“Chúa đảo” Tuần Châu và đạo diễn Việt Tú tranh cãi về 2 vở kịch
Ông Đào Hồng Tuyển và Đạo diễn trẻ Việt Tú đã có những chia sẻ về quá trình phối hợp để sản xuất ra vở kịch thực cảnh “Thủa ấy xứ Đoài”.
Mới đây, dư luận đang hướng sự chú ý về tranh cãi giữa Đạo diễn Việt Tú và “Chúa đảo Tuần Châu”- ông Đào Hồng Tuyển xung quanh hai vở kịch “Tinh hoa Bắc Bộ” và “Thủa ấy xứ Đoài”. Vụ việc diễn ra sau khi Tập đoàn Tuần Châu đầu tư vốn cho đạo diễn Việt Tú để thực hiện vở kịch thực cảnh đầu tiên có tên “Thủa ấy xứ Đoài” diễn ra tại Sài Sơn – Chùa Thầy vào tháng 6.2017. Được biết vở kịch này tiêu tốn tới hàng triệu đô của Tập đoàn Tuần Châu, sử dụng trực tiếp diễn viên là 140 người dân Sài Sơn để tái tạo khung cảnh nguyên gốc làng quê Bắc Bộ, nhà thủy đình 10 tấn nhô lên từ mặt nước, vở diễn là sự kết hợp giữa chất liệu dân tộc với hiệu ứng âm thanh ánh sáng hiện đại.
Thuỷ đình nguyên bản nặng gần 10 tấn trong “Thủa ấy xứ Đoài”
Thế nhưng bất ngờ chỉ sau 10 buổi công diễn, vở kịch “Thủa ấy xứ Đoài” đã đóng lại. Ngày 28.10, vở “Tinh Hoa Bắc Bộ” ra mắt với danh xưng “sân khấu thực cảnh đầu tiên tại Việt Nam” trên cùng một không gian sâu khấu và địa điểm Sài Sơn.
Khi được hỏi về lý do vì sao vở diễn “Thủa ấy xứ Đoài” được đầu tư công phu nhưng lại đóng cửa sớm. Ông Đào Hồng Tuyển chia sẻ: “Tôi nói thật, Việt Tú làm chưa tới đâu cả, chưa chạm được vào trái tim của mọi người nhưng giữ danh dự cho cậu ấy nên tôi không nói ra. Mà cậu ấy tiêu tốn của tôi không biết bao nhiêu tiền cho đến giờ này. Tiêu công nhân, tiền nông dân luyện tập hàng năm trời, đạo cụ sắm sửa… bây giờ phải bỏ hết… Vậy mà khi xem xong, trước mặt Việt Tú người ta khen ngoại giao, sau lưng Tú, trước mặt tôi thì người ta đều lắc đầu”, ông Đào Hồng Tuyển nói”.
Video đang HOT
Đạo diễn Việt Tú (trái) và ông Đào Hồng Tuyển.
Về phía đạo diễn Việt Tú, anh lại có những băn khoăn, bức xúc khác. Anh cho rằng vở kịch bị đóng cửa bởi những lý do khác nằm ngoài chuyên môn: “Cho đến thời điểm này tôi chưa nhận được bất kỳ lời phàn nàn nào về chất lượng cũng như yêu cầu sửa chữa hay thay đổi vở diễn từ nhà đầu tư… Trong dự án này tôi chỉ lấy 40% số lương đáng lí mình được hưởng, đổi lại là 10% kinh phí bán vé trong suốt vòng đời của sản phẩm. Và có thể đây là mấu chốt của việc xuất hiện lí do vở diễn không đạt yêu cầu như họ đang quy chụp?”.
“Tinh hoa Bắc Bộ” ra mắt quần chúng vào tháng 10.2016.
Sự trùng hợp về cách thức biểu diễn (sử dụng toàn bộ diễn viên là nông dân, thực cảnh được đầu tư qui mô…) cũng là điều gây tranh cãi khá nhiều trong dư luận. Đạo diễn Việt Tú khẳng định đây là ý tưởng của anh, ai cũng rõ điều này, vấn đề còn lại là lòng tự trọng và đạo đức mà thôi. Ông Đào Hồng Tuyển cho hay: “Tôi khẳng định lại, ý tưởng về vở thực cảnh đầu tiên tại Việt Nam là của tôi và tôi thuê đạo diễn Việt Tú làm. Tôi đã bỏ rất nhiều tiền cho dự án này nhưng hiệu quả không đạt được như mong muốn nên phải bỏ đi để thuê đạo diễn khác. Và cái đó là quyền của ông chủ, quyền của nhà đầu tư. Chẳng có ai lại dại đến mức bỏ tiền ra rồi giờ tốn thời gian, tốn công sức… để bỏ đi. Nếu Tú làm tốt thì tôi bỏ đi làm gì”.
Đạo diễn Việt Tú nhấn mạnh anh không muốn rỡi vào bẫy tranh cãi, từ đó PR miễn phí cho bất kỳ sản phẩm nào. Đạo diễn trẻ khẳng định rằng vở diễn “Thủa ấy xứ Đoài” của anh được đăng ký bản quyền vào tháng 8.2016. Để chấm dứt những tranh cãi ông Đào Hồng Tuyển cho rằng, nếu đạo diễn Việt Tú sửa lại kịch bản, ông sẽ sắp xếp cho đạo diễn Việt Tú một suất diễn, nghĩa là một đêm diễn hai suất. Ví dụ, suất của đạo diễn Việt Tú trước rồi suất của người khác kế tiếp. Vì mỗi suất có thời lượng 45 phút, từ 7h30 đến 8h30 một suất, từ 8h30 đến 9h30 một suất.
“Tôi khuyên Tú hôm nào gặp lại tôi, anh em ngồi nói chuyện với nhau, chứ càng nói Tú lại càng sai đấy… “, ông Tuyển nói thêm.
Theo Danviet
Bệnh tim có thể sẽ giết chết đạo diễn Lưu Trọng Ninh bất cứ lúc nào
"Với bệnh tim, người ta cấm tôi làm phim nhưng tôi không ngại gì cả. Cái chết sướng nhất là chết trên chiến trường". Lưu Trọng Ninh nói.
Chiều 25.10, Lưu Trọng Ninh có mặt tại buổi họp báo ra mắt phim Thương nhớ ở ai do ông làm đồng đạo diễn. Nghệ sĩ sinh năm 1956 cho biết đây là một trong những tác phẩm khiến ông và ê-kíp tốn nhiều công sức nhất cả về tiền kỳ và hậu kỳ. Lưu Trọng Ninh mất hàng năm trời để casting diễn viên cho dự án này. Các phân cảnh trong phim được thực hiện rải rác ở 18 làng quê khắp các tỉnh Bắc bộ và Trung bộ. Việc ghép hình ảnh 18 làng quê thành một làng Đông trong Thương nhớ ở ai với hơn 2000 cảnh quay phải làm kỹ xảo đã tiêu tốn gần 3 năm công sức thực hiện của ê-kíp hậu kỳ.
Đạo diễn Lưu Trọng Ninh (giữa) tại buổi họp báo chiều 25.10.
Thương nhớ ở ai được chuyển thể từ tiểu thuyết Bến không chồng của nhà văn Dương Hướng. Trước đây, Lưu Trọng Ninh từng thành công khi thực hiện phiên bản điện ảnh của tiểu thuyết này. Chia sẻ lý do tiếp tục chuyển thể Bến không chồng lên màn ảnh nhỏ, đạo diễn sinh năm 1956 cho biết: "Tôi được đạo diễn Đỗ Thanh Hải đề xuất làm một bộ phim truyền hình thật chất lượng về làng quê Việt Nam. Tôi thực sự không muốn làm lại 'Bến không chồng' mà muốn thực hiện một bộ phim về làng quê Nam bộ. Tuy nhiên, khi vào miền Nam và đề xuất chuyển thể truyện của Nguyễn Ngọc Tư lên phim, tôi mới biết được truyện của cô ấy đã được mua bản quyền hết rồi nên đành phải chịu". Để phiên bản truyền hình thoát khỏi cái bóng của phiên bản điện ảnh, Lưu Trọng Ninh đã xây dựng lại toàn bộ kịch bản và hệ thống diễn viên.
Đứng vị trí đồng đạo diễn với Lưu Trọng Ninh trong Thương nhớ ở ai là Hoàng Tích Thiện. "Tôi là kẻ độc tài nên việc phim của tôi có thêm một đạo diễn nữa có thể được cho là rất khác thường". Chia sẻ lý do có sự ngoại lệ này, đạo diễn Lưu Trọng Ninh cho biết ông được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh tim rất nặng từ nhiều năm nay. Trước khi bấm máy Thương nhớ ở ai cách đây 3 năm, sức khỏe của ông đi xuống đến mức đạo diễn nhận thấy mình có thể chết trên trường quay bất cứ lúc nào. Do đó, Lưu Trọng Ninh đề nghị đơn vị sản xuất phân công thêm một đạo diễn đồng hành với mình để 'phòng trường hợp tôi nằm xuống thì vẫn còn có người tiếp tục'. "Khi làm phim này, sức khỏe của tôi cực yếu. Tôi nhiều lần phải dừng đoàn quay để tập ngồi thiền cho qua cơn đau. Cảm thấy khỏe lên, tôi lại ra chiến đấu. Tình trạng ấy kéo dài trong suốt mấy tháng trời. Tôi nghĩ đó là cuộc chiến đấu xứng đáng được trả ơn".
'Thương nhớ ở ai' tái hiện cuộc sống của những người phụ nữ nông thôn thời hậu chiến.
Bất chấp điều kiện sức khỏe và những lời cảnh báo từ bác sĩ, đạo diễn Lưu Trọng Ninh vẫn miệt mài với các dự án phim. Sau khi Hoa cỏ may phần 3 và Thương nhớ ở ai lên sóng, ông đang ấp ủ kế hoạch chuyển thể tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du thành phim. Khi được hỏi tại sao không tạm gác lại các dự án để tập trung cải thiện sức khỏe, đạo diễn Lưu Trọng Ninh cho biết: "Với bệnh tim, người ta cấm tôi làm phim nhưng tôi không ngại gì cả. Cái chết sướng nhất là chết trên chiến trường". Ngoài ra, ông còn khẳng định: "Tôi ân hận nhất là đã gặp bác sĩ. Tôi trốn bác sĩ từ lâu rồi. Thay vào đó, tôi tự chữa bệnh cho mình".
Đạo diễn Lưu Trọng Ninh.
Nhìn lại quãng thời gian gần 20 năm làm phim, đạo diễn Lưu Trọng Ninh tự nhận thấy tình yêu điện ảnh của ông bây giờ đã tỉnh táo hơn, chứ không giống con thiêu thân như trước. "Trước đây tôi dám làm phim dù chưa có kịch bản trong tay. Với nhiều phim truyền hình, tôi vừa làm vừa viết kịch bản. Đó là vì tôi quá tự tin. Đến bây giờ, tôi cho đó là điều ngớ ngẩn nên thường chuẩn bị kịch bản rất kỹ trước khi bấm máy. Tuy nhiên, năng lượng và ý chí của tôi dành cho làm phim ở thời điểm hiện tại không hề thua kém ngày xưa", đạo diễn khẳng định.
Theo Chi Anh (Ngôi Sao)
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đăng tin khẩn nhờ hỗ trợ tìm kiếm mẹ ruột 80 tuổi đi lạc Đông đảo người hâm mộ đang chia sẻ để đạo diễn Nguyễn Quang Dũng mau chóng tìm được mẹ. Trên trang cá nhân của mình, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đã phải nhờ cộng đồng mạng chia sẻ thông tin về việc mẹ ruột của mình đi lạc. Theo đó, mẹ của anh nay đã 80 tuổi, sức khoẻ tốt nhưng lẫn trí...