Chưa đạt mục tiêu về đào tạo các nghề tiên tiến
Ông Trương Anh Dũng (ảnh)- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐTBXH) cho biết như vậy về việc triển khai đề án dạy nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) theo Quyết định số 1956 của Chính phủ.
Việc đào tạo nghề cho LĐNT thời gian qua đã đạt kết quả ra sao, thưa ông?
- Từ năm 2010 – 2016, đã có trên 5 triệu LĐNT được học nghề. Trong đó gần 3,5 triệu LĐNT đào tạo theo Quyết định 1956 của Chính phủ với trên 40% học nghề nông nghiệp, gần 60% học nghề phi nông nghiệp. Kết quả này đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 28% (khu vực nông thôn 8,4%) năm 2009 lên 53% (nông thôn 14,5%) năm 2016.
Ông có thể điểm lại những mô hình dạy nghề và tạo việc làm nâng cao hiệu quả cho người nông dân?
- Hiện nay hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT triển khai theo 4 nhóm mô hình, đạt hiệu quả cao. Đó là mô hình đào tạo nghề nông nghiệp gắn với phát triển vùng chuyên canh, chăn nuôi tập trung là thế mạnh của địa phương. Thứ hai là mô hình đào tạo nghề phi nông nghiệp theo vị trí làm việc tại doanh nghiệp. Mô hình được thực hiện trên cơ sở chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào vùng nông thôn.
Thứ 3 là đào tạo nghề tiểu thủ công nghiệp gắn với việc phục hồi và phát triển làng nghề. Sau học nghề lao động có thể trực tiếp làm tại cơ sở bao tiêu sản phẩm, thành lập các tổ, nhóm sản xuất hoặc nhận mẫu gia công tại gia đình.
Thứ 4 là mô hình đào tạo nghề máy trưởng, thuyền trưởng tàu cá hạng 4 cho ngư dân tàu đánh cá xa bờ, được thực hiện tại 28 tỉnh ven biển… Tất cả các mô hình trên đã được tổng kết và chỉ đạo nhân rộng trong cả nước.
Video đang HOT
Dạy nghề trồng hoa công nghệ cao tại Đà Lạt. ảnh: Minh Nguyệt
Quá trình đào tạo nghề cho LĐNT nảy sinh khó khăn đáng tiếc nào, thưa ông?
- Chương trình vẫn còn những hạn chế, khó khăn: các nghề đào tạo còn dàn trải, mức chi các địa phương phê duyệt còn thấp; công tác tư vấn, hướng nghiệp còn hình thức, chưa hiệu quả. Do đó, đối chiếu với các mục tiêu đề ra về đào tạo nghề tiên tiến, chuyển dịch sang công nghiệp, dịch vụ… chưa đạt được.
Theo ông, việc dạy nghề cho LĐNT cần đi theo hướng nào?
- Theo tôi, để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT, điều mấu chốt và quan trọng cần thực hiện xác định, lựa chọn nghề đào tạo cụ thể và tư vấn cho lao động lựa chọn đúng nghề cần học. Cụ thể đối với nghề nông nghiệp cần tập trung đào tạo các ngành nghề về kỹ thuật, công nghệ ứng dụng và quản lý sản xuất. Đào tạo nghề để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất sạch, hữu cơ, tiến tới nông nghiệp hiện đại.
Xin cảm ơn ông!
Giai đoạn 2016-2020, đào tạo nghề cho LĐNT được đưa vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với yêu cầu “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn”. Mục tiêu đào tạo nghề 5,5 triệu LĐNT (1,4 triệu người học nghề nông nghiệp, 4,1 triệu người học nghề phi nông nghiệp). Sau học nghề, ít nhất 80% số người học có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng năng suất, thu nhập cao hơn.
Theo Danviet
Đào tạo nghề ở Việt Nam quá nặng về lý thuyết
Một số chuyên gia nước ngoài cũng cho rằng đào tạo nghề ở Việt Nam ít theo tiêu chuẩn quốc tế, chủ yếu học lý thuyết nên ra trường không làm được việc ngay.
Chiều 24-6, Bộ LĐ-TB&XH tổ chức hội thảo giải pháp đồng bộ nâng cao chất lượng dạy nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế.
Ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng Cục trưởng Tổng Cục dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH), khẳng định thời gian qua lao động qua đào tạo nghề đảm nhận nhiều vị trí công tác phức tạp mà trước đây do chuyên gia nước ngoài thực hiện. Đặc biệt, khoảng 70% học sinh tìm được việc làm.
Tuy nhiên, ông Minh thừa nhận đào tạo nghề chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động về tay nghề, các kỹ năng mềm như tác phong công nghiệp; chương trình đào tạo ít được cập nhật theo sự phát triển của khoa học, công nghệ; sự gắn kết doanh nghiệp với cơ sở dạy nghề lỏng lẻo...
Nhiều đại biểu cho rằng cần tăng cường đào tạo thực hành cho sinh viên trường nghề. Ảnh: VIẾT LONG
Ngoài ra, một số chuyên gia nước ngoài cũng cho rằng đào tạo nghề ở Việt Nam ít theo tiêu chuẩn quốc tế, chủ yếu học lý thuyết nên ra trường không làm được việc ngay.
Theo ông Minh để khắc phục những hạn chế cần gắn kết chặt chẽ giữa dạy nghề và thị trường lao động, kết nối cung, cầu giữa nhà trường và doanh nghiệp, bảo đảm người học có việc làm sau tốt nghiệp. Xây dựng chuẩn đầu ra, đổi mới chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp dạy và học nghề.
Bên cạnh đó, cần phát triển đội ngũ giáo viên bằng cách bồi dưỡng, bảo đảm 100% nhà giáo dạy các ngành, nghề trọng điểm quốc gia, quốc tế và khu vực ASEAN được bồi dưỡng đạt chuẩn về kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học.
Ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, đề nghị tiếp tục chuyển giao chương trình đào tạo từ các nước phát triển. Đồng thời, phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng hiện đại, phát triển hệ thống kiểm định chất lượng độc lập, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Đặc biệt, nâng cao tay nghề tiếp cận trình độ các nước phát triển và nâng cao trình độ ngoại ngữ.
Ông Đào Ngọc Dung cũng mong muốn Chính phủ sớm xác định cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương về giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở đánh giá về hiệu quả quản lý điều hành cũng như thuận lợi cho việc gắn kết với việc làm và thị trường lao động.
VIẾT LONG
Theo Phapluat
Những người trẻ khởi nghiệp ở quê Những năm gần đây, nhiều thanh niên ở các vùng nông thôn khó khăn của tỉnh đã khởi nghiệp thành công với mô hình kinh tế trang trại để vươn lên thoát nghèo. Sau một thời gian bôn ba ở TP. Hồ Chí Minh, anh Đặng Hồng Lĩnh trú thôn 3, xã Tiên Thọ (Tiên Phước) quay về làm ăn trên mảnh đất...