Chưa có điều luật, Tòa vẫn phải thụ lý vụ việc dân sự
Sáng 25-11, QH đã biêu quyêt thông qua dự thảo Bô luât Tố tụng dân sự (TTDS) sửa đôi. Theo đó, môt trong những điêu khoản đáng chú ý là tòa án không được từ chôi giải quyêt vụ viêc dân sự vì lý do chưa có điêu luât đê áp dụng.
Theo Ủy ban TVQH, vấn đề này khi đưa ra thảo luận có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến nhất trí với dự thảo, có ý kiến đề nghị xác định rõ nguyên tắc, thủ tục bảo đảm chặt chẽ, nên quy định giao cho TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết hoặc giao cho Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn giải quyết. Ý kiến khác lại đề nghị cân nhắc thận trọng, trên cơ sở tổng kết thực tiễn mới quyết định có đưa vào bộ luật này hay không để bảo đảm tính khả thi, tránh sự lạm dụng tùy tiện của người khởi kiện.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết quan điểm của Ủy ban TVQH là việc xác định tòa án cấp nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản 2 Điều 4 của dự thảo Bộ luật cần căn cứ vào quy định của Luật Tổ chức TAND năm 2014 và của BLTTDS. Trong số vụ việc dân sự mới phát sinh có vụ việc đơn giản, có vụ việc phức tạp, có yếu tố nước ngoài.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý
Để phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp, theo đó TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm hầu hết các vụ việc dân sự, thì không nên quy định các vụ việc dân sự mà chưa có điều luật để áp dụng đều thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh hoặc do Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn mà nên quy định nguyên tắc chung như Điều 43 của dự thảo bộ luật là phù hợp “Thẩm quyền của tòa án thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 35 đến Điều 41 của bộ luật này”.
Để bảo đảm cho việc áp dụng pháp luật thống nhất, tránh lạm dụng trong thực tiễn, UBTVQH đã chỉ đạo chỉnh lý bổ sung quy định về áp dụng tập quán tại Điều 45 của dự thảo bộ luật. Theo đó, tòa án được áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định. Tập quán không được trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự; trường hợp các đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự…
Video đang HOT
Đưc Minh
Theo_PLO
Doanh nhân chết ở Trung Quốc: Từ chối hợp tác?
Sau hơn 40 ngày, đến thời điểm này vụ việc doanh nhân Hà Linh chết tại Trung Quốc vẫn chưa có kết quả điều tra cuối cùng.
Liên quan đến vụ việc doanh nhân doanh nhân Hà Thúy Linh (45 tuổi) giám đốc Công ty trà Ô long Hà Linh (Đà Lạt, Lâm Đồng) bị tử vong tại Quảng Châu (Trung Quốc) hôm 22/9, trao đổi với Đất Việt, LS Trương Quang Quý cho biết, đến thời điểm này chưa xác định được cụ thể ngày đưa thi thể bà Hà Linh về Việt Nam.
"Hiện vẫn chưa có kết quả điều tra cuối cùng. Phía Trung Quốc từ chối trao đổi trực tiếp mà yêu cầu trao đổi công hàm giữa hai nước. Tỉnh Lâm Đồng đã cử 1 đoàn cán bộ thuộc Sở ngoại vụ sang làm việc với lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu và các cơ quan chức năng nước bạn nhưng họ từ chối, không cung cấp thông tin.
Trước tình hình này, UBND tỉnh đang trình kiến nghị lên Bộ ngoại giao để yêu cầu nước bạn giải quyết nhanh chóng vụ việc", ông Quý cho biết.
Cũng theo lời LS Quý, sau cái chết bất thường của bà Hà Linh, công ty trà Ô long chỉ hoạt động cầm chừng, các đơn hàng đã ký kết trước đó đều phải hủy bỏ.
"Công ty bị thiệt hại nặng nề. Ban quản trị đang cố gắng nỗ lực để khắc phục khó khăn, duy trì sản xuất trở lại. Tuy nhiên có nhiều vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý, con dấu nên trong một sớm một chiều không thể giải quyết được", ông Quý chia sẻ.
Sau hơn 40 ngày, đến thời điểm này vụ việc doanh nhân Hà Linh chết tại Trung Quốc vẫn chưa có kết quả điều tra cuối cùng.
Theo ông Quý, gia đình bà Hà Linh hiện đang rất lo lắng và mong chờ các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc để sớm đưa thi thể bà Linh về Việt Nam an táng.
Cùng ngày, thông tin với Đất Việt, ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó Chủ tịch hội doanh nhân trẻ tỉnh Lâm Đồng cho biết, hiện tại chưa có thông tin chính xác về ngày đưa thi thể bà Hà Linh về nước.
"Chúng tôi đã lên kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng thành viên, đồng thời tích cực phối hợp cùng Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Lâm Đồng nhằm chuẩn bị tốt nhất cho việc an táng bà Hà Linh. Về cơ bản đã chuẩn bị xong xuôi, chỉ cần cơ quan chức năng đưa thi thể bà Linh về nước là có thể tiến hành", ông Cường cho biết.
Theo phó Chủ tịch hội doanh nhân trẻ Lâm Đồng, doanh nhân Hà Linh đã từng có nhiều đóng góp cho sự phát triển của hội doanh nhân trẻ cũng như nền kinh tế của tỉnh Lâm Đồng. Cái chết đột ngột tại Trung Quốc của giám đốc công ty trà Ô long đã gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động của hội cũng như các bộ phận liên quan.
Trước đó, như Đất Việt đã đưa tin, ngày 23/9, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu (Trung Quốc) đã có công điện báo cáo tình hình doanh nhân Hà Thúy Linh bị tử vong do nghi cướp sát hại.
Cũng theo công điện, bà Hà Thúy Linh được bạn hàng mời uống nước, sau đó thì hôn mê và bị cướp toàn bộ tài sản. Bà Linh được đưa tới bệnh viện nhưng đã tử vong vào sáng 22/9.
Qua chẩn đoán của ngành y tế Trung Quốc, bà Linh tử vong vì bị tổn thương tuyến tụy, tim, vỡ trực tràng .. do ngoại lực tác động.
Người thân của bà Linh cũng cho biết trước khi qua Trung Quốc bà Linh vẫn khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh tim mạch cũng như các bệnh khác.
Bà Linh là giám đốc Công ty trà Ô long Hà Linh, doanh nghiệp có tiếng trong lĩnh vực xuất khẩu trà Ô long tại Lâm Đồng. Doanh nghiệp của bà đưa hàng chủ yếu sang Đài Loan và Trung Quốc.
Hoàn Nguyễn
Theo_Báo Đất Việt
"Luật cần mọc thêm răng" Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam cho rằng cần phải "trồng thêm răng" cho Luật Cạnh tranh và chống độc quyền Việt Nam. Vinapco từng bị phạt hơn 3 tỷ đồng vì tự ngừng bán xăng cho Jetstar Pacific Hội thảo đánh giá 10 năm thực hiện Luật Cạnh tranh diễn ra ngày 23/11 có rất...