế” để cởi tất cả các dây thừng cho Lực lượng Phòng vệ.

Trong tương lai, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ có quyền hạn lớn đối với các hành động ở nước ngoài, phạm vi địa lý hoạt động rộng, diện liên quan nhiều – đây là điều sẽ không thể tưởng tượng được, điều này cũng sẽ làm thay đổi căn bản tính chất của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

Theo bài viết, năm 2015 là tròn 70 năm chiến thắng chống phát xít trên thế giới, cũng là tròn 70 năm thành lập Liên hợp quốc, các nước đều sẽ tổ chức các hoạt động kỷ niệm lớn, tái khẳng định niềm tin kiên định loại bỏ mầm hoạ chiến tranh, vĩnh viễn bảo vệ hòa bình. Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, trật tự mới sau Chiến tranh do Liên hợp xác lập bảo đảm cho 70 năm không xảy ra đại chiến thế giới, đã bảo vệ hòa bình của loài người.

Đối với các nước trên thế giới, năm nay là một năm quan trọng đáng để cùng kỷ niệm, cũng là thời khắc lịch sử kế thừa và mở ra tương lai. Nhưng, năm mới bắt đầu, Nhật Bản đã áp dụng một loạt “hành động nhỏ” gây chú ý, hơn nữa trước mắt đã trở thành “động tác lớn”. Trong thời đại văn minh hiện nay, báo Trung Quốc đã dùng từ “vô văn hóa” cho rằng, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ nhanh chóng trở thành “mãnh thú sổng chuồng”.

Theo bài báo, ngày 10 tháng 1, truyền thông Nhật tiết lộ, chính quyền Shinzo Abe có kế hoạch vào tháng 4 trình lên Quốc hội xem xét khuôn khổ tổng thể của “Luật bảo đảm an ninh” nhằm mở rộng phạm vi hoạt động của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Căn cứ vào khuôn khổ này, nếu gặp “tình huống khủng hoảng”, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có thể bỏ qua nghị quyết của Liên hợp quốc, không hạn chế khu vực, hỗ trợ các nước khác ngoài Quân đội Mỹ “trong tranh chấp quốc tế”.

Chưa đầy 2 tháng Nhật Bản đã cởi tất cả dây thừng cho Lực lượng Phòng vệ - Hình 2

Cụm lựu pháo tự hành Type 99 Nhật Bản

Ngày 29 tháng 1, sau khi tổ chức cực đoan “Nhà nước Hồi giáo” (IS) b.ắt c.óc, s.át h.ại con tin người Nhật, Chính phủ Nhật Bản dựa vào lý do này, chỉ thị cho các bộ ngành liên quan như Cục bảo đảm an ninh quốc gia đưa ra chính sách có liên quan. Chính sách nhấn mạnh, do khu vực này không tồn tại “tổ chức nửa nhà nước”, vì vậy sau khi được sự đồng ý của quốc gia khu vực này, Nhật Bản sẽ dùng hình thức “hoạt động cảnh sát” để cứu con tin. Tức là sau khi được Iraq, Syria đồng ý, Nhật Bản có thể điều Lực lượng Phòng vệ tiến hành “hoạt động cảnh sát”.

Đối với Biển Đông, Nhật Bản đương nhiên sẽ không bỏ qua, chuẩn bị để Lực lượng Phòng vệ can dự. Ngày 4 tháng 2, sau hội nghị nội các, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani nói với các phóng viên rằng, trong tương lai có kế hoạch điều Lực lượng Phòng vệ tiến hành cảnh giới, giám sát đối với Biển Đông.

Vẻn vẹn sau một ngày, ngày 5 tháng 2, khi Quốc hội xem xét, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thả “bom tấn”, sẽ không để ý tới nghị quyết của Liên hợp quốc. Ông cho biết, phải đưa ra luật mới lâu dài, nhanh chóng điều động Lực lượng Phòng vệ. Hiện nay, khi Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tham gia hoạt động quân sự của nhiều nước, mỗi lần phải xây dựng luật thực thi đặc biệt, đồng thời lấy nghị quyết Liên hợp quốc làm cơ sở. Ông Shinzo Abe cho biết, để bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế, Chính phủ Nhật Bản hy vọng đóng góp trong phạm vi lớn hơn, trong tương lai sẽ không coi dựa vào nghị quyết của Liên hợp quốc làm điều kiện hoạt động.

Ngày 17 tháng 2, Chính phủ Nhật Bản đã tiếp tục mở rộng lĩnh vực hoạt động của Lực lượng Phòng vệ. Tại hội nghị Hạ viện, ông Shinzo Abe lấy ví dụ cụ thể cho biết: “Xuất phát từ quan điểm bảo đảm an ninh năng lượng, các khu vực như eo biển Hormuz của Trung Đông là tuyến đường vận chuyển rất quan trọng.

Chưa đầy 2 tháng Nhật Bản đã cởi tất cả dây thừng cho Lực lượng Phòng vệ - Hình 3

Thủy phi cơ Nhật Bản

Nếu như khu vực xung quanh xảy ra tranh chấp vũ lực, sẽ giống như khủng hoảng dầu mỏ trước đây làm cho nền kinh tế thế giới rơi vào bất ổn lớn, Nhật Bản cũng sẽ xảy ra khủng hoảng năng lượng. Nhật Bản chỉ có dự trữ dầu mỏ hơn 6 tháng.

Video đang HOT

Nếu không áp dụng hành động ở các khu vực như eo biển Hormuz, cung cấp dầu mỏ gián đoạn, cuộc sống người dân Nhật Bản sẽ đối mặt với tình hình sống c.hết, cũng nguy hiểm như tình hình Nhật Bản bị tấn công vũ lực”. Ông cho rằng, vì vậy, trong tương lai cũng sẽ điều Lực lượng Phòng vệ bảo vệ tuyến đường năng lượng ở nước ngoài.

Đến ngày 20 tháng 2, Nhật Bản đã làm một cách triệt để, dứt khoát lấy “Luật tình trạng xung quanh” sắp sửa đổi làm nền tảng, đã đem tới một cơ hội cởi trói cho Lực lượng Phòng vệ. Điểm chính của luật mới do đảng cầm quyền và Chính phủ thỏa thuận đã đề xuất “3 không hạn chế” trong vấn đề điều động Lực lượng Phòng vệ, bao gồm không bị hạn chế bởi nghị quyết Liên hợp quốc, không hạn chế khu vực, không hạn chế đối tượng chi viện:

Lực lượng Phòng vệ không chỉ có thể ủng hộ lực lượng đa quốc gia dựa trên nghị quyết của Liên hợp quốc, mà còn có thể ủng hộ quân đội nước ngoài triển khai hoạt động chống k.hủng b.ố; điều động Lực lượng Phòng vệ không tiếp tục giới hạn khi khu vực xung quanh xảy ra tình trạng lớn, mà có thể hỗ trợ quân đội nước ngoài trên phạm vi toàn cầu; đối tượng hỗ trợ không chỉ giới hạn ở Quân đội Mỹ, mà còn bao gồm quân đội các nước khác. Chính phủ Nhật Bản thậm chí chuẩn bị làm mất đi khái niệm “khu vực xung quanh”.

Chưa đầy 2 tháng Nhật Bản đã cởi tất cả dây thừng cho Lực lượng Phòng vệ - Hình 4

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hỗ trợ Quân đội Mỹ thực hiện nhiệm vụ ở Iraq

Chỉ có “giấy phép hoạt động” cũng có thể không được, Chính phủ Nhật Bản lại chuẩn bị trao “giấy phép sử dụng vũ khí” cho Lực lượng Phòng vệ. Ngày 24 tháng 2, cùng với việc thúc đẩy sửa đổi Luật tình trạng xung quanh, Nhật Bản lại bắt đầu tập trung sửa đổi luật pháp đồng bộ.

Chính phủ Nhật Bản cho biết, khi Lực lượng Phòng vệ triển khai hành động ở nước ngoài thì phải bảo vệ an toàn bản thân và đồng đội, vì vậy cần mở rộng quyền hạn sử dụng vũ khí của họ. Sau khi mở rộng quyền hạn sử dụng, Lực lượng Phòng vệ có thể bảo vệ các nhân vật quan trọng của quân đội nước ngoài, sau khi kết thúc hỗ trợ phía sau thì cũng có thể sử dụng vũ khí.

Để hợp lý hóa thể chế lãnh đạo, trong cuộc họp báo ngày 26 tháng 2, Tham mưu trưởng liên quân Bộ Quốc phòng Nhật Bản (tương đương với Tổng tham mưu trưởng) Kawano Katsutoshi cho biết, sẽ thay đổi khung “quản lý quan văn”, thúc đẩy cải cách tổ chức, việc sử dụng Lực lượng Phòng vệ từ do “quan văn” làm chủ đạo đổi sang “quan võ” làm chủ đạo.

Tiến hành “hoạt động cảnh sát” ở nước ngoài, can thiệp vấn đề Biển Đông, bảo vệ tuyến đường năng lượng ở nước ngoài, “3 không hạn chế” hành động, mở rộng quyền hạn sử dụng vũ khí, để cho “quan võ” nắm lực lượng… Chính phủ nhật Bản giống như một chiếc máy vận hành với tốc độ siêu cao, chưa đến 2 tháng đã thi triển ra “liên hoàn kế” để cởi trói tất cả dây thừng cho Lực lượng Phòng vệ.

Trong tương lai, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hành động ở nước ngoài sẽ có quyền hạn lớn, phạm vi địa lý rộng, diện liên quan nhiều – điều này sẽ không thể tưởng tượng, điều này cũng sẽ làm thay đổi căn bản tính chất của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

Chưa đầy 2 tháng Nhật Bản đã cởi tất cả dây thừng cho Lực lượng Phòng vệ - Hình 5

Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản

Theo Giáo Dục

Những điểm mới trong chính sách an ninh đối ngoại của Nhật Bản

Mục tiêu "nước lớn quân sự" đã được Nhật Bản ấp ủ từ lâu và từng bước thể hiện trong mỗi giai đoạn chiến lược cụ thể.

Ngày 4/4/2014, Nhật Bản đã công bố "Sách xanh Ngoại giao", thể hiện sự quan ngại của Nhật Bản về tham vọng biển của Trung Quốc và quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình. Trước đó, ngày 17/12/2013 Nhật Bản đã đưa ra chiến lược an ninh mới với trung tâm là chính sách ngoại giao và quốc phòng, nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, đóng góp cho hòa bình và ổn định khu vực và thế giới. Giới phân tích cho rằng đây là những bước chuyển quan trọng theo hướng đưa Nhật Bản trở thành "nước lớn về quân sự".

Những điểm mới trong chính sách an ninh đối ngoại của Nhật Bản - Hình 1

Mục tiêu "nước lớn quân sự" đã được Nhật Bản ấp ủ từ lâu (ảnh:rte.ie)

Từ "an ninh lệ thuộc" sang "an ninh tự chủ"

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, quan hệ Nhật - Mỹ đã bị che lấp bởi cục diện đối đầu hai cực. Báo chí Trung Quốc lúc đó tuyên truyền rằng, chính sách đối ngoại của Nhật Bản lệ thuộc vào Mỹ và "chỉ có thể nghe theo Mỹ". Trước năm 1970, dưới "cái ô bảo vệ an ninh" của Mỹ, Nhật Bản thực hiện "đường lối Yoshida" với những nội dung: Ưu tiên phát triển kinh tế, kiểm soát tăng trưởng quân bị quá nhanh, áp dụng thái độ kín tiếng trong các vấn đề quốc tế, nên không thể có chiến lược an ninh độc lập.

Cùng với sự thay đổi của tình hình quốc tế, Mỹ ngày càng không thể cung cấp và bảo đảm an ninh đầy đủ cho Nhật Bản (nhất là từ sau chiến tranh Việt Nam), bản thân Nhật Bản cũng tìm cách độc lập hơn về chính trị, kinh tế, ngoại giao, thậm chí cả quốc phòng. Ngay từ tháng 6/1980, cơ quan tư vấn của Thủ tướng Nhật Bản đã trình báo cáo nghiên cứu mang tên "Chiến lược bảo đảm an ninh tổng hợp" (Báo cáo 80), trong đó nhấn mạnh, "Nhật Bản cần thiết phải tự bảo đảm an ninh và ổn định quốc gia, sử dụng tổng hợp sức mạnh kinh tế, sức mạnh ngoại giao và sức mạnh sáng tạo văn hóa". Từ đó, Nhật Bản đã bắt đầu hoạch định chiến lược an ninh quốc gia sau chiến tranh.

"Báo cáo 94" của Nhật Bản (1994) đã đưa ra "Chiến lược bảo đảm an ninh mang tính xây dựng năng động", trong đó đã thể hiện tư tưởng "an ninh hợp tác" đậm đặc hơn, tự chủ phòng vệ bắt đầu được coi trọng. "Báo cáo 04" (2004) đưa ra "Chiến lược bảo đảm an ninh thống nhất", trong đó nhấn mạnh, thông qua kết hợp giữa "tự nỗ lực" bản thân với "quan hệ đồng minh" và "hợp tác quốc tế", thực hiện hai mục tiêu, nhiệm vụ lớn gồm "Bảo vệ an ninh Nhật Bản" và "Cải thiện môi trường an ninh quốc tế", tự chủ phòng vệ được nâng lên vị trí quan trọng. "Báo cáo 09" và "Báo cáo 10" đưa ra "Chiến lược bảo đảm an ninh hợp tác đa tầng", trong đó nhấn mạnh, Nhật Bản cần áp dụng các biện pháp tích cực, chủ động hơn bảo vệ an ninh tự thân, xác lập vị trí cốt lõi của tư duy "tự phòng vệ".

Từ "phòng thủ lãnh thổ" đến "can dự bên ngoài"

Từ những năm 1990, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã tham gia nhiều nhiệm vụ ở nước ngoài như gìn giữ hòa bình quốc tế, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn khẩn cấp quốc tế, chi viện chống k.hủng b.ố, hộ tống chống cướp biển. Do đó, trên thực tế Nhật Bản đã hoàn thành chuyển đổi từ "phòng vệ lãnh thổ" sang "can dự nước ngoài". Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã trở thành một lực lượng vũ trang có sự kết hợp trong nước và ngoài nước về chức năng phòng thủ và tấn công.

Những điểm mới trong chính sách an ninh đối ngoại của Nhật Bản - Hình 2

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã tham gia nhiều nhiệm vụ ở nước ngoài (ảnh: AFP)

Nhật Bản đã xây dựng một căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên tại Cộng hòa Djibouti kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai đồng thời cũng tham gia diễn tập song phương với một số nước và tiến hành thăm viếng hải quân. Sự phát triển chuyển đổi chức năng của Lực lượng Phòng vệ có thể thấy được thông qua nội dung chính của 4 bộ "Đại cương kế hoạch phòng vệ" của Nhật Bản, bao gồm:

(1) "Đại cương 76" (1976) đưa ra trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh đã xác định chức năng của Lực lượng Phòng vệ là "chống xâm lược" và "đánh trả xâm lược hạn chế". Đặc điểm hướng nội được xác định rất rõ rệt, liên quan chặt chẽ tới môi trường chiến lược của Nhật Bản thời kỳ Chiến tranh Lạnh và năng lực của Lực lượng Phòng vệ cũng phù hợp với nguyên tắc chiến lược "chuyên phòng thủ".

(2) "Đại cương 95" (1995) giai đoạn đầu sau Chiến tranh Lạnh, chức năng của Lực lượng Phòng vệ đã trở thành "bảo vệ an ninh Nhật Bản", "ứng phó với thiên tai quy mô lớn" và "xây dựng môi trường an ninh ổn định hơn". Có thể thấy, Nhật Bản đã đưa việc sử dụng Lực lượng Phòng vệ ở nước ngoài vào tầm nhìn dài hạn.

(3) "Đại cương 04" (2004) sau sự kiện 11/9/2001 đã xác định 3 chức năng cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản: Ứng phó có hiệu quả với "các mối đe dọa mới và nhiều tình thế"; Phòng bị những tình huống xâm lược chính quy; "Chủ động, tích cực và hiệu quả trong việc cải thiện môi trường an ninh quốc tế". Thông qua tham gia mang "tính tự chủ" vào các vấn đề an ninh quốc tế, những "đóng góp quốc tế" rộng mở mà mơ hồ trước đây của Lực lượng Phòng vệ đã trở nên ngày càng rõ nét hơn.

(4) "Đại cương 10" (2010) ra đời trong bối cảnh Mỹ đẩy mạnh chiến lược xoay trục sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương và quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ không ngừng được củng cố, tăng cường. Đại cương đã xác định 3 chức năng lớn trong thời kỳ mới của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản: "Răn đe có hiệu quả và ứng phó các loại tình huống"; "Bảo vệ môi trường an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương"; "Cải thiện môi trường an ninh toàn cầu". Điều đó cho thấy, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã trở thành lực lượng cốt lõi bảo đảm an ninh quốc gia ở bên trong, xây dựng môi trường an ninh ở bên ngoài, "can dự nước ngoài" trở thành chức năng chính của họ, chiến lược "mở rộng" ra bên ngoài đã từng bước hình thành.

Từ "lực lượng phòng vệ" đến "quân đội chính quy"

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi từng tuyên bố, "Tôi cho rằng, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trên thực tế chính là quân đội. Đây là vấn đề đương nhiên và Hiến pháp Nhật Bản sớm muộn sẽ phải thừa nhận Lực lượng Phòng vệ là quân đội". Quan điểm này đang được Thủ tướng đương nhiệm Nhật Bản Shinzo Abe kế thừa. Sau khi giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Thượng viện, Thủ tướng Abe và đảng Tự do Dân chủ (LDP) rất có khả năng sử dụng ưu thế mang tính tổ chức của họ trên cả nước, truyền bá tư tưởng sửa đổi Hiến pháp đến toàn dân, đồng thời đưa ra nhiều khái niệm như "quân đội chính quy", "quân đội phòng vệ" để phân tán sự quan ngại của người dân đối với việc "quân đội hóa" Lực lượng Phòng vệ.

Những điểm mới trong chính sách an ninh đối ngoại của Nhật Bản - Hình 3

Từ "lực lượng phòng vệ" đến "quân đội chính quy" Nhật Bản (ảnh:journal-neo.org/)

Khi xem xét đến chuyển đổi tính chất của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, có một sự thực cơ bản cần phải thừa nhận là: Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã hoàn thành sự chuyển đổi tính chất và ý nghĩa thực của nó. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hiện nay đã mang dáng dấp của một quân đội chính quy hiện đại, có đầy đủ các quân binh chủng, biên chế thể chế hoàn bị, năng lực tác chiến mạnh, vũ khí trang bị tiên tiến.

Hiện nay, ngoài vũ khí hạt nhân và vũ khí mang tính tấn công chiến lược, thực lực phòng vệ của Nhật Bản đã đứng vào hàng tiên tiến trên thế giới (riêng Hải quân đứng thứ 3 thế giới). Trong tương lai, Nhật Bản sẽ thông qua phát triển có trọng điểm các trang bị trên biển, trên không cỡ lớn, tầm xa và thông tin hóa như: Máy bay vận tải, tàu chiến cỡ lớn, tên lửa tầm trung và tầm xa; tăng cường năng lực điều động chiến lược; khắc phục điểm yếu trên phương diện vũ khí mang tính tấn công; duy trì ưu thế vũ khí khi tác chiến trên biển, trên không.

Từ phát triển công nghiệp quốc phòng đến xuất khẩu vũ khí

Từ những năm cuối thế 20, đầu thế kỷ 21, Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu có kế hoạch nới lỏng từng bước "Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí". Hoạt động xuất khẩu vũ khí và hợp tác với Mỹ nghiên cứu phát triển vũ khí trang bị của Nhật Bản từng bước được đẩy nhanh.

Ngày 26/7/2013, Ủy ban Nghiên cứu Phương hướng Phát triển Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã trình Chính phủ Nhật Bản báo cáo định kỳ về sửa đổi "Đại cương kế hoạch phòng vệ", trong đó nhấn mạnh, Nhật Bản "cần nhanh chóng tăng cường nền tảng công nghệ và sản xuất quốc phòng của lực lượng phòng vệ tiềm năng", "xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định giữa chính phủ và tư nhân, tích cực thúc đẩy quân sự chuyển sang dân sự trang bị quốc phòng, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của các tổ chức công nghiệp quốc phòng".

Các chuyên gia phân tích cho rằng, mục tiêu chuyển từ "tự tiêu hóa" sang "cạnh tranh nước ngoài" của vũ khí trang bị do Nhật Bản sản xuất sẽ được gấp rút triển khai thực hiện, sự chuyển đổi trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản cũng sẽ được đẩy mạnh và Nhật Bản sẽ nhanh chóng khẳng định vị thế của một cường quốc quân sự trên thế giới.

Ngày 1/4/2014, Chính phủ Nhật Bản chính thức phê duyệt Chính sách mới về xuất khẩu vũ khí nhằm làm thay đổi đáng kể những hạn chế trong việc xuất khẩu vũ khí và tăng cường quan hệ với các đồng minh cũng như tạo động lực cho sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng. Chính sách mới này tập trung vào việc sửa đổi "3 nguyên tắc" cấm xuất khẩu vũ khí được lập ra năm 1967, thay vào đó, những đối tượng mà Nhật Bản được phép xuất khẩu vũ khí bao gồm: Các cơ quan, tổ chức có liên quan đến các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, Tổ chức cấm vũ khí hóa học... và các quốc gia được cộng đồng quốc tế giao đảm nhận những nhiệm vụ cụ thể nào đó:

(1) Chính phủ Nhật Bản có thể cấp phép xuất khẩu một số loại vũ khí của mình cho các quốc gia và tổ chức quốc tế, với điều kiện là họ không đứng về phía nào hoặc tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang cũng như đảm bảo vũ khí xuất khẩu của Nhật Bản không bị chuyển giao cho bên thứ ba.

(2) cho phép xuất khẩu vũ khí chỉ khi các vũ khí này phục vụ mục đích đóng góp cho hợp tác quốc tế, sử dụng trong các hoạt động của cộng đồng quốc tế và các lợi ích an ninh của Nhật Bản.

(3) Nhật Bản có thể đưa các thiết bị quân sự đang bị hư hỏng ở trong nước ra nước ngoài sửa chữa, cũng như cung cấp vũ khí cho các tổ chức quốc tế và các quốc gia có biên giới nằm gần đường thương mại hàng hải quốc tế với Nhật Bản.

Sửa đổi "Luật Lực lượng Phòng vệ"

Ngày 15/11/2013, Thượng viện Nhật Bản cũng đã thông qua dự luật sửa đổi "Luật Lực lượng Phòng vệ" với đa số phiếu tán thành, trong đó có 2 điểm mới sửa đổi quan trọng:

Một là cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản mở rộng biện pháp vận chuyển ở nước ngoài. Khi xảy ra sự cố khẩn cấp ở nước ngoài, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có thể sử dụng xe vận chuyển Nhật Bản tại bản địa, trong khi đó theo quy định của luật cũ, đối với sự cố tương tự, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản chỉ có thể sử dụng máy bay và tàu để vận chuyển, không có vận chuyển đường bộ.

Hai là cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản mở rộng đối tượng vận chuyển ở nước ngoài trong tình huống khẩn cấp. Theo đó, ngoài người Nhật Bản và người nước ngoài "cần bảo vệ", đã tăng thêm "thân nhân và các nhân viên có liên quan khác", trong đó có thân nhân, nhân viên doanh nghiệp và bác sĩ của Nhật Bản đến gặp các kiều dân tại bản địa. Điều kiện vận chuyển là "tình hình có thể vận chuyển an toàn".

Như vậy, mục tiêu "nước lớn quân sự" đã được Nhật Bản ấp ủ từ lâu và từng bước thể hiện trong mỗi giai đoạn chiến lược cụ thể. Ngày nay, trước sự lấn lướt của Trung Quốc và sự hạn chế thực lực của Mỹ tại khu vực, khiến Nhật Bản thấy sự cần thiết phải thể hiện vai trò "chia sẻ trách nhiệm" của mình đối với đồng minh chủ chốt, nhằm bảo vệ chủ quyền của Nhật Bản và đóng góp "chủ động, tích cực" đảm bảo an ninh, ổn định khu vực và thế giới./.

Theo CTV Nguyễn Nhâm

VOV.VN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Khách Trung Quốc đi tour 0 đồng, bị hướng dẫn viên đ.ánh vì không mua hàng
20:53:55 22/09/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump từ chối tham gia cuộc tranh luận thứ hai với bà Harris
18:10:44 22/09/2024
Loài chuột quý hiếm gần như tuyệt chủng, bất ngờ hồi sinh sau gần 1 thế kỷ
20:36:31 21/09/2024
ABC News: Tình báo Israel chuẩn bị 15 năm cho vụ kích nổ máy nhắn tin ở Liban
06:16:28 21/09/2024
'Cuộc chiến' thêm ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
17:37:20 22/09/2024
Kịch bản nghiệt ngã khi 'Sông băng Ngày tận thế' tan chảy
07:59:34 21/09/2024
Myanmar: Số người t.hiệt m.ạng do bão Yagi tăng lên 293 người
05:42:03 21/09/2024
Serbia sẽ khôi phục chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc
10:01:45 22/09/2024

Tin đang nóng

Mẹ Kasim Hoàng Vũ bật khóc, cúi lạy vợ cũ Bằng Kiều: "Chị biết ơn em nhiều lắm"
20:41:31 22/09/2024
Thót tim cảnh hai b.é g.ái bị nước cuốn trôi khi đạp xe qua ngầm tràn
17:54:55 22/09/2024
Phương Oanh - shark Bình lần đầu tiên làm điều này kể từ khi có cặp song sinh
19:30:24 22/09/2024
Drama ngoài giờ hành chính: Lý Nhã Kỳ gọi thẳng tên ca sĩ Vbiz, "dằn mặt" cực căng vì bị nói xấu sau lưng
22:40:32 22/09/2024
Drama căng ở Anh tài: Tăng Phúc bức xúc vì 1 hành động của Cường Seven, càng phân bua càng bị ném đá
19:34:31 22/09/2024
Kim Woo Bin nói về những ảnh hưởng tích cực của bạn gái
19:27:53 22/09/2024
Tôn Bằng tố bị Hằng Du Mục "gài bẫy", làm rõ lý do xông vào nhà
18:58:41 22/09/2024
Bạn bè, đồng nghiệp tưởng niệm sao võ thuật Từ Thiếu Cường và vợ
22:16:32 22/09/2024

Tin mới nhất

Bầu cử Tổng thống Sri Lanka: Phải tiến hành vòng kiểm phiếu thứ hai

20:52:17 22/09/2024
Theo ông Rathnayake, Ủy ban Bầu cử Sri Lanka sẽ công bố người giành chiến thắng sau khi kiểm xong phiếu bầu tích lũy và phiếu bầu ưu tiên.

Sập nhà nghi do nổ khí gas tại Italy, 2 t.rẻ e.m t.ử v.ong

20:49:24 22/09/2024
Hình ảnh do lực lượng cứu hỏa đăng tải cho thấy phần tường của tầng 2 bị thổi bay, tạo ra một lỗ hổng lớn trên trần tầng 1. Nguyên nhân của vụ sập nhà có thể là do nổ khí gas.

Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng về sự 'chuyển trục' trong quan hệ giữa phương Tây và phương Đông

20:35:25 22/09/2024
Trong bối cảnh hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách tham gia vào BRICS, nhóm được quảng bá là giải pháp thay thế cho các định chế tài chính phương Tây như Ngân hàng Thế giới và Quỹ T.iền tệ Quốc tế.

Quân đội Israel xác nhận 100 quả rocket được b.ắn từ Liban chỉ trong vài giờ

20:24:29 22/09/2024
Theo đó, IDF giới hạn các cuộc tụ tập ở mức 30 người tham gia trong không gian mở và 300 người tham gia với không gian kín. Các hoạt động giáo dục có thể tiếp tục và người dân có thể đi làm miễn nơi làm việc an toàn.

Nhóm Bộ tứ (Quad) kêu gọi cải tổ Hội đồng Bảo an LHQ

20:23:12 22/09/2024
Bộ tứ cũng nhấn mạnh rằng việc mở rộng số ghế thường trực nên bao gồm đại diện của các quốc gia mới từ châu Phi, châu Á, châu Mỹ Latinh và Caribe trong Hội đồng Bảo an LHQ được cải tổ.

Lý do Nga tập trung tấn công đ.ánh chiếm thị trấn Pokrovsk ở Đông Ukraine

20:19:32 22/09/2024
Với vị trí địa lý thuận lợi, Pokrovsk nằm gần nhiều tuyến đường bộ và đường sắt giao nhau, cho phép dễ dàng di chuyển quân, lương thực và đạn dược đến các khu vực khác trên t.iền tuyến.

Mục đích của Trung Quốc và Nga khi tăng cường tập trận chung

20:17:47 22/09/2024
Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố về cuộc tập trận lớn nhất trong 30 năm qua, Đại dương-2024 (Ocean-2024), với sự tham gia của khoảng 90.000 quân, hơn 500 tàu và máy bay.

Nổ mỏ than ở Iran, ít nhất 19 người t.ử v.ong

20:16:09 22/09/2024
Vào thời điểm xảy ra t.ai n.ạn, có khoảng 70 công nhân đang làm việc dưới hầm mỏ. Hiện còn khoảng 30 công nhân bị mắc kẹt.Mỏ than trên do công ty Madanjoo vận hành.

Cuba thúc đẩy đối thoại với kiều dân tại Mỹ

20:05:48 22/09/2024
Vụ trưởng Vụ Lãnh sự và Người Cuba ở nước ngoài, bà Ana Teresita González, nhấn mạnh rằng cuộc gặp khẳng định sức mạnh của mối quan hệ giữa Cuba với đồng bào ở nước ngoài.

Mực nước sông Danube của Hungary dâng cao kỷ lục sau bão Boris

20:00:43 22/09/2024
Mưa lớn và gió mạnh đã gây ra lũ lụt trên diện rộng ở khu vực Trung và Đông Âu kể từ tuần trước, khiến 24 người t.hiệt m.ạng và tàn phá nhiều thị trấn và làng mạc.

Mỹ sắp công bố đề xuất cấm sử dụng phần mềm của Trung Quốc trong xe kết nối

19:15:31 22/09/2024
Chính quyền Tổng thống Biden gần đây đã quyết định áp mức thuế cao đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm mức thuế 100% đối với xe điện và các khoản tăng thuế mới đối với pin xe điện và các khoáng sản quan trọng.

Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác về an ninh hàng hải

18:58:36 22/09/2024
Các nhà lãnh đạo Bộ tứ cũng nhất trí cho phép chia sẻ không gian vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không và đường biển nhằm mục đích hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai.

Có thể bạn quan tâm

MC Tố Quyên xin lỗi vì gây tranh cãi khi dẫn show Tuấn Hưng - Duy Mạnh

Sao việt

23:05:35 22/09/2024
Gây tranh cãi vì cắt lời MC Phan Anh và người đấu giá từ thiện trong liveshow từ thiện của Tuấn Hưng - Duy Mạnh, MC Tố Quyên nhận sai sót.

Nam diễn viên phim 'Cô dâu hoàn hảo' qua đời ở t.uổi 39

Sao châu á

23:03:33 22/09/2024
Ngày 22/9, theo Thairath, Om Akapan vừa qua đời ở t.uổi 39 sau thời gian chống chọi bệnh tật. Nam diễn viên trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay bố mẹ, chị gái và bà xã ngoại quốc Daria Shevruk.

Xuất hiện phim Việt giờ vàng càng xem càng cuốn, nữ chính vừa đẹp vừa diễn hay bất ngờ

Phim việt

22:50:20 22/09/2024
Phim được khen ngợi có lời thoại chân thật, diễn xuất tự nhiên, kịch bản lôi cuốn. Cuộc đấu trí giữa phe cảnh sát và xã hội đen đầy bất ngờ khi không biết nhân vật nào là chính diện, ai là phản diện.

Khán giả bình phim Việt: Tôi không thể cảm nổi nữ chính 'Đi giữa trời rực rỡ'

Hậu trường phim

22:29:25 22/09/2024
Theo diễn biến của phim Đi giữa trời rực rỡ, Pu dần thể hiện những mặt tính cách khiến nhân vật này thực sự gây tranh cãi.

Người đẹp n.óng b.ỏng trong phim 'Mai' hẹn hò DJ Singapore ở 'Đảo thiên đường'

Tv show

22:22:07 22/09/2024
Người đẹp n.óng b.ỏng trong phim Mai không giấu được sự vui mừng khi biết anh chàng DJ đến từ Singapore cũng muốn tìm hiểu mình

Angelina Jolie cuốn hút với tóc xoăn cá tính

Sao âu mỹ

22:19:32 22/09/2024
Thoát khỏi hình ảnh quen thuộc, minh tinh sinh năm 1975 làm mới bản thân với vẻ ngoài lấy cảm hứng từ thập niên 1980.

Vườn chanh dây đang thu hoạch bị kẻ gian chặt phá

Pháp luật

21:15:37 22/09/2024
Ra vườn kiểm tra, một hộ nông dân ở Lâm Đồng tá hỏa khi phát hiện hàng trăm gốc chanh dây đang cho kinh doanh của gia đình bị kẻ gian chặt phá.

Choáng váng trước concert lịch sử của nữ ca sĩ số 1 Hàn Quốc, G-Dragon và bạn trai Lee Jong Suk cổ vũ hết mình!

Nhạc quốc tế

21:13:21 22/09/2024
Tối 21/9, IU chính thức tiến vào World Cup Stadium, với đêm encore HEREH WORLD TOUR CONCERT đ.ánh dấu cột mốc quan trọng trong sự nghiệp.

Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: Giá vé từ 800 nghìn đến 8 triệu đồng, các quyền lợi có đủ làm thoả mãn fan?

Nhạc việt

21:09:22 22/09/2024
Khán giả đang rất chờ đón vào concert đặc biệt của show truyền hình Anh trai vượt ngàn chông gai diễn ra vào ngày 19/10

Nhóm học sinh cấp 3 dũng cảm đội mưa cứu người trong lũ

Tin nổi bật

21:05:52 22/09/2024
Một nhóm học sinh Trường THPT Tân Kỳ (huyện Tân Kỳ, Nghệ An) giúp đỡ nhiều người đi qua đoạn đường ngập nước và kịp thời ứng cứu 2 n.ạn n.hân bị lũ cuốn trôi.

Biệt thự gạch đỏ, đá ong bên đồi ở ngoại thành Hà Nội

Sáng tạo

20:40:01 22/09/2024
Ngôi biệt thự phong cách hiện đại được xây dựng trên đồi ở Thạch Thất, là nơi nghỉ dưỡng cuối tuần dành cho cả gia đình.