Chưa cưới, chồng bảo vợ đưa mẹ giữ hộ tiền vàng được mừng
Chồng mình là người chăm chỉ, chịu khó, hiền lành, thương yêu vợ con, duy chỉ có một điều làm mình khó chịu là chồng quá hiếu thảo và nghe lời mẹ.
Chồng mình hiện làm nhân viên bảo hiểm, thu nhập mỗi tháng cũng được ngót ngét 20 triệu. Còn mình hiện đang làm công việc nhân sự ở một công ty nước ngoài, thu nhập bằng nửa anh. Bố chồng mình đã mất cách đây chục năm, em gái mới lập gia đình nên căn nhà ở Thường Tín bỏ không, chỉ mình mẹ anh sống.
Từ khi bàn chuyện cưới hỏi hai bên, mẹ anh đã đề nghị vợ chồng mình về ở cùng với bà, sau này có con cái bà chăm lo cho, hai đứa chỉ việc đi làm và phấn đấu cho sự nghiệp. Mình nghĩ nếu thuê nhà trên phố xong rước bà lên ở cùng thì bất tiện và bao khoản phát sinh nên về sống cùng bà ở quê lợi hơn. Chỉ mất công đi làm xa, mỗi ngày hơn ba chục cây số cả đi cả về chứ chẳng ít.
Trước đây, chưa tính chuyện cưới xin gì thì tiền nong giữa 2 đứa mình rạch ròi, tiền ai người ấy tự tiêu, tự giữ. Đi chơi hay ăn uống gì đều chia đôi hoặc có lần anh trả có lần mình trả. Nhưng hiện giờ, chuẩn bị cho lễ cưới tốn khá nhiều chi phí, hơn nữa chúng mình sắp là vợ chồng nên từ 2 tháng trước, mình đã đề nghị anh đưa lương cho mình giữ luôn. Lúc đó, anh chẳng hỏi han gì mà gật đầu đồng ý nên mình khá yên tâm.
Tháng đầu, mình thấy anh chỉ đưa cho mình 2 triệu. Hỏi anh tiền đâu hết rồi thì anh bảo anh đưa cho mẹ cầm. Lúc đó mình chỉ nghĩ, mẹ anh chuẩn bị đám cưới cho hai đứa chắc phải chi tiêu nhiều nên cũng không thắc mắc gì thêm.
Nhưng đến tháng này, anh chỉ đưa có 1 triệu, số còn lại vẫn đưa cả cho mẹ. Trong khi tuần trước xuống nhà chơi, mình tế nhị hỏi thăm chuyện tiền nong cho đám cưới, rõ ràng mẹ anh đã bảo chuẩn bị đầy đủ hết cả rồi các con không phải lo gì nữa.
Mấy hôm nay suy nghĩ, đắn đo mãi mình mới thẳng thắn gọi anh ra hỏi lý do vì sao không đưa lương cho mình giữ. Nếu sau này vợ chồng sống chung với mẹ, đưa mẹ mỗi tháng 4-5 triệu tiền chi tiêu còn lại đưa vợ giữ để tiết kiệm thì được, nhưng sao lại đưa cả cho mẹ mà chỉ giữ lại 1-2 triệu để tiêu như vậy.
Đến bây giờ thì anh mới kể, từ ngày đi làm, dù lương ít hay nhiều thì anh cũng chỉ giữ lại 2-3 triệu để tiêu cá nhân còn lại đưa mẹ giữ hộ. Mẹ cũng nói với anh rằng, trước và sau khi lấy vợ thì tiền của anh vẫn phải do bà giữ, không được đưa cho vợ đồng nào. Sau này mỗi tháng tiền ăn uống và điện nước bằng thu nhập của mình thì mình đóng góp cho mẹ chồng, còn thu nhập của anh đưa mẹ giữ hộ, tích lũy, khi nào cần thì lấy, chứ chúng mình giữ nhiều khi không yên tâm.
Video đang HOT
Không những thế, anh còn đề nghị thẳng thắn luôn rằng, tiền lãi đám cưới và toàn bộ vàng cưới cũng sẽ đưa hết cho mẹ chồng giữ. Vợ chồng mới cưới mà cứ cầm tiền trong người rồi tiêu, rồi làm mất thì lúc ấy còn khổ hơn. Mình méo mặt.
Mang chuyện này lên cơ quan tâm sự thủ thỉ với các các chị em đã có kinh nghiệm, họ đều khuyên mình về nói chuyện lại với chồng. Chứ ở đời, chẳng ai dại gì đưa hết tiền vàng cho mẹ chồng giữ hộ cả. Lúc đưa vào thì dễ chứ rút ra thì cứ như ăn xin đồng tiền mình làm ra vậy.
Hôm qua, sau một thời gian suy nghĩ kĩ, mình đã chủ động tìm anh nói lại chuyện này. Mình nhỏ nhẹ bảo: từ khi bố mất, mẹ đã vất vả nhiều để nuôi anh. Nay có thêm con dâu, tốt nhất nên để em chăm sóc lại mẹ. Mẹ cũng già rồi, cần thời gian nghỉ ngơi, hưởng thụ cuộc sống chứ không phải thêm con là thêm lo.
Hơn nữa, vợ chồng mình đã trưởng thành, không nên dựa dẫm, ỷ lại vào mẹ. Cho nên em tính thế này, tiền lương của em và anh cộng lại, một phần đưa mẹ sinh hoạt, một phần nhỏ đưa bà giữ như trước để bà không tự ái, còn lại gửi tiết kiệm phòng thân. Mẹ chưa biết lương em thì khoản đó để tiết kiệm riêng.
Không biết vì cố tính hay hiểu sai ý mà anh ngay lập tức đùng đùng bỏ về và nói mình là kẻ hay tính toán, vụ lợi cho bản thân mà chẳng biết nghĩ đến ai. Rồi là anh rất thất vọng và chán nản khi cưới phải cô vợ như mình.
Mình cảm thấy buồn về cách ứng xử của chồng nhưng chẳng biết làm gì khi đám cưới cũng chỉ còn 3 tháng nữa là diễn ra. Hay là mình cứ chấp nhận để mẹ chồng giữ hộ tiền vàng nhỉ?
Theo VTC
Trình độ tiết kiệm thượng thừa của đàn ông "mẫu mực"
Sau khi quyết định đưa hết tiền mặt, tiền vàng cho chồng, cô mới thấu hiểu hết cảnh ngộ bí bách, mệt mỏi mà mình phải chịu, cộng thêm sâu sắc cảm nhận đức tính tiết kiệm của chồng mình đã đạt tới trình độ thượng thừa thế nào.
Sắp cập ngưỡng 30 tuổi, không chỉ bố mẹ cô, anh em họ hàng nhà cô, bạn bè cô sốt ruột hộ cô chuyện chồng con, mà đến bản thân cô cũng thấy thòm thèm một mái ấm gia đình với tiếng cười trẻ thơ.
Vừa hay người quen mai mối cho một đám, nghe điều kiện tương đối phù hợp, lại còn được đính kèm câu "trai mẫu mực đấy, tóm ngay kẻo lỡ", cô vui mừng hớn hở đi gặp mặt chàng. Chàng hơn cô 2 tuổi, không quá già đối với một người đàn ông độc thân. Ấn tượng ban đầu của cô về chàng là chàng hơi nghiêm túc quá, có phần cứng nhắc và một chút gì đó bảo thủ. Nhưng chả sao, không thái quá thì vẫn chấp nhận được. Hơn nữa, với tính cách kiểu vậy, chàng mới có đời sống lành mạnh, tránh xa nhậu nhẹt chơi bời, chăm chỉ làm việc, không yêu đương lăng nhăng chứ! Bà mối nhận xét mẫu mực cũng không ngoa.
Ảnh minh họa
Quen nhau tìm hiểu cỡ 2 tháng, gia đình đôi bên cứ vun vào, giục cô kết hôn đi thôi, có tìm hiểu nữa chỉ đến thế chứ hơn được gì. Cô thấy khá hợp lý, tuổi cô sao chơi được trò yêu đương dông dài như các em trẻ trung nữa. Người như chàng thích hợp là người đàn ông của gia đình, cô đi đâu để tìm được đối tượng tốt hơn chàng đây? Nghĩ thế, cô gật đầu cái rụp, lên xe hoa về nhà chàng chỉ sau 3 tháng quen nhau với khoảng dăm bẩy bận hẹn hò.
Cưới xong, gia đình hai bên tạo điều kiện cho đôi trẻ một mái ấm riêng, thực ra mục đích là tạo không gian tự do cho vợ chồng son để các ông bà nhanh được bế cháu ấy mà. Cô không phải làm dâu, chẳng vướng bận mối quan hệ với mẹ chồng, anh em họ hàng nhà chồng thì khá dễ mến. Nhưng sau 3 tháng ngắn ngủi, cô vẫn thấy cuộc hôn nhân của mình bí thở không sao tả xiết. Và nguyên nhân duy nhất, chính đến từ đức lang quân "vợt" vội của cô!
Ngay khi trở về từ tuần trăng mật, chàng đã tuyên bố với cô, từ giờ về sau lương cô hàng tháng phải nộp 100% cho chàng, cấm được giấu quỹ đen tiêu riêng. Tiền nong chàng sẽ "tay hòm chìa khóa", vì chàng tự tin bản thân tiết kiệm hơn cô cả vạn lần. Mỗi tháng chàng đưa lại cô một khoản tiêu vặt cố định, phát sinh chuyện gì phải thật hợp lí chàng mới duyệt đưa thêm. Tiền chợ búa cơm nước cũng do chàng phát cho cô, mỗi tuần một lần, chứ không đưa cả tháng vì sợ vợ cầm tiền cục trong tay lại vung tay quá trán.
Ban đầu cô cực lực phản đối kế hoạch đó, thế khác gì cầm tù cô về mặt tiền nong. Nhưng chàng kiên quyết không nhượng bộ, khăng khăng giữ nguyên đề nghị của mình. Chàng nói, chàng là thủ quỹ nhưng tiền nong có bao nhiêu sẽ công khai đàng hoàng cho cô biết, chàng tiêu gì cũng báo với cô, tiền tiêu vặt hàng tháng của 2 người là như nhau, với lại chàng vì tương lai của gia đình, sau này còn mua xe, nuôi con nữa chứ vì ai. Thấy chàng minh bạch tài chính, lại nghĩ cho gia đình, nữa là trước nay chàng luôn được mọi người tín nhiệm, cô bấm bụng đồng ý. Quan trọng cô hiểu chàng sẽ chẳng bao giờ nhượng bộ mình cả.
Nhưng sau khi quyết định đưa hết tiền mặt, tiền vàng cho chồng, cô mới thấu hiểu hết cảnh ngộ bí bách, mệt mỏi mà mình phải chịu, cộng thêm sâu sắc cảm nhận đức tính tiết kiệm của chồng mình đã đạt tới trình độ thượng thừa thế nào.
Khi bắt đầu về sống chung, chàng đã kiểm kê một loạt tài sản của cô, bao gồm quần áo, mỹ phẩm, đồ dùng... Từ đó, hễ cô có món gì mới, chàng liền tra hỏi nguồn gốc tận nơi, xem có phải cô giấu quỹ đen để sắm sửa riêng cho mình hay không. Có đứa bạn đi công tác về, mua cho cô cái váy, cô vừa mặc định đi làm thì chàng phát hiện ra, gọi giật cô lại truy hỏi. Cô khai thật chàng còn chưa tin, phải đến khi chính miệng bạn cô xác nhận lại thì chàng mới tạm tha cho cô. Bữa đó cô giận sôi người, lại bị muối mặt với bạn nữa chứ.
Ảnh minh họa
Cô đi tắm, bữa nào đi ra quên tắt điện là thể nào cũng phải nghe một trận quát mắng từ chồng. Qua hai, ba lần cô bị ám ảnh, thành ra lúc tắm xong cứ phải lượn đi lượn lại vài lần, chắc chắn rằng mình đã tắt điện mới yên tâm, kẻo chàng mà bắt quả tang thì cô phải ngồi cả tiếng nghe chàng giáo huấn về đức tính tiết kiệm cần được đề cao như thế nào. Máy giặt trong nhà hỏng, cô muốn gọi thở sửa nhưng chàng ngăn cản, tuyên bố "xanh rờn": "Giặt tay vừa tập thể dục giảm béo, vừa tiết kiệm điện."
Vụ tiền chi tiêu chàng phát cho cô thì cô quá ngán ngẩm chẳng còn muốn nhắc đến. Cứ chiếu theo ý chàng, ăn uống trong nhà phải căn ke từng đồng không nói, cô cũng chẳng có đâu mà mua sắm thi thoảng cái váy hay thỏi son để chưng diện. Rủ chàng đi xem phim, hay café đổi gió thì chàng càu nhàu: "Ra ngay công viên gần nhà mà hóng gió, vừa mát vừa không mất tiền!"
Cuộc sống của cô khắc khổ, làm việc quần quật mà chẳng hề biết đến hưởng thụ, giải trí là gì. Cộng thêm mấy chuyện lặt vặt lông gà vỏ tỏi trong gia đình, khiến mới có 3 tháng sống chung cô đã thấy ngột ngạt, khó thở vô cùng. Vẫn biết rằng chàng không tiêu pha gì cho bản thân, tiền nong đều để vào quỹ chung của gia đình, nhưng sức kiên nhẫn của cô đã sắp bị bào mòn hết, dù cho mỗi lần chán nản cô đều cố gắng nghĩ đến các điểm tốt của chàng.
Bây giờ thì cô thật sự hối hận rồi, giá như hồi trước dù có sốt sắng chuyện chồng con đến đâu cô vẫn nên tìm hiểu thật kĩ đối tượng trước, đừng có bị cái mác "mẫu mực" dắt mũi mà vội gật đầu đưa chân!
Theo Giang Phạm / Thời Đại
Trở về nhà sau 6 năm, tôi cay mắt khi nhìn thấy cảnh chồng con hạnh phúc Trước khi đi, tôi còn lấy hết tiền vàng trong nhà và không để lại cho chồng một đồng tiền nào. Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy ghê tởm chính bản thân mình. Tôi là một người đàn bà tồi tệ. Những gì mà tôi phải gánh chịu ngày hôm nay chính là cái giá mà tôi phải trả. Chỉ tiếc rằng khi...