Chưa có bằng chứng khoa học điện thoại khiến cây xăng nổ
Thông tin sử dụng điện thoại di động khi đổ xăng có thể khiến cây xăng cháy, nổ cho đến nay vẫn chỉ là tin đồn, chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào.
Người dân sử dụng điện thoại ở cây xăng tại vòng xoay Lý Thái Tổ và Lê Hồng Phong, Q.10, TP.HCM. Ảnh: Thuận Thắng.
Nếu ai sử dụng email thì sẽ thấy lâu lâu trong hộp thư của mình có một email lạ với nội dung kể về ba trường hợp điện thoại di động gây cháy nổ ở cây xăng.
Trường hợp thứ nhất là một chiếc điện thoại di động được để trong cốp xe, khi chủ nhân đang bơm xăng thì điện thoại reng và bỗng nhiên làm cây xăng phát nổ.
Trường hợp thứ hai nói về một người vừa bơm xăng vừa nghe điện thoại và làm trụ bơm xăng phát cháy.
Video đang HOT
Trường hợp thứ ba nói về một người đàn ông đang bơm xăng, điện thoại để trong túi quần của ông reng chuông, thế là ngọn lửa làm ông phỏng đùi, mông… Những email này người ta gọi là “hoax email”, tức là những email nói chơi chứ không có bằng chứng khoa học.
Cục An toàn giao thông vận tải Úc đã lật lại hồ sơ của 243 vụ cháy nổ cây xăng trên khắp thế giới xảy ra trong vòng 11 năm từ 1993-2004 và không tìm thấy vụ nào có sự “nhúng tay” của điện thoại di động. Còn Hiệp hội Viễn thông di động Úc khẳng định không có sự liên hệ giữa các vụ cháy nổ cây xăng với điện thoại di động.
Câu trả lời cũng được ông Robert Renkes, vốn là người phát ngôn của Viện Xăng dầu Hoa Kỳ, nói chắc như đinh đóng cột: “Chúng tôi chưa tìm thấy bất cứ vụ cháy nổ tại cây xăng nào do điện thoại di động gây ra”. Những show truyền hình thực tế tại Mỹ cũng cố gắng dùng điện thoại di động để làm cháy một căn phòng chứa đầy hơi xăng nhưng tất cả đều thất bại.
Về mặt lý thuyết, khả năng gây cháy tại cây xăng của điện thoại vẫn có thể xảy ra. Năng lượng cần thiết cho một tia lửa để đốt cháy hơi xăng là 0,2 mJ. Trong khi năng lượng có trong một điện thoại di động được nạp đầy pin cao hơn gấp 5 triệu lần. Tuy nhiên khả năng gây cháy thì rất khó vì điện thoại di động không được thiết kế nhằm để phát lửa.
Loại pin lithium có thể phát nổ khi đang cắm điện để sạc nếu cấu trúc bị lỗi, tuy nhiên chẳng có ai nghe điện thoại di động tại cây xăng trong lúc sạc pin. Các thiết bị điện tử nội bộ của điện thoại có thể bị hỏng và phát ra tia lửa, nhưng tia lửa này rất nhỏ, khó có thể kích hoạt được. Nếu quá chú trọng đến nguồn điện năng từ pin của điện thoại cũng đừng quên nguồn điện đang ở máy iPod, iPad, laptop… trong cặp táp của người đổ xăng. Và nhất là cũng đừng quên cục pin “chà bá lửa” nằm trong xe máy và xe hơi.
Vậy còn điện trường thì sao? Điện trường từ điện thoại di động được đo từ 2-5 V/meter.
Cường độ này được cho là có thể làm thay đổi kết quả các máy đo tim và gây ảnh hưởng đến các thiết bị, linh kiện điện tử trên máy bay. Tuy nhiên điện trường của điện thoại di động chưa được ghi nhận là có thể gây ra ngọn lửa để làm cháy cây xăng. Tại Anh, có khoảng 200 trạm xăng gần những tháp sóng điện thoại di động. Dĩ nhiên những tháp sóng này nếu nguy hiểm cho cây xăng thì sẽ nguy hiểm hơn gấp triệu lần chiếc điện thoại di động. Thế nhưng 200 cây xăng này vẫn bình yên vô sự.
Tuy nhiên, không sử dụng điện thoại chỉ vài phút khi đổ xăng có lẽ cũng không có gì là quá ghê gớm. Nhất là trong bối cảnh thị trường điện thoại di động ở nước ta còn không ít sản phẩm trôi nổi, kém chất lượng.
Theo vietbao
Muốn nhận nhiều tiền bo hơn, hãy mặc áo đỏ
Số tiền bo mà phụ nữ phục vụ trong nhà hàng nhận từ thực khách khi họ mặc áo màu đỏ lớn hơn so với những lúc họ mặc áo có màu khác.
Áo màu đỏ của nữ nhân viên phục vụ khiến thực khách nam muốn bo nhiều hơn. Ảnh: REX.
Một thử nghiênmj trước đây chỉ ra rằng những bồi bàn nữ sẽ được bo nhiều hơn nếu họ thực hiện những hành vi khiến thực khách cảm thấy tò mò hoặc trang điểm kỹ hơn.
Trong một nghiên cứu mới đây, Nicolas Gueguen và Celine Jacob, hai chuyên gia của tạp chí Hospitality and Tourism Research tìm hiểu tác động của màu áo mà nhân viên bồi bàn mặc đối với mức tiền bo của thực khách. Họ theo dõi 272 thực khách tại 5 nhà hàng trong 6 tuần. Trong khoảng thời gian đó, họ yêu cầu 11 nhân viên phục vụ nữ đổi áo liên tục.
Kết quả cho thấy, nếu nữ bồi bàn mặc áo màu đen, trắng, xanh dương, xanh lục, vàng, tím thì số tiền bo mà họ nhận từ thực khách hầu như bằng nhau.
Nhưng khi họ mặc áo đỏ, số tiền bo của khách nam tăng thêm từ 15 tới 26, còn số tiền bo của khách nữ không thay đổi.
"Với chiếc áo màu đỏ, dường như mức hấp dẫn của những phụ nữ phục vụ bàn tăng lên trong mắt của nam giới", nhóm nghiên cứu nhận định.
Nhiều thử nghiệm cho thấy minh trang phục màu đỏ khiến nữ giới trở nên quyến rũhơn đối với đàn ông. Ngoài ra các nhà khoa học của Đại học Rochester tại Mỹ còn chứng minh rằng màu đỏ cũng khiến các đáng mày râu trở nên hấp dẫn hơn trong mắt phái đẹp.
Theo Vietbao
Cảnh báo ứng dụng di động WeChat "làm mưa làm gió" tại Việt Nam Ứng dụng di động WeChat, một trong những ứng dụng giao tiếp có nguồn gốc từ Trung Quốc, đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam, có thể khiến người dùng bị nguy hiểm thực sự và là công cụ được ưa thích của bọn tội phạm. Nguy hiểm cho người sử dụng WeChat (hay còn có tên gọi Weixin tại Trung...