Chưa đầy 1 ngày, Pháp huy động được gần 1 tỷ USD tái thiết Nhà thờ Đức Bà
Đáp lại lời kêu gọi của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người dân Pháp đã cam kết ủng hộ khoảng 750 triệu Euro (845 triệu USD) để hỗ trợ khôi phục Nhà thờ Đức Bà Paris sau vụ hỏa hoạn kinh hoàng ngày 15/4.
Đám cháy ngày 15/4 đã thiêu rụi và làm sập phần mái vòm và tháp chuông chính của Nhà thờ Đức Bà.
Có mặt tại hiện trường vụ cháy chiều tối 15/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cam kết sẽ cho tái xây dựng nhà thờ ngay lập tức. Người đứng đầu chính phủ Pháp cũng phát động một chiến dịch quyên góp quốc tế để phục dựng nhà thờ, đồng thời kêu gọi các tài năng lớn trên thế giới chung tay hỗ trợ quá trình này.
Sau tuyên bố của Tổng thống Macron, Quỹ Di sản Pháp sáng 16/4 đã triển khai một chương trình quyên góp trên toàn quốc.
Tỷ phú Bernard Arnault, chủ sở hữu tập đoàn LVMH.
Chưa đầy 24 giờ đồng hồ sau khi vụ cháy bùng lên, số tiền 750 triệu Euro (khoảng 845 triệu USD) đã được cam kết ủng hộ tái thiết Nhà thờ.
Trong số này có 500 triệu Euro đến từ 3 gia đình tỷ phú hàng xa xỉ Pháp, gồm các hãng Kering, Louis Vuitton Mot Hennessy (LVMH) và L’Oreal.
Cụ thể, tỷ phú Franois Pinault, lãnh đạo tập đoàn Kering đang nắm trong tay hàng loạt thương hiệu thời trang danh tiếng như Saint Laurent, Alexander McQueen hay Gucci, tuyên bố sẽ đóng góp 100 triệu Euro (113 triệu USD) từ tài sản của gia đình ông.
Video đang HOT
Không lâu sau đó, tỷ phú Bernard Arnault, chủ sở hữu tập đoàn LVMH cũng thông báo sẽ ủng hộ 200 triệu Euro (226 triệu USD).
Tỷ phú Franois Pinault, lãnh đạo tập đoàn Kering.
Gia tộc Bettencourt Meyers, điều hành thương hiệu mỹ phẩm L’Oreal và sở hữu các thương hiệu khác như Maybelline, Lancome, Garnier và Kiehl’s, cũng ủng hộ số tiền 200 triệu Euro (226 triệu USD).
Bên cạnh đó, Tập đoàn dầu khí Total cũng đóng góp khoản tiền 100 triệu euro (113 triệu USD) nhằm mục đích tái thiết nhà thờ sau thảm họa vừa qua.
Theo truyền thông Pháp, một số ngân hàng lớn của Pháp như Soce Generale, một ngân hàng đầu tư đa quốc gia và công ty dịch vụ tài chính của Pháp, và tập đoàn ngân hàng BPCE đều quyên góp 10 triệu euro (11,3 triệu USD).
Thị trưởng Paris Anne Hidalgo.
Thị trưởng Paris Anne Hidalgo cũng tuyên bố dành 50 triệu euro để phục dựng lại tòa nhà có tuổi đời 850 năm này.
Phát biểu trước báo giới ngày 16/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cam kết: “Chúng tôi sẽ xây dựng lại nhà thờ thậm chí đẹp hơn và tôi muốn nhiệm vụ được hoàn thành trong vòng 5 năm. Chúng ta có thể làm điều đó”.
Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định quá trình này có thể mất nhiều thời gian do những khó khăn trong việc thu thập dữ liệu và tìm đủ vật liệu đạt chất lượng.
Chu La
Theo ANTD/Sputnik
Tổng thống Pháp kêu gọi những kiến trúc sư giỏi nhất xây dựng lại Nhà thờ Đức Bà Paris
Người dân Pháp thực sự bàng hoàng và đau xót trước vụ hỏa hoạn kinh hoàng tàn phá Nhà thờ Đức Bà Paris, công trình kiến trúc biểu tượng và nổi tiếng bậc nhất ở Thủ đô Paris hoa lệ.
Nhà thờ Đức Bà Paris chìm trong biển lửa
Người dân và du khách bật khóc, cầu nguyện
Hàng nghìn người dân Paris và khách du lịch đã tập trung xung quanh khu vực gần Nhà thờ Đức Bà Paris để cầu nguyện. Họ ngồi kín bên dòng sông Seine, mắt hướng về Nhà thờ Đức Bà Paris rực lửa, bày tỏ sự bất lực, tiếc nuối khi chứng kiến công trình lịch sử niên đại 850 tuổi bị tàn phá nghiêm trọng trong trận hỏa hoạn chiều tối 15-4.
"Tôi đến đây thường xuyên, ngay cả khi không phải ngày lễ vì đó là một nơi đặc biệt, gắn liền với lịch sử nước Pháp", Stephane Seigneurie, 52 tuổi, người đã sống ở Paris 25 năm nói. "Tôi có rất nhiều người bạn ở nước ngoài, mỗi lần họ đến Paris tôi đều dẫn họ đến nhà thờ. Dù đến nhiều lần nhưng mỗi lần, Nhà thờ Đức Bà Paris lại cho tôi một cảm nhận hoàn toàn khác. Nó là một biểu tượng thực sự, là trái tim của Paris, chỉ tiếc rằng...", nhân chứng Samantha Silva ngấn lệ nói.
Những tiếng khóc vang lên khắp nơi khi tháp nhọn cao nhất của nhà thờ sụp xuống và tiếp đó là sự sụp đổ của một phần mái vòm. "Paris đã biến dạng. Thành phố sẽ không bao giờ như trước đây", Philippe, một nhân viên truyền thông khoảng 30 tuổi, nói. "Tôi là người Paris, cha và ông nội tôi cũng vậy. Nhà thờ là nơi chúng tôi đưa các con trai tới xem và tôi không thể thực hiện điều đó với con trai mình. Đó là một thảm kịch. Nếu bạn cầu nguyện thì đây là lúc để cầu nguyện".
Trong khi đó, Jeanne Duffy, 62 tuổi, đến từ New York (Mỹ) cùng hai con gái sinh đôi đến xem cháu trai tham gia cuộc thi marathon ở Paris hôm 14-4. Họ muốn lên tháp chuông nhà thờ vào tối 15-4 nhưng đến phút cuối, ba người quyết định đến Disneyland Paris. "Chúng tôi rất đau lòng vì người dân New York chúng tôi cũng từng trải qua điều này", bà Duffy nói, đề cập đến vụ tấn công khủng bố ngày 11-9-2001 đã phá hủy tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới, "Về mặt di sản, điều này còn tồi tệ hơn nhiều. Đây là một kho báu thế giới. Mọi người đều biết Nhà thờ Đức Bà".
Rất nhiều người dân và khách du lịch đã quỳ gối cầu nguyện
Pháp mở cuộc điều tra hình sự
Vụ hỏa hoạn tại Nhà thờ Đức Bà Paris xảy ra từ 18h50 (theo giờ địa phương) ngày15-4. Hàng trăm lính cứu hỏa đã được huy động, sử dụng vòi phun công suất lớn chữa cháy từ cả 4 phía của nhà thờ. Họ không phun nước trực tiếp từ trên đỉnh xuống dưới vì lo sợ ảnh hưởng đến người dân xung quanh và có thể phá hủy phần còn lại của nhà thờ.
Ngay sau khi nhận được thông tin vụ cháy, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và phu nhân đã có mặt tại hiện trường, trấn an người dân và khích lệ nỗ lực cứu hỏa của đội cứu hộ. Sau 15 giờ kể từ khi xảy ra vụ cháy, ngọn lửa đã được dập tắt hoàn toàn. Mặc dù vậy, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cảnh báo "lửa có thể tiếp tục bùng lên trong vài ngày và cuộc chiến chưa hoàn toàn chấm dứt".
Nhà thờ Công giáo này đang trong quá trình tu sửa, với nhiều giàn giáo xung quanh. Hiện vẫn chưa rõ vì sao xảy ra hỏa hoạn. Lực lượng cứu hỏa nhận định hỏa hoạn có thể liên quan đến việc trùng tu đang diễn ra. Đơn vị phòng cháy chữa cháy ở Paris cho biết có thể ngọn lửa đã bùng phát ở trong hoặc xung quanh khu vực áp mái nhà thờ. Văn phòng công tố Paris ngày 16-4 đã mở cuộc điều tra nguyên nhân vụ cháy.
Nhiệm vụ này được giao phó cho Cảnh sát tư pháp, đồng nghĩa với việc đây là cuộc điều tra hình sự. Theo CNN, các điều tra viên đã bắt đầu lấy lời khai từ các công nhân trùng tu nhà thờ. Công tố viên của thành phố đã tới hiện trường vụ hỏa hoạn, trong khi các nhân viên cứu hỏa tiếp tục tiến hành khắc phục sự cố tại công trình mang tính biểu tượng của thế giới.
Hiện các chuyên gia đang đánh giá phần khung đã bị cháy đen của Nhà thờ Đức Bà để cân nhắc những bước đi tiếp theo nhằm cứu những phần còn sót lại sau thảm họa cháy. Theo Quốc vụ khanh Bộ Nội vụ Pháp Laurent Nunez, các kiến trúc sư và các chuyên gia sẽ gặp gỡ để xác định xem liệu phần khung của công trình kiến trúc này có ổn định hay không. Giới chức Pháp đang điều tra thảm họa cháy theo hướng tai nạn, nguyên nhân có thể liên quan đến công tác phục chế đang tiến hành trong nhà thờ.
Trong tuyên bố cùng ngày, Thị trưởng Paris Anne Hidalgo đã kêu gọi tổ chức hội nghị tài trợ quốc tế để chung tay phục dựng lại kiệt tác kiến trúc Nhà thờ Đức Bà. Tổng thống Macron tuyên bố sẽ kêu gọi sự giúp đỡ của những kiến trúc sư giỏi nhất để xây dựng lại công trình 850 tuổi này. Tỷ phú Pháp Francois-Henri Pinault, Giám đốc điều hành của tập đoàn Kering, cam kết đóng góp 100 triệu euro (113 triệu USD) để tái thiết nhà thờ.
Theo ANTD
Biểu tình "Áo vàng": Họ là ai? Ngay sau khi Tổng thống Emmanuel Macron thông báo sẽ áp dụng thêm một loại thuế xăng nữa để bảo vệ môi trường, nhiều người dân Pháp - chủ yếu là người nghèo - đã không khỏi phẫn nộ. Theo Bộ Nội vụ Pháp, đã có hơn 400.000 người xuống đường biểu tình, tạo thành phong trào "Áo vàng" làm điên đảo chính...