Chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa báo và tạp chí điện tử
Đó là đánh giá của các đại biểu tham dự Hội nghị sơ kết 3 năm thi hành Luật Báo chí năm 2016 do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức sáng ngày 4/12 tại Hà Nội. Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chủ trì hội nghị.
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: TH
Tại hội nghị, đại diện nhiều bộ, ngành, địa phương và cơ quan báo chí nhận xét: Qua gần 3 năm thi hành, Luật Báo chí 2016 đã tạo điêu kiện cho báo chí phát triển vượt bậc, quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của nhân dân được bảo đảm và phát huy trong khuôn khổ Hiến pháp và luật định.
Những nội dung của Luật Báo chí 2016 về cơ bản phù hợp và bảo đảm tính hiệu lực trong quản lý, điều hành các hoạt động báo chí.
Video đang HOT
Luật Báo chí quy định khá rõ ràng, chi tiết, tạo điều kiện cho hoạt động nghiệp vụ báo chí, đồng thời tạo hành lang pháp lý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân hiểu và hợp tác, hỗ trợ cơ quan báo chí, tác nghiệp của phóng viên.
Các cơ quan hành chính Nhà nước bước đầu thực hiện nghiêm chỉnh việc cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất cho báo chí. Nhiều cơ quan báo chí cho biết các cơ quan hành chính Nhà nước đã bước đầu tích cực phản hồi thông tin của cơ quan báo chí.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, vẫn còn không ít bất cập: Chưa có sự phân biệt và lượng hóa rõ ràng giữa báo và tạp chí điện tử, dẫn đến tình trạng “báo hóa”, gây khó khăn trong công tác quản lý. Luật cũng chưa quy định về báo in và tạp chí in, gây lúng túng cho cơ quan báo chí khi thực hiện, nhất là khi triển khai quy hoạch báo chí.
Nhiêu địa phương cho rằng cân sửa đôi, bô sung quy định Điêu 22 vê văn phòng đại diện, phóng viên thường trú cho chặt chẽ hơn.
Vân đê bản quyên báo chí, nộp lưu chiêu báo chí, liên kêt trong hoạt động báo chí… cũng được nhiêu đại biêu đưa ra phân tích.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyên thông Hoàng Vĩnh Bảo nhấn mạnh: Việc sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí 2016 cho phù hợp với thực tiễn là cần thiết, nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho báo chí hoạt động, phát triển; đồng thời khắc phục những tồn tại, bất cập, bổ sung quy định để điều chỉnh kịp thời những vấn đề phát sinh trong thực tiễn…
Thái Hải
Theo Thanhtra
Bộ Thông tin và Truyền thông có Thứ trưởng mới
Ông Phạm Anh Tuấn- Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Bưu điện Việt Nam được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT).
Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng trao quyết định bổ nhiệm cho ông Phạm Anh Tuấn
Chiều 19-9, Bộ TT-TT đã tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) giữ chức Thứ trưởng Bộ TT-TT.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, việc bổ nhiệm ông Phạm Anh Tuấn là đánh dấu sự phát triển của ngành Bưu chính.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Phạm Anh Tuấn hứa sẽ hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao trên tinh thần phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân và chung sức đồng lòng với lãnh đạo và cán bộ của Bộ TT-TT thực hiện những nhiệm vụ mà Chính phủ giao.
Ông Phạm Anh Tuấn sinh năm 1973. Ông Tuấn từng đảm nhiệm các chức vụ: Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện; Phó Tổng giám đốc, Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Bưu điện Việt Nam.
Như vậy, Bộ TT-TT hiện có 5 Thứ trưởng, là các ông: Nguyễn Thành Hưng, Phạm Hồng Hải, Phan Tâm, Hoàng Vĩnh Bảo, Phạm Anh Tuấn.
Theo ANTD
Phát động giải báo chí về chủ đề "Văn hóa ứng xử" Nhằm tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ IX Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của đất nước . Chiều 19/8, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và...