Chữa đau thần kinh tọa không dùng thuốc
Với sự phát triển của khoa học – y tế, đã có rất nhiều người bị đau thần kinh tọa có thể hồi phục sau khi điều trị bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu.
Đau thần kinh tọa là gì?
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể, được cấu tạo gồm những rễ thần kinh độc lập. Cơn đau thần kinh tọa xuất phát dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, bắt đầu từ thắt lưng qua mông, xuống cẳng chân. Đặc biệt, đau thần kinh tọa chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể.
Rất ít bệnh nhân hiểu rõ đau thần kinh tọa là gì và nguyên nhân gây bệnh
Cơn đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh này bị kích thích hoặc chèn ép ở tại khu vực hoặc gần điểm xuất phát. Có nhiều nguyên nhân phổ biến dẫn đến sự chèn ép, phổ biến là tình tình trạng hẹp ống sống, thoái hóa đĩa đệm, trượt ống sống, co thắt cơ…
Tùy thuộc vào vị trí dây thần kinh tọa bị ảnh hưởng mà triệu chứng sẽ khác nhau. Thông thường, người bị đau thần kinh tọa sẽ gặp triệu chứng đau thắt lưng, đau hông, đau ở mặt sau cẳng chân kéo dài đến bàn chân và ngón chân. Cơn đau có thể phát triển từ mức độnhẹ đến đau dữ dội với cảm giác nóng rát, tê yếu gây khó khăn khi di chuyển. Các triệu chứng càng tăng khi bạn ho, hắt hơi hoặc ngồi lâu. Nguy cơtàn phế rất cao nếu người bệnh đau thần kinh tọa điều trị muộn.
Bác sĩ Wade Brackenbury – Tổng Giám đốc phòng khám ACC cho biết, nhiều người Việt rất ít khi đến bác sĩ điều trị khi bị đau xương khớp mà chỉ tự dùng thuốc giảm đau. Vì vậy, không phải ai cũng phát hiện sớm tình trạng đau thần kinh tọa và chữa trị kịp thời. Chỉ đến khi cơn đau rõ rệt, ảnh hưởng đến chức năng vận động, người bệnh mới kiểm tra.
Để chẩn đoán đau thần kinh tọa, bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng cấu trúc cột sống và khu vực bị đau. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện kiểm tra hình ảnh như chụp cắt lớp CT và chụp cộng hưởng từ MRI. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định liệu trình điều trị phù hợp.
Theo quan điểm của các bác sĩ thần kinh cột sống, đau thần kinh tọa xuất phát do cấu trúc cột sống sai lệch chèn ép vào các rễ thần kinh, gây rối loạn sự cân bằng trong cơ thể. Vì vậy, để chữa đau thần kinh tọa từ gốc, cột sống cần được chỉnh sửa về cấu trúc tự nhiên mới có thể giải phóng các chèn ép ở dây thần kinh. Bác sĩ Wade khuyến cáo người bệnh nên tránh việc tự ý dùng uống thuốc giảm đau hoặc đắp lá theo dân gian vì không mang lại hiệu quả chữa trị mà còn gia tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng đến gan, thận và dạ dày…
Chữa đau thần kinh tọa không xâm lấn
Hiện nay, với nền khoa học – y tế phát triển, đã có rất nhiều phương pháp chữa đau thần kinh tọa không xâm lấn mang đến hiệu quả chữa trị cao, ít rủi ro hơn các phương pháp truyền thống trước đây.
Trị liệu thần kinh cột sống (nắn chỉnh xương khớp) là một khái niệm khá mới với người dân Việt Nam nhưng lại là phương pháp chữa bệnh xuất hiện trên thế giới từ lâu, được các bác sĩ xương khớp đánh giá rất cao. Với ưu điểm không xâm lấn và giải quyết triệt để sự chèn ép, trị liệu thần kinh cột sống có khả năng chữa thành công các cơn đau xuất phát do cấu trúc sai lệch chèn ép dây thần kinh. Do tính an toàn cao, trị liệu thần kinh cột sống có thể áp dụng chữa đau dây thần kinh tọa cho nhiều đối tượng khác nhau, kể cả phụ nữ mang thai và người lớn tuổi.
Không chỉ riêng thế giới mà tại Việt Nam, đã có rất nhiều bệnh nhân đau dây thần kinh tọa có thể hồi phục sau khi điều trị bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu tại Phòng khám ACC.
Video đang HOT
Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ thần kinh cột sống tại ACC có thể chỉ định phương pháp vật lý trị liệu kết hợp nhằm đẩy nhanh tốc độ hồi phục của các mô cột sống bị tổn thương.
Tuy nhiên, thời gian chữa đau thần kinh tọa của các bệnh nhân có thể khác nhau. Người bị đau thần kinh tọa cần kiên trì theo đuổi liệu trình đến cùng. Việc tự ý dừng hoặc kết hợp với phương pháp khác ngoài chỉ định của bác sĩ thần kinh cột sống có thể khiến cơn đau tái phát rất nhanh.
Để phòng ngừa đau thần kinh tọa cũng như duy trì hiệu quả điều trị, bác sĩ Wade khuyên người bệnh nên luyện tập thể dục thường xuyên (chú ý đến các nhóm cơ cốt lõi ở bụng và thắt lưng), chỉnh sửa tư thế ngồi (chọn ghế phù hợp có hỗ trợ cột sống thắt lưng) và cải thiện tư thế nâng vác đồ vật (giữ lưng thẳng, cong đầu gối, để vật nặng gần cơ thể).
Thanh Triết
Theo vietnamnet.vn
Nửa đêm đang ngủ mà bị chuột rút là bị bệnh gì?
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa.
Tuy mọi bắp thịt đều có thể bị chuột rút, nhưng bệnh hay xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Chuột rút sẽ gây nguy hiểm nếu bạn đang bơi dưới nước, ngồi gần bếp lửa, khi đang lái xe.
Những người dễ bị chuột rút
Chứng chuột rút (miền Nam gọi là vọp bẻ) thường xảy ra khi chúng ta vận động quá sức. Các đối tượng dễ bị chuột rút là vận động viên thể thao, người leo núi, leo cầu thang nhiều tầng, phụ nữ mang thai...
Lao động, tập luyện, trèo đèo leo dốc với cường độ cao, cơ thể bị mất nước, mất muối... đều dễ bị chuột rút.
Bệnh thường xảy ra trong các trường hợp: ngủ ban đêm, khi đang vận động cơ bắp trong thời gian dài liên tục, nhất là khi mệt mỏi, đói, khát nước.
Lý giải chứng chuột rút thường xảy ra vào ban đêm khi ngủ, các nhà chuyên môn cho rằng, người nào mà ban ngày lao động nặng nhọc bị mệt mỏi hoặc đứng lâu trên nền cứng, do cơ bắp không hoạt động, căng thẳng thì ban đêm bị chuột rút.
Chuột rút trong khi đang vận động thường gặp ở các bắp thịt lớn như cẳng chân và đùi.
Khi đó cơ bắp bị mệt mỏi, vận động quá lâu, quá mạnh, vận động khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, cơ thể bị mất muối làm giảm nồng độ K, Mg, Na, Ca trong máu.
Xử trí khi bị chuột rút đùi hoặc cẳng chân: uống nước, xoa bóp đùi, kéo đầu ngón và bàn chân hướng về đầu gối.
Thêm nữa, tình trạng vận động nhiều còn gây lắng đọng acid lactic trong bắp thịt, dẫn đến rối loạn dẫn truyền tín hiệu giữa dây thần kinh và cơ bắp, nên dù bộ não muốn cơ thư giãn sau khi cử động nhưng cơ vẫn tiếp tục co rút gây ra đau.
Như vậy, những người ngồi làm việc lâu, không thay đổi tư thế cũng thường bị chứng co cứng cơ. Thời tiết nóng bức mà vận động cơ thể sẽ ra nhiều mồ hôi gây mất nước và mất muối cũng rất dễ bị chuột rút khi vận động mạnh và kéo dài.
Những người sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh như statin, prednison, thuốc lợi tiểu làm giảm kali và manhê cũng dễ bị chuột rút.
Bệnh nhân bị các bệnh: tiểu đường, Parkinson, đường huyết thấp, thiếu máu, bệnh tuyến giáp, bệnh thận đang lọc máu, rối loạn tuần hoàn, bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới đều dễ bị chuột rút.
Thai phụ hay bị chuột rút từ tháng thứ 6 trở đi của thai kỳ do thiếu calcium, phospho, magnesium, do sức nặng và độ lớn của tử cung chèn ép vào các mạch máu ở chi dưới hoặc do các cơ ở chi dưới phải mang sức nặng của cơ thể.
Cách xử trí khi bị chuột rút
Đang vận động bất ngờ bị chuột rút sẽ rất đau bắp thịt, khiến phải dừng lại ngay không cử động được nữa.
Muốn khỏi đau nhanh chóng cần thực hiện các thao tác sau đây: dừng vận động, cố gắng thả chùng chi bị bệnh để thư giãn bắp thịt đang bị co rút.
Nhẹ nhàng xoa bóp bắp cơ, nếu có dầu nóng thì thoa dầu lên vùng da của bắp thịt đang bị co rút rồi xoa bóp nhẹ nhàng.
Nếu chuột rút ở cẳng chân, bạn nên nhẹ nhàng vươn duỗi cơ theo chiều đối ngược: kéo đầu ngón chân và bàn chân lên cao hướng về đầu gối.
Khi bị chuột rút bắp đùi, cần nhờ người khác kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay kia đồng thời ấn đầu gối xuống.
Trường hợp chuột rút cơ xương sườn, bạn phải hít thở sâu để thư giãn cơ hoành đồng thời xoa bóp nhẹ các bắp thịt xung quanh lồng ngực.
Uống nước trà đường nóng, cà phê pha ngọt, nước oresol, nước cam, nước chanh...
Sau khi đã qua cơn đau, về nhà bạn có thể tắm nước nóng để thư giãn bắp thịt. Bạn nên đi giày vừa chân, gót giày không quá cao.
Có thể dùng một số loại thuốc thuốc điều trị chuột rút như: vitamin E, thuốc thư giãn cơ... Bình thường chuột rút không kéo dài và không gây nguy hiểm.
Nhưng nếu chuột rút xảy ra khi đang lái xe, điều khiển máy móc, đang bơi dưới nước... thì có thể gây tai nạn, chết đuối.
Nếu thỉnh thoảng bạn mới bị chuột rút thì không đáng ngại.
Nhưng nếu bạn thường xuyên bị chuột rút, hoặc bị chuột rút gây đau đớn, thì cần đi khám bệnh, xét nghiệm để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh gây ra chuột rút.
Phương pháp phòng bệnh
Bạn hoàn toàn có thể phòng tránh chuột rút bằng cách: uống nước đầy đủ, tốt nhất là các loại nước giàu chất khoáng như: nước oresol, nước chanh đường muối, nước dừa... trước, trong và sau khi luyện tập, lao động, đi bộ, leo núi.
Khởi động thật tốt trước khi vận động cơ thể, trước mỗi buổi tập. Tập thư giãn cơ bắp trước và sau mỗi lần tập luyện.
Tập vươn duỗi chân vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy. Khi ngồi, co bàn chân về phía đầu gối càng cao càng tốt, để máu dễ dàng lưu thông ở bắp thịt cẳng chân.
Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ các chất: đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Hạn chế dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia. iều trị tích cực các bệnh là nguyên nhân gây chuột rút nói trên.
Theo Soha
Tuổi càng cao xương khớp càng dễ bị thoái hóa Loãng xương, thoái hóa cột sống, trượt đốt sống đe dọa sức khỏe người lớn tuổi. Ảnh minh họa Theo bác sĩ Paul D'Alfonso, giám đốc một trung tâm chăm sóc sức khỏe trị liệu thần kinh cột sống tại TP HCM, tuổi tác là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa xương khớp và cột sống. Tuổi càng cao,...