Chưa có dấu hiệu khủng bố trong vụ tấn công bằng dao ở Pháp
Một người đã thiệt mạng và 8 người khác bị thương trong một vụ tấn công bằng dao tại trạm tàu điện ngầm gần thành phố Lyon của Pháp, khiến các nhà chức trách lo ngại về tỷ lệ tội phạm đường phố của nước này.
Kênh BFM TV đưa tin, vụ tấn công xảy ra ở Villeurbanne, vùng ngoại ô phía Đông Nam thành phố Lyon, vào khoảng 4h30 chiều 31-8 theo giờ địa phương, khiến 1 người thiệt mạng và 8 người khác bị thương.
Hiện 3 trong số 8 nạn nhân bị thương nặng và đang nguy kịch. Trước đó, tin tức trích dẫn từ nguồn tin cảnh sát nói rằng có 9 người bị thương nhưng sau đó số liệu được cập nhật thành 8 người.
Xe cảnh sát và cấp cứu tại hiện trường ngay sau khi vụ tấn công bằng dao xảy ra
Người thiệt mạng duy nhất là một thanh niên 19 tuổi, người đứng đầu vùng Villeurbanne Jean-Paul Bret cho biết. Ngoài ra, Thị trưởng thành phố Lyon, ông Gerard Collomb thông tin thêm rằng 1 nghi phạm đã bị bắt giam và động cơ của cuộc tấn công hiện chưa rõ.
“Tôi vô cùng bàng hoàng trước vụ tấn công vừa diễn ra ở khu vực Lyon, trong đó có 1 người chết và một số người bị thương, thậm chí bị thương rất nặng”, ông Gerard Collomb đăng tải trên mạng xã hội.
Kẻ tấn công bị nghi ngờ là 1 người xin tị nạn 33 tuổi. Hiện, cuộc tấn công được cho là chưa có đủ cơ sở để xét vào một cuộc tấn công khủng bố, một quan chức cảnh sát cho biết. Cảnh sát đang tìm kiếm thông tin về nghi phạm.
Bộ trưởng Nội vụ Pháp, ông Christophe Castaner bày tỏ chia buồn với “bạn bè và gia đình của nạn nhân” trên trang cá nhân và nhấn mạnh rằng ông cũng đang theo dõi tình hình của cuộc điều tra.
“Đó là một nơi có rất nhiều người qua lại, nhưng không phải là khu vực đáng sợ hoặc có tội phạm”, Thị trưởng vùng Villeurbanne Jean-Paul Bret nói về hiện trường.
Hồi tháng 9 năm ngoái, một vụ tấn công bằng dao tương tự xảy ra ở Paris làm 7 người bị thương, trong đó có 2 khách du lịch người Anh. Các vụ tấn công bằng dao ở Pháp ngày càng gia tăng, đặc biệt là các thành phố lớn khiến tỷ lệ phạm tội đường phố nước này rơi vào tình trạng báo động.
Video đang HOT
Theo anninhthudo
Iran, Hezbollah thách thức Israel về công nghệ drone cho chiến tranh
Israel từng là số 1 thế giới trong công nghệ máy bay không người lái (drone), nhưng thế thống trị đó đang bị Iran và "cánh tay nối dài" Hezbollah ở Lebanon thách thức.
Hàng loạt diễn biến tuần qua cho thấy nhiều chuyển biến trong bức tranh vũ trang ở Trung Đông, theo AFP.
Ngày 24/8, Israel tấn công phủ đầu điều mà nước này gọi là cuộc tấn công bằng drone của Iran, xuất phát từ một làng ở Syria, bên kia biên giới với Israel.
Rạng sáng ngày 25/8, hai chiếc drone nghi của Israel đã tấn công vào ngoại ô Beirut, nơi tập trung sức mạnh của nhóm Hezbollah vốn là kẻ thù lâu năm của Israel. Một drone đã phát nổ làm hư hại trung tâm truyền thông của Hezbollah, còn chiếc kia đã rơi mà không nổ do gặp trục trặc.
Quân đội Lebanon cho biết đã bắn trả một số drone của Israel. Israel chưa lên tiếng nhận trách nhiệm. Nhưng người đứng đầu lực lượng Hezbollah Hassan Nasrallah ngày 31/8 nói Israel "phải trả giá" cho vụ tấn công ngày 25/8.
Ngày 1/9, Iran tiết lộ dòng drone do thám và tấn công mới có tầm hoạt động tới hơn 1.000 km.
Israel sử dụng drone từ lâu
Quốc gia Do thái đã sử dụng drone trong quân sự từ lâu. Năm 1982 khi chiến tranh với Lebanon, hệ thống drone thu thập thông tin của Israel đã đi vào hoạt động. "Đó là hệ thống dùng vào việc do thám - thời gian thực, dùng camera", David Hariri, người phụ trách dự án này và thường được coi là cha đẻ của drone Israel, nói với AFP.
Sau đó các drone được trang bị camera hồng ngoại và tia laser để nhận ra các mục tiêu cụ thể và do thám bằng điện tử, ông Hariri nói thêm.
Văn phòng Hezbollah bị phá hủy sau đợt không kích bằng drone của Israel. Ảnh: AP.
"Binh lính được lệnh sử dụng chúng, nhưng họ còn tỏ ra khinh thường - 'máy bay nhỏ thế này thì làm được gì?'", ông kể lại, cho biết Israel là nước đầu tiên có chương trình nghiên cứu drone cấp quốc gia phục vụ cho quân đội.
"Quốc gia khởi nghiệp" này đã phát triển hẳn ngành công nghiệp phục vụ cho drone và đang dẫn đầu thị trường thế giới. Ngày nay, khoảng 50 công ty start-up đang chế tạo các bản mẫu drone, theo chính phủ Israel, và ngành công nghiệp có giá trị lên tới hàng tỷ USD.
Nhưng những đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Nga và Iran đang thách thức thế thống trị của Mỹ và Israel.
Ngày nay, các drone nhỏ ở tầm thấp có thể mang theo chất nổ và tấn công căn cứ quân sự cũng như các mục tiêu chiến lược.
Vì vậy, các công ty Israel như Skylock và Elbit đang phát triển công nghệ để vô hiệu hóa khả năng điều khiển drone từ xa mà không làm hỏng chúng, để sau đó có thể thu thập dữ liệu.
Iran phát triển drone, Hezbollah "được nhờ"
Việc Iran phát triển drone cũng cho phép đồng minh Hezbollah của họ tiếp cận công nghệ do thám trên không và tấn công bằng drone, theo nhà nghiên cứu người Israel Liran Antebi.
Một drone cảm tử của Iran. Ảnh: AFP.
Hezbollah là nhóm phiến quân Hồi giáo Shiite có căn cứ tại Lebanon, được Iran chống lưng. Nhóm này được lập ra sau khi Israel tiến quân vào Lebanon năm 1982, chiến đấu du kích chống lại quân đội Israel trong vòng 18 năm, dẫn đến Israel cuối cùng buộc phải khỏi Beirut vào năm 2000. Nhưng đến năm 2006, Hezbollah và quân đội Israel lại chiến tranh kéo dài một tháng.
Cuộc chiến năm 2006 là lần đầu tiên trong lịch sử khi số giờ bay của máy bay không người lái lớn hơn máy bay có người lái, theo một nghiên cứu của đại học Tel Aviv.
Nhưng ở thời điểm đó, đa số drone là của Israel. Ngày nay, "Hezbollah đang ngày càng trở thành tổ chức quân đội được trang bị vũ khí cao cấp như máy bay không người lái, cả quân dụng lẫn thương mại", Antebi viết.
Cuộc chiến này đã cướp đi 1.200 mạng người Lebanon, đa số là dân thường, và 160 người Israel, đa số là quân nhân, theo AFP.
Lãnh đạo Hezbollah Hassan Nasrallah cho biết Hezbollah có thể sẽ có thêm hệ thống chống drone. "Mỗi khi drone Israel bay trên bầu trời Lebanon, chúng tôi sẽ cố bắn hạ chúng", ông nói trong tuần trước, và tuyên bố thời kỳ drone Israel bay tự do trên bầu trời Lebanon đã chấm dứt.
Các diễn biến ngày 1/9 tiếp tục gây lo ngại về khả năng leo thang xung đột sau một tuần đầy căng thẳng.
Quân đội Lebanon cho biết Israel đã bắn 40 quả đạn pháo vào vùng rìa ngoài các làng biên giới, gây ra những đám cháy, sau khi phiến quân Hezbollah tấn công vào lính Israel.
Khói bốc lên sau cuộc tấn công bằng đạn pháo mới nhất của Israel. Ảnh: Reuters.
Kênh Al-Manar TV của Hezbollah đưa tin đợt nã pháo của Israel kết thúc vào khoảng 15h (GMT), gần hai giờ sau cuộc tấn công của nhóm nhắm vào Israel.
Thủ tướng Lebanon Saad Hariri đã hối thúc Mỹ và Pháp can thiệp. Người đứng đầu lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc ở Lebanon đã kêu gọi "sự kiềm chế tối đa".
Quân đội Israel trong một thông cáo cho biết "một số tên lửa chống tăng đã được bắn từ Lebanon về phía căn cứ và các xe quân sự của Israel", và nước này đã phải "bắn tên lửa trả đũa vào các điểm mà hỏa lực của đối phương bắt nguồn, ở phía nam Lebanon".
Theo Zing.vn
Vụ đánh bom giết 241 lính Mỹ ở Lebanon Chiếc xe bom lao vào doanh trại Mỹ ở thủ đô Lebanon ngày 23/10/1983, nhưng lính gác không kịp ngăn chặn vì chấp hành quy tắc giao chiến. Năm 1975, nội chiến Lebanon bùng nổ giữa lực lượng dân quân Hồi giáo và du kích Palestine với các nhóm vũ trang Thiên chúa giáo. Các nỗ lực của Syria, Israel và Liên Hợp...