Chưa có điện đã chi tiền triệu sắm ti vi, âm ly…
Là nơi chưa có điện lưới quốc gia, thế nhưng nhiều hộ dân tại làng Canh Tiến (xã Canh Liên, huyện Vân Canh, Bình Định) đã chi tiền triệu để mua dàn karaoke, âm ly, loa, ti vi… để phục vụ cuộc sống sinh hoạt.
Từ năm 2000 đến nay, nhà nước đã hỗ trợ gần 10 chiếc máy phát điện với nhiều mã lực khác nhau và nhiên liệu để phục vụ việc thắp sáng cho người dân làng Canh Tiến. Hiện tại, máy phát điện đã bị hư hỏng kéo theo nhiều ti vi, dàn âm ly, loa… của người dân trong làng chỉ để trưng bày. Thực tế máy phát điện này chỉ đủ phục vụ thắp sáng khoảng 70 hộ dân nhưng ngôi làng này đã lên đến hơn 120 hộ. Và họ không chỉ dùng riêng việc thắp sáng mà còn xem ti vi, hát karaoke… nên máy phát điện chung của làng làm việc quá tải, hư hỏng triền miên.
Ông Nguyễn Văn Lam (43 tuổi, làng Canh Tiến) cho hay: “Niềm sung sướng lớn nhất là khi nhà nước hỗ trợ máy phát điện và 800 lít dầu/ năm để vận hành. Lúc hư hỏng thì dân làng trong làng xúm lại, góp vài triệu đồng để sửa nhưng sử dụng được vài hôm là hư vì quá tải, đành “đắp chiếu” từ năm 2014 đến giờ. Chỉ mong có điện lưới quốc gia”.
Ti vi nhà ông Phạm Đình Ngọc chỉ sử dụng vỏn vẹn 1 tiếng đồng hồ/ ngày
Để ti vi, âm ly, loa… hoạt động, người dân đã bỏ tiền triệu mua máy phát điện cá nhân
Để những chiếc ti vi, loa… được hoạt động, gần 10 hộ dân thuộc dạng kinh tế khá giả trong làng “liều mình” bỏ tiền triệu để mua máy phát điện cá nhân. Thế nhưng,vật dụng hiện đại này chỉ được sử dụng vỏn vẹn vài tiếng đồng hồ trong ngày và tiếng hát karaoke của người làng Canh Tiến bỗng thưa dần. Tại nhiều gia đình, ti vi, loa.. chỉ để không, bụi bặm rêu mốc bám đầy.
Video đang HOT
Ông Phạm Đình Ngọc (52 tuổi, làng Canh Tiến) chia sẻ: “Tôi mua máy phát điện này với giá 3 triệu đồng, mỗi tháng mất vài trăm ngàn tiền nhiên liệu để nó hoạt động. Nghề thợ mộc của tôi cũng làm bằng tay, không dám sử dụng điện, mỗi ngày, chỉ bật máy để thắp sáng và xem ti vi từ 19 giờ-20 giờ tối. Cuộc sống ở đây thiếu thốn đủ thứ, ti vi nhà tôi thuộc dạng rẻ chứ ở đây nhiều nhà chi tiền triệu để sắp vật dụng này nhưng từ khi máy phát điện chung của làng bị hỏng thì họ rất ít dùng, nhiều nhà bỏ không”.
Ông Phạm Long- Phó làng Canh Tiến, cho biết: “Làng có 127 hộ dân, hiện tại, 2 máy phát điện dùng chung cho cả làng được nhà nước hỗ trợ đã bị hỏng. Nếu chỉ dùng điện thắp sáng thì vận hành tốt nhưng do người dân dùng âm ly, ti vi, loa thùng lớn… nên quá tải. Chúng tôi khuyên người dân đừng dùng nhiều quá để máy khỏi quá tải thì họ bảo giờ chưa hỏng thì cứ sử dụng cho sướng đã. Nhiều khi, làm đơn xin cơ quan chức năng hỗ trợ sửa máy hoài dị lắm, mà sửa xong cũng hư liền, uổng tiền”.
Theo Danviet
Gian nan 'cõng' điện về bản
Công ty Điện lực Lai Châu (Tổng Công ty Điện lực miền Bắc) đã hoàn thành cấp điện lưới quốc gia cho những xã vùng cao xa xôi, khó khăn nhất, vượt kế hoạch 6 tháng. Như vậy là đến nay, 100% số xã và 84% số hộ dân nông thôn của tỉnh Lai Châu đã có điện.
Điện về nơi bản xa...
Thuộc khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc, hơn 10 năm trước, hệ thống lưới điện của tỉnh Lai Châu còn rất thô sơ. Toàn tỉnh chỉ có 396 km đường dây trung thế, 89 km đường dây hạ thế, 102 trạm biến áp với 37,3% số xã và 29,4% số hộ dân nông thôn có điện. Tivi, nồi cơm điện, quạt điện... với đa số người dân Lai Châu lúc bấy giờ vẫn chỉ là những loại hàng thuộc diện xa xỉ.
Tuy nhiên, chỉ sau hơn 10 năm, với những nỗ lực không ngừng nghỉ của CBCN Công ty Điện lực Lai Châu (PC Lai Châu), lưới điện Lai Châu đã không ngừng vươn xa, thắp sáng các bản vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Đến tháng 6/2015, 100% số xã, 84% số hộ dân nông thôn của Lai Châu đã có điện. Bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh đã khởi sắc. Lai Châu cơ bản đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, đời sống vật chất - tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.
Ai từng sống ở các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh Lai Châu như: Nậm Khao, Nậm Hàng, Bum Tở, Tạ Bả (huyện Mường Tè); Noong Hẻo, Pu Sam Cáp (huyện Sìn Hồ); Khổng Lào, Pa Vây Sử, Mai Ly Chải (huyện Phong Thổ); Phúc Than, Mường Than (huyện Than Uyên); Khun Há, Sơn bình, Bản Bo (huyện Tam Đường)... mới thấy được vai trò vô cùng quan trọng của lưới điện quốc gia, cảm nhận được sự thay đổi rõ nét về kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, của từng gia đình khi điện về thắp sáng bản, làng, xua đi những cảnh nghèo tăm tối.
Điện về, bản làng bừng sáng với những âm thanh sôi động từ các tivi, đầu đĩa... Người dân được nghe những tin tức, thông báo kịp thời của chính quyền địa phương qua hệ thống loa phát thanh. Có điện, bà con được tiếp cận với khoa học - công nghệ mới, có điều kiện tiếp cận các mô hình làm kinh tế giỏi, những kinh nghiệm trong sản xuất, làm giầu chính đáng ở các địa phương trong cả nước. Trẻ em được vui chơi, ca hát, học bài dưới ánh điện sáng trưng, vĩnh biệt những ngày dài cặm cụi tìm "con chữ" dưới ngọn đèn dầu leo lét. Mạng lưới ý tế cơ sở được đầu tư, trang bị máy móc, thiết bị y tế hiện đại...
Công nhân Cy Điện lực Lai Châu trên đường tác nghiệp đảm bảo lưới điện cung cấp an toàn, ổn định tới các bản làng.
Ông Hoàng Tư Phạ (bản Tả Pạ, xã Tả Pạ, huyện Mường Tè) vui vẻ: "Có điện, cuộc sống của chúng tôi đỡ vất vả hơn nhiều. Giờ xay ngô, xay lúa tôi không phải đi cả ngày đường xuống thị trấn nữa mà đã có máy xay xát ngay tại xã".
Ông Đỗ Ngọc An - Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu chia sẻ: Việc đưa điện tới các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, sinh hoạt của nhân dân. Nhiều gia đình đã chuyển dần từ sản xuất nông nghiệp, du canh, du cư sang sản xuất hàng hóa, định canh, định cư, từng bước thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng.
"Giai đoạn 2004-2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh Lai Châu đạt trên 13%; thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 5 lần; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 60,75% xuống còn 23,48%... Thành quả này có sự đóng góp to lớn của ngành điện nói chung và PC Lai Châu nói riêng trong việc đầu tư, cấp điện lưới quốc gia cho các thôn, bản chưa có điện và mở rộng, nâng cao chất lượng điện cho nhân dân trong khu vực đã có điện trên địa bàn tỉnh" - ông An khẳng định.
Gian nan "cõng" điện ...
Với đặc thù địa bàn rộng, địa hình phức tạp, hiểm trở, đi lại khó khăn, mật độ dân cư thưa thớt, không tập trung, để hoàn thành mục tiêu đưa điện lưới quốc gia về với 100% xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, PC Lai Châu và các đơn vị thi công đã gặp vô vàn khó khăn, thử thách. Ngày nắng như đổ lửa, đi bộ, trèo đèo, lội suối đã vất vả, những ngày mưa khó khăn càng nhân lên gấp bội, khi công nhân phải đối diện với những nguy cơ về sạt lở đường, lở núi. Đáng nói, hệ thống giao thông đa phần đường núi, dốc, gập gềnh nên khi thi công, hầu như các đơn vị điện lực phải dùng sức người, phương tiện thủ công kéo dựng cột điện, máy biến áp, đưa vật tư, thiết bị lên núi, xuống đèo.
Ông Nguyễn Xuân Toàn - phụ trách thi công Công ty Cổ phần Đầu tư Xây lắp và thương mại Tân Việt - chia sẻ: "Địa hình phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, mưa nắng thất thường nên đưa điện đến các xã vùng sâu, vùng xa của Lai Châu khó gấp hàng trăm lần so với đồng bằng. Có lúc chúng tôi phải dùng sức người để kéo cột điện vượt dốc hơn 10 km giữa lúc trời nắng như đổ lửa; khi tiến hành thi công lại thiếu nước trầm trọng. Có khi, vừa dựng xong cột thì gặp mưa lũ, cột điện bị cuốn phăng đi, phải làm lại từ đầu...".
Đó là chưa kể đến việc giải phóng mặt bằng, triển khai các dự án điện gặp rất nhiều khó khăn do công trình lưới điện trải dài, đi qua nhiều địa bàn huyện, xã. Có những dự án phải mất tới 5-6 tháng mới xong khâu giải phóng mặt bằng.
Niềm vui của bà con ở bản làng xa xôi khi có điện, được xem tivi.
Trước những khó khăn đó, PC Lai Châu đã kịp thời động viên CBCNV và các nhà thầu nêu cao tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách, chủ động sáng tạo, phát huy mọi nguồn lực triển khai các dự án đúng tiến độ. Đồng thời, công ty cũng phối hợp với chính quyền các địa phương vào cuộc một cách quyết liệt, tuyên truyền, vận động nhân dân bàn giao mặt bằng, giải phóng hành lang tuyến, giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án.
Ông Cao Ngọc Lạc - Giám đốc PC Lai Châu - cho biết: "Có được thành quả ngày hôm nay là nhờ sự nỗ lực không mệt mỏi của PC Lai Châu trong việc rà soát, tham mưu và đề xuất với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc các phương án đầu tư, phù hợp với tiêu chí các nguồn vốn, lồng ghép các dự án phát triển và mở rộng lưới điện nông thôn đến các xã, thôn, bản chưa có điện; là quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách của CBCNV Công ty Điện lực Lai Châu trong hơn 10 năm qua".
Cũng theo ông Lạc, thời gian tới, PC Lai Châu tiếp tục triển khai các chương trình điện khí hóa nông thôn, phấn đấu đến năm 2018, 100% thôn bản trên địa bàn tỉnh có điện, đến năm 2020, hầu hết các hộ dân trong tỉnh được sử dụng điện lưới quốc gia.
Theo Lao Động
Đội tuyển Việt Nam và khoảng cách đẳng cấp quá xa với người Thái Số liệu trong các ngành điện lực, xăng dầu luôn biến động, thường xuyên báo cáo là kinh doanh thua lỗ và phải tăng giá để bù lỗ hoặc điều chỉnh quỹ hỗ trợ giá các mặt hàng này, nhưng cũng không có cơ chế để kiểm soát tính chính xác của các con số... Sáng nay 25/5, Bộ trưởng Kế hoạch và...