Chưa có nhân sự Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Mặc dù Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đã được Bộ Chính trị phân công giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, song hiện Quốc hội vẫn chưa nhận được văn bản đề nghị nhân sự thay thế.
Chiều nay (19-10), thông tin đến báo chí về kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá 14, Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH Vũ Minh Tuấn cho biết, trong chương trình kỳ họp này sẽ có nội dung nhân sự.
Theo đó, Quốc hội sẽ phê chuẩn việc miễn nhiệm, bổ nhiệm nhân sự Bộ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ; phê chuẩn việc miễn nhiệm nhân sự Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự Bộ trưởng Bộ Y tế, nhân sự Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Cụ thể, Quốc hội sẽ xem xét phê chuẩn việc miễn nhiệm Bộ trưởng Khoa học – Công nghệ đối với ông Chu Ngọc Anh sau khi ông này được điều động giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, được HĐND TP Hà Nội bầu giữ chức Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chủ trì buổi họp báo
Nhân sự được giới thiệu thay ông Chu Ngọc Anh là PGS.TS Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM.
Ông Huỳnh Thành Đạt 58 tuổi, quê huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Ông Đạt hiện Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, đại biểu Quốc hội các khóa XII, XIII, XIV.
Video đang HOT
Với vị trí Bộ trưởng Bộ Y tế, Quốc hội sẽ xem xét bổ nhiệm Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vào vị trí này. Trước đó, tháng 11/2019, Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng với bà Nguyễn Thị Kim Tiến do bà Tiến đến tuổi nghỉ hưu.
Bà Tiến sau đó được Bộ Chính trị bổ nhiệm làm Trưởng ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ trung ương.
Sau thời gian Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam được Bộ Chính trị phân công phụ trách Bí thư ban cán sự Đảng Bộ Y tế và phân công phụ trách toàn diện Bộ Y tế, ngày 7-7-2020, tại Quyết định số 977/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã giao Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế đối với ông Nguyễn Thanh Long.
Riêng nhân sự mới của Ngân hàng Nhà nước, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, đến thời điểm hiện tại chưa nhận được văn bản đề nghị từ Chính phủ.
“Thường khi miễn nhiệm thì Thủ tướng Chính phủ sẽ có văn bản đề nghị Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự mới. Tuy nhiên, đến nay tôi chưa nhận được văn bản về việc này. Nếu tới đây Chính phủ có văn bản mà kịp thì nội dung này sẽ được đưa vào chương trình kỳ họp” – ông Phúc nói.
Vẫn liên quan đến công tác nhân sự, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành bãi nhiệm ĐBQH đối với ông Phạm Phú Quốc, Đoàn ĐBQH TPHCM.
Tháng 8 vừa qua, hãng tin Al Jazeera đưa ra loạt bài viết cho biết, chương trình hộ chiếu của Cộng hòa Síp (Cyprus) cho phép những ai đầu tư ít nhất khoảng 2,5 triệu USD sở hữu hộ chiếu nước này; đồng nghĩa cá nhân đó trở thành công dân EU, được đi lại, làm việc tự do ở 27 nước thành viên EU và có thể nhập cảnh vào 174 quốc gia mà không cần visa. Ông Quốc bị Al Jazeera nêu tên trong danh sách những người nước ngoài sở hữu hộ chiếu Cyprus.
Ngày 25/8, ông Quốc gửi đơn xin thôi nhiệm vụ và ngày 27/8 gửi giải trình cho cấp thẩm quyền. Trong đơn, ông Quốc nói rằng “quốc tịch Cyprus do gia đình bảo lãnh, thông tin mua quốc tịch 2,5 triệu USD là không chính xác”.
Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định công dân Việt Nam không được phép có 2 quốc tịch trừ một số trường hợp đặc biệt. Riêng với đại biểu Quốc hội, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội (có hiệu lực từ 1/1/2021) đã thêm quy định tiêu chuẩn “có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”.
Ông Quốc là đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM (trúng cử năm 2016) ở đơn vị bầu cử số 4, gồm các quận 5, 10, 11.
Theo luật Tổ chức Quốc hội hiện hành, trong trường hợp Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội thì việc bãi nhiệm phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Quốc hội sẽ bãi nhiệm đại biểu Phạm Phú Quốc
Vi phạm của ông Phạm Phú Quốc sẽ bị Quốc hội bãi nhiệm chứ không phải do Ủy ban Thường vụ Quốc hội miễn nhiệm.
Ông Phạm Phú Quốc trong một phiên thảo luận tổ tại Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét và trình Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư.
Ông Phúc cho biết, chương trình phiên họp tháng 9 (bắt đầu từ chiều 10/9) của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hiện chưa có nội dung xem xét vấn đề của ông Phạm Phú Quốc, vì chưa nhận được báo cáo của các cơ quan chức năng.
Nhưng, vi phạm của ông Quốc sẽ bị Quốc hội bãi nhiệm chứ không phải do Ủy ban Thường vụ Quốc hội miễn nhiệm, ông Phúc nhấn mạnh.
"Ông Quốc biết đại biểu Quốc hội không được có quốc tịch nước khác mà vẫn vi phạm, vi phạm rồi không báo cáo, như thế là không trung thực", ông Phúc nói.
Cụ thể hơn, Tổng thư ký Quốc hội giải thích: Hiến pháp quy định đại biểu Quốc hội là công dân Việt Nam, mà theo Luật Quốc tịch Việt Nam thì công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.
Trước đó, như Báo Đầu tư đã thông tin, ông Quốc có trong danh sách những chính trị gia đã "mua" hộ chiếu châu Âu, theo tài liệu được Hãng tin Al Jazeera (hãng tin nhà nước của Qatar) công bố.
Việc này, theo Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Trần Văn Tuý thì đã không được ông Quốc báo cáo với tổ chức.
Tại cuộc họp báo chiều 1/9 ông Hà Phước Thắng, Chánh văn phòng UBND TP.HCM cho biết vào tháng 2/2018, ông Phạm Phú Quốc có quốc tịch thứ hai nhưng không báo cáo tổ chức theo quy định.
Ông Thắng cũng cho biết, tuần này, đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM sẽ họp và có văn bản báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Công tác đại biểu để xem xét bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội khoá XIV của ông Phạm Phú Quốc.
Từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIV đến nay, đã có một số vị đại biểu có vi phạm, bị kỷ luật về Đảng, nhưng sau đó có đơn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khoẻ thì được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội (quy định tại điều 38 Luật Tổ chức Quốc hội).
Điều 40 của Luật này quy định: Đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân thì bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm.
Hiện tại, quy trình để cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội chưa được ban hành.
Vì vậy ông Quốc sẽ bị Quốc hội bãi nhiệm. Trong trường hợp Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc thì việc bãi nhiệm phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
'Lịch sử Quốc hội chưa từng có tiền lệ đại biểu mang 2 quốc tịch' Theo ông Đinh Xuân Thảo, lịch sử Quốc hội chưa từng có việc đại biểu mang hai quốc tịch. Kể cả Việt kiều khi làm đại biểu cũng chỉ giữ quốc tịch Việt Nam. Trao đổi với Zing, ông Đinh Xuân Thảo (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp) cho rằng trường hợp đại biểu Phạm Phú Quốc (đoàn TP.HCM) có quốc...