Chưa có thông tin về người Việt bị thương vong trong động đất ở Nepal
Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và Bangladesh ngày 26/4 cho biết hiện chưa có thông tin về công dân Việt Nam bị thương vong trong trận động đất mạnh 7,8 độ richter ở Nepal một ngày trước đó.
Cho tới ngày 26/4, trận động đất tại Nepal đã làm gần 2.000 người thiệt mạng. Hơn 4.700 người cũng bị thương. (Ảnh: EPA)
Ngay sau khi xảy ra vụ động đất tại Nepal ngày 25/4, Bộ Ngoại giao đã có điện yêu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam tại Ấn Độ, Bangladesh khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng của Nepal, Ấn Độ, Bangladesh tìm hiểu có hay không công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ động đất.
Ngày 26/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và Bangladesh cho biết hiện chưa có thông tin về công dân Việt Nam bị thương vong và đang tiếp tục khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tại sở tại và tại Nepal theo dõi sát, tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan đến công dân Việt Nam.
Để Bộ Ngoại giao có thể kịp thời hỗ trợ, xin đề nghị các gia đình có người thân đang ở Nepal hoặc những ai có thông tin về công dân Việt Nam có thể là nạn nhân của vụ động đất thông báo ngay theo số điện thoại đường dây nóng phục vụ công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài ( 84981848484 và 84462844844) hoặc đường dây nóng của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ ( 911126879852) và đường dây nóng của Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh ( 88029854052)”.
Video đang HOT
An Bình
Theo Dantri
Mỹ tiếp tục cảnh báo Trung Quốc trên Biển Đông
Mỹ liên tiếp có các phản ứng trước hành vi khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ngày 13/5, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ tiếp tục lên tiếng cảnh báo hành vi "khiêu khích" của Trung Quốc trên Biển Đông trong cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng John Kerry với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị.
Căng thẳng tại Biển Đông đang gia tăng sau khi Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam, vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Ngang ngược hơn, tàu Trung Quốc còn sử dụng vòi rồng để tấn công và húc thẳng vào tàu công vụ Việt Nam, buộc Việt Nam phải áp dụng các biện pháp đáp trả thích đáng.
Tàu Trung Quốc bắn vòi rồng vào tàu cảnh sát biển Việt Nam
Trong cuộc họp báo ngày hôm qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết Ngoại trưởng Kerry đã có cuộc điện đàm với ông Vương Nghị để bàn về tình hình hiện nay trên Biển Đông và những diễn biến ở Triều Tiên.
Bà Psaki nói: "Trong cuộc điện đàm này, ông Kerry tuyên bố rằng việc Trung Quốc đưa giàn khoan và nhiều tàu hộ tống vào vùng biển Việt Nam là hành vi khiêu khích."
"Ông Kerry hối thúc các bên làm giảm bớt căng thẳng, đảm bảo hoạt động an toàn cho các phương tiện trên biển, và giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình tuân thủ pháp luật quốc tế."
Trước đó, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Biển Đông của Úc cho rằng hành động kéo giàn khoan HD-981 vào vùng biển Việt Nam của Trung Quốc đã thách thức trực tiếp tới lợi ích của Mỹ trên Biển Đông, đó là quyền tự do hàng hải trong khu vực, cũng như giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
Tuy nhiên, trong cuộc điện đàm trên, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc lại đổ lỗi cho Mỹ đã gây ra căng thẳng trên Biển Đông chứ không phải Trung Quốc, đồng thời yêu cầu Mỹ "hành động và phát ngôn thận trọng".
Trung Quốc vẫn khăng khăng luận điệu cũ rích rằng vấn đề Biển Đông cần phải được giải quyết thông qua đàm phán trực tiếp giữa các bên có liên quan, và Mỹ không hề có vai trò gì để can thiệp vào các tranh chấp này.
Có vẻ như Bắc Kinh ngày càng dè chừng với chính sách "xoay trục châu Á" của Mỹ, đặc biệt là sau khi Washington tìm cách thúc đẩy hợp tác quân sự với Tokyo và Manila trong khuôn khổ chuyến công du châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Trước đó, trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng đã tuyên bố rằng Mỹ và các quốc gia khác quan ngại sâu sắc về hành động "hung hăng" của Trung Quốc trên Biển Đông.
Ông Kerry phát biểu: "Chúng tôi muốn chứng kiến Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông được ký kết, chúng tôi muốn vấn đề này được giải quyết một cách hòa bình bằng Luật Biển, bằng trọng tài, bằng bất cứ biện pháp nào khác, miễn không phải là đối đầu trực tiếp và hành vi ngang ngược."
Theo Khampha
Sắp xét xử vụ 5 phu trầm bị thảm sát Theo dự kiến, phiên tòa sẽ diễn ra vào ngày 30/5 tới tại hội trường TAND tỉnh Quảng Trị. Sang 14/5, thông tin từ TAND tinh Quang Tri cho biêt, dư kiên ngay 30/5 tới se đưa ra xet xư sơ thâm vu an Hô Văn Công, Hô Văn Thanh va đông pham sat hai 5 phu trâm tai vung rưng nui giap...