Chưa có danh hiệu nhà khoa học nhân dân
Danh hiệu vinh dự nhà nước “Nhà khoa học nhân dân”, “Nhà khoa học ưu tú” không được đưa vào Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng.
Chiều 22/10, tại kỳ họp Quốc hội thứ 6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng.
Theo báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng do Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của QH Trương Thị Mai trình bày, trong dự án Luật, các hình thức khen thưởng cấp nhà nước vẫn giữ như Luật hiện hành (bao gồm 25 hình thức khen thưởng với 42 cấp độ).
Hệ thống Huân chương gồm: “Huân chương Sao vàng”, “Huân chương Hồ Chí Minh” là những Huân chương cao quý, tặng thưởng cho những đối tượng có nhiều công lao cống hiến đặc biệt trên các lĩnh vực. Tiếp theo là 2 nhóm Huân chương áp dụng riêng cho 2 lĩnh vực: kinh tế – xã hội và quốc phòng -an ninh. Danh hiệu vinh dự nhà nước gồm có “Anh hùng lao động”, “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, danh hiệu vinh dự nhà nước dành cho nhà giáo, thầy thuốc, nghệ sĩ, nghệ nhân; Giải thưởng nhà nước gồm: “Giải thưởng Hồ Chí Minh” và “Giải thưởng nhà nước”; Huy chương…
Bà Trương Thị Mai cho biết, Ủy ban thường vụ Quốc hội thấy rằng, các hình thức khen thưởng đang được thực hiện tương đối ổn định, có tác dụng động viên, khích lệ, biểu dương, tôn vinh công trạng các tập thể, cá nhân có thành tích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và với phạm vi sửa đổi, bổ sung một số điều, dự án Luật giữ nguyên các hình thức khen thưởng.
“Tuy nhiên, việc giảm bớt các hình thức khen thưởng cấp nhà nước phải được tiếp tục nghiên cứu, xem xét khi sửa đổi toàn diện Luật”.
Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai (Ảnh: VPQH)
Cũng theo báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật, có ý kiến đại biểu đề nghị bổ sung các danh hiệu vinh dự nhà nước “Nhà khoa học nhân dân”, “Nhà khoa học ưu tú”, bổ sung danh hiệu vinh dự nhà nước cho nông dân, doanh nhân, nhà báo, luật gia, hòa giải viên…
Gần đây nhất, ngày 09/9/2013, Bộ Khoa học và Công nghệ có công văn đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội đề nghị bổ sung vào Luật thi đua, khen thưởng danh hiệu “Nhà khoa học nhân dân”, “Nhà khoa học ưu tú”.
Trước vấn đề này, Ủy ban thường vụ Quốc hội thấy rằng, việc tôn vinh các nhà khoa học, nhà báo, luật gia, doanh nhân… có nhiều công lao, đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là cần thiết.
Video đang HOT
Theo dự thảo Luật, các đối tượng này đều có thể được khen thưởng ở tất cả các cấp độ, nếu có thành tích đặc biệt xuất sắc, được xem xét tặng Huân chương, các danh hiệu vinh dự nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, thành tích, mức độ ảnh hưởng của thành tích.
Quán triệt tinh thần “giảm bớt các hình thức khen thưởng nhà nước”, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu các đề xuất trên trong quá trình sửa đổi toàn diện Luật.
Một vấn đề được đông đảo dư luận quan tâm thời gian qua, đề nghị không nên đánh giá “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” theo tiêu chuẩn được tặng giải thưởng hội diễn; bỏ tiêu chí về thời gian đối với danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”.
Trước vấn đề này, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc được tặng giải thưởng của các liên hoan, cuộc thi, hội diễn nghệ thuật… là sự đánh giá về tài năng của người nghệ sĩ đối với công chúng và là một trong các tiêu chuẩn để xét tặng danh hiệu, tiêu chuẩn về thời gian vẫn thể hiện sự ghi nhận quá trình cống hiến của từng cá nhân.
Phát biểu thảo luận tại Hội trường chiều 22/10, nhiều ý kiến đề nghị bổ sung thêm danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết, các vị đại biểu Quốc hội đã cho ý cần bổ sung một số danh hiệu thi đua trong luật này. Ví dụ như danh hiệu cho các hộ gia đình có thành tích xuất sắc, các doanh nhân, các chức sắc tôn giáo có nhiều thành tích… và đề nghị khen thế nào thưởng như thế và cấp nào khen thì cấp ấy thưởng.
Phó Chủ tịch đề nghị cơ quan thẩm tra và Ban soạn thảo tiếp thu để nghiên cứu giải trình thêm tại phiên họp sau trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua.
Phát biểu thảo luận tại Hội trường chiều 22/10, nhiều ý kiến đề nghị bổ sung thêm danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng. Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết, các vị đại biểu Quốc hội đã cho ý cần bổ sung một số danh hiệu thi đua trong luật này. Ví dụ như danh hiệu cho các hộ gia đình có thành tích xuất sắc, các doanh nhân, các chức sắc tôn giáo có nhiều thành tích… và đề nghị khen thế nào thưởng như thế và cấp nào khen thì cấp ấy thưởng. Phó Chủ tịch đề nghị cơ quan thẩm tra và Ban soạn thảo tiếp thu để nghiên cứu giải trình thêm tại phiên họp sau trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua.
Theo Khampha
Nhà khoa học nhân dân: Tại sao không?
Trước một loạt đề xuất danh hiệu mới, nhiều ý kiến cho rằng nước ta đã quá đủ chức danh, danh hiệu. Nhưng cũng có ý kiến, nếu có thêm danh hiệu cũng không ảnh hưởng gì.
Phiên thảo luận tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 21/3, dự thảo Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi) thu hút nhiều ý kiến. Đặc biệt, nhiều ý kiến xoay quanh các danh hiệu mới: Nhà khoa học nhân dân, nhà khoa học ưu tú, danh nhân.
Kỳ trước, " Gọi người sống là danh nhân, buồn cười" chúng tôi giới thệu các ý kiến không đồng tình. Kỳ này, xin giới thiệu những ý kiến ủng hộ danh hiệu mới.
Nên có "Nhà khoa học nhân dân"
Bác sĩ, tiến sĩ, nhà văn, Đại biểu QH Nguyễn Minh Hồng cho rằng, nước ta hiện có nhiều chức danh, giải thưởng, danh hiệu. Tuy nhiên, có thêm "Nhà khoa học nhân dân" cũng không ảnh hưởng gì.
"Nếu thế giới có chức danh đó, chúng ta có cũng được thôi, miễn không phải mình ta một phách. Cũng như thầy thuốc nhân dân, nhà giáo nhân dân... người làm khoa học phục vụ nhân dân. Thêm danh hiệu tôn vinh để người ta phấn đấu", vị bác sĩ, tiến sĩ, nhà văn, đại biểu QH nói.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Minh Hồng lưu ý, cần thận trọng và cân nhắc kỹ dùng chữ "nhân dân". Bởi có những công trình nghiên cứu của nhà khoa học nhưng nhân dân không trực tiếp được hưởng. Ví dụ, công trình nghiên cứu giống lúa, giống khoai... nhân dân được hưởng. Nhưng nghiên cứu về một chuyên ngành lịch sử chẳng hạn, chưa chắc nhân dân được hưởng.
Ông Nguyễn Minh Hồng: "Thêm danh hiệu tôn vinh để người ta phấn đấu"
Giáo sư - Viện sĩ - Nhà giáo nhân dân Phạm Minh Hạc cũng đồng thuận đề xuất có thêm các danh hiệu trên. Ông Hạc từng giữ các chức vụ Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước..., được coi là người cả đời theo đuổi "giá trị con người".
Theo ông, ở một vài nước trên thế giới, giáo sư dạy lâu trong trường ĐH thường được vinh danh trước khi về hưu. Cụ thể nhà nước phong danh hiệu Giáo sư công huân, Giáo sư danh dự... cho họ.
Nước ta đề xuất danh hiệu "nhà khoa học nhân dân" cũng có ý nghĩa như vậy. Tuy nhiên, mỗi nước một cách gọi khác nhau. Ví dụ, ở Nga có nhà khoa học công huân, nước ta có thể có nhà khoa học nhân dân... Riêng chữ "nhân dân", có thể xuất phát từ hoàn cảnh nước ta có điểm riêng, lấy chữ "nhân dân" làm danh hiệu cao nhất.
"Những người có công lao, đóng góp nền khoa học Việt Nam, gắn với cuộc sống người dân, độc lập nước nhà... đáng tôn vinh như vậy", ông Phạm Minh Hạc nói.
Thời gian qua, có nhiều ý kiến cho rằng, trong khoa học đã có các giải thưởng và học hàm giáo sư, do vậy không cần thêm danh hiệu nữa. Người từng đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, ông Phạm Minh Hạc không tán thành quan điểm trên. Bởi, theo ông, "Giáo sư" là chức danh chỉ công việc, chức vụ người đạt trình độ cao... Nhà khoa học nhân dân là danh hiệu tôn vinh, không thể nói có cái này, thôi cái kia.
Ông Phạm Minh Hạc cũng cho biết, ở các nước trên thế giới, giáo sư công huân, danh dự... sự nghiệp của họ gắn với cuộc sống và hạnh phúc nhân dân. Do vậy, nói "nhân dân" chỉ dùng cho nhà giáo, thầy thuốc... là không hợp lý.
Chỉ nên xét danh nhân cho người đã mất
Ông Phạm Minh Hạc từng đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Khoa học đặt, đổi tên đường phố Hà Nội. Ông Hạc cho biết, Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác dùng tên danh nhân đặt tên đường, phố. Riêng Hà Nội, người mất trên 10 năm được xét danh nhân đặt tên đường.
Tuy nhiên, ở các nước trên thế giới, thời gian người mất được xét danh nhân còn lâu hơn. Ví dụ, nước pháp, người mất 50 mới được xem xét và phong danh nhân.
Theo ông Hạc, nước ta nên có nghị định về danh nhân để đặt tên đường phố.Trong đó lưu ý, phải đặt yếu tố thời gian, không bao giờ đặt danh nhân cho người sống.
Ông Nguyễn Minh Hồng cho rằng" "Danh hiệu danh nhân trên thế giới có, nước ta nên có. Thế giới chỉ phong danh nhân người chết, chúng ta cũng chỉ nên như vậy".
Nếu phong danh nhân sống, mai mốt người đó làm gì "dở hơi" chẳng hạn, còn được là danh nhân nữa không? Do vậy, ông Hồng cho rằng, chỉ nên phong khi họ mất đi rồi, công trình vẫn đóng góp đất nước, dân tộc.
Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng: Nước ta có thầy thuốc nhân dân, nhà giáo nhân dân... thêm nhà khoa học nhân dân, tạo sự trùng lặp và khó xử. Bởi nhà giáo, thầy thuốc cũng là nhà khoa học.
Bên cạnh đó, nhà khoa học có giải thưởng riêng cả ở trong nước lẫn quốc tế. Trong đó có giải Nobel, giải Fields là những giải thưởng cao nhất, rất vinh dự. Nếu chúng ta có thêm danh hiệu nữa, chỉ càng thêm phức tạp.
Theo 24h
Sẽ có thêm danh hiệu "danh nhân"? Dự thảo luật thi đua khen thưởng (sửa đổi) vừa được thảo luận tại Ủy ban TVQH sáng nay (21/3) đã bổ sung hàng loạt các danh hiệu mới: nhà khoa học nhân dân, nhà khoa học ưu tú, và đặc biệt, danh hiệu "danh nhân". Theo Ban soạn thảo, danh hiệu "danh nhân" nhằm tôn vinh những người có đóng góp đặc...