Chưa có bằng chứng để kết luận QZ8501 bị khủng bố
Các nhà điều tra Indonesia hôm nay thông báo họ chưa tìm thấy bằng chứng cho thấy khủng bố là một yếu tố trong thảm họa QZ8501 làm 162 người chết tháng trước.
Cảnh sát đứng gác gần một mảnh vỡ thân phi cơ AirAsia gặp nạn tại kho ở cảng Kumai, Pangkalan Bun. Ảnh: Reuters.
Reuters dẫn lời Andreas Hananto cho biết nhóm 10 điều tra viên của ông tại Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia (NTSC) không tìm thấy “lời đe dọa” nào từ thiết bị ghi âm buồng lái để chỉ ra có sự trả thù trên chuyến bay QZ8501 của AirAsia. Hananto là nhà điều tra an toàn hàng không kể từ năm 2009.
“Không, bởi vì nếu là khủng bố thì sẽ có một kiểu đe dọa nào đó”, ông Hananto trả lời khi được hỏi có bằng chứng nào từ thiết bị ghi âm cho thấy có yếu tố khủng bố không. Các nhà điều tra đã nghe toàn bộ đoạn ghi âm nhưng mới chỉ sao chép lại được một nửa.
“Chúng tôi không nghe thấy giọng ai khác ngoài của các phi công”, điều tra viên Nurcahyo Utomo nói. “Chúng tôi không nghe thấy tiếng súng hay tiếng nổ nảo. Trong lúc này, dựa vào yếu tố trên, chúng tôi có thể loại trừ khả năng khủng bố”.
Theo Utomo, các nhà điều tra có thể lắng nghe “gần như tất cả mọi thứ” từ thiết bị ghi âm buồng lái, một trong hai hộp đen của máy bay. Hộp đen còn lại là thiết bị ghi dữ liệu hành trình bay. Cả hai hộp đen đã được trục vớt từ đáy biển Java.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Utomo từ chối cung cấp chi tiết nội dung các đoạn hội thoại vào những khoảnh khắc cuối cùng của QZ8501 do luật pháp Indonesia không cho phép. Nhà chức trách Indonesia từng nói thời tiết xấu dường như đã góp phần gây ra thảm họa.
Trong khi đó, ông Hananto cho biết chứng cứ còn cho thấy không có vụ nổ nào xảy ra trước khi phi cơ rơi xuống biển, trái ngược với giả thuyết do một quan chức thuộc Cơ quan Tìm kiếm và Cứu hộ Quốc gia Indonesia (Basarnas) nêu ra tuần trước.
“Từ thiết bị ghi dữ liệu hành trình bay, một vụ nổ khó có thể xảy ra”, Hananto nói. “Nếu có, chúng tôi chắc chắn sẽ biết bởi các thông số sẽ hiển thị nó”.
Những phút cuối trên chuyến bay AirAsia tràn ngập “âm thanh máy móc và tiếng cảnh báo”. Nó cần được lọc ra để có một bản sao hoàn chỉnh về những gì đã được nói ra tại buồng lái, Hananto nói. Đội điều tra viên, đang phối hợp với các nhà điều tra an toàn hàng không Trung Quốc, Pháp và Singapore, hy vọng sẽ hoàn thành quá trình sao chép trong tuần này.
Quá trình phân tích thiết bị ghi dữ liệu hành trình bay sẽ kéo dài hơn bởi nhà điều tra cần xem xét tất cả 72 chuyến bay mà phi cơ gặp nạn thực hiện trước đó. Họ hy vọng hoàn thành báo cáo sơ bộ về thảm họa QZ8501 vào đầu tuần tới. Báo cáo đầy đủ có thể mất một năm nhưng nó không bao gồm bản sao nội dung thiết bị ghi âm buồng lái.
Chuyến bay số hiệu QZ8501 chở theo 162 người biến mất khỏi màn hình radar hôm 28/12, khi chưa bay được nửa chặng đường trong hành trình từ Surabaya, Indonesia tới Singapore. Phi cơ Airbus A320-200 này đã rơi xuống biển và không còn ai sống sót.
Như Tâm
Theo VNE
Thân nhân QZ8501 bức xúc vì tiền bồi thường bằng nửa MH370
Gia đình nạn nhân QZ8501 cho rằng họ bị đối xử bất công khi nhận được tiền bồi thường ban đầu chỉ bằng một nửa so với thân nhân những người mất tích trong thảm họa MH370.
Người nhà của các nạn nhân trên chuyến bay QZ8501. Ảnh: EPA
Telegraph cho hay số tiền bồi thường 300 triệu rupee Indonesia (gần 24.000 USD) được hãng bảo hiểm Allianz đưa ra nhằm giúp các gia đình giải quyết hậu quả tài chính trước mắt sau vụ tai nạn của QZ8501.
Theo luật sư hàng đầu về hàng không, James Healy-Pratt, với số tiền trên, thân nhân của AirAsia được thanh toán ít hơn so với người nhà các nạn nhân của Malaysia Airlines, một hãng hàng không truyền thống của Malaysia.
Allianz đang là đại diện cho cả AirAsia và Malaysia Airlines.
"Tôi thấy rất khó để giải thích cho các gia đình tại sao AirAsia và hãng bảo hiểm hàng không London Allianz lại đưa cho mỗi gia đình số tiền chính xác là chỉ bằng một nửa so với thân nhân của MH370 và MH17", ông nói.
"Nhiều gia đình đã từ chối mức bồi thường ban đầu này và cảm thấy rằng một hãng hàng không giá rẻ như AirAsia không nên đối xử với gia đình của các hành khách một rẻ rúng, so với hãng hàng không chủ chốt như Malaysia Airlines", ông nói thêm.
Ông Healy-Pratt đã yêu cầu Tony Fernandes, chủ của AirAsia, vào cuộc.
"Nếu ông ấy thực sự quan tâm đến các gia đình của QZ8501, ông ấy nên can thiệp ngay và đưa cho mỗi gia đình 50.000 USD", ông nói. "Tôi thực sự hy vọng vì lợi ích của các gia đình AirAsia, giá rẻ không có nghĩa là bồi thường ít".
Phát ngôn viên của Allianz từ chối bình luận về sự khác biệt giữa hai hãng hàng không. Tuy nhiên, người này cho hay số tiền trên chỉ là mức bồi thường ban đầu.
"Chúng tôi sẽ nhất trí bồi thường thêm theo tham vấn với tất cả các bên liên quan", người phát ngôn nói.
Anh Ngọc
Theo VNE
AirAsia QZ8501 bị nổ trước hay sau khi rơi xuống biển? Đã có những ý kiến trái chiều về lập luận chiếc Airbus chở theo 162 người của AirAsia bị nổ tại biển Java trong đội ngũ tìm kiếm Indonesia sau khi bộ lưu trữ dữ liệu chuyến bay được thu hồi hôm 12.1. Một điều tra viên của hãng Airbus đi gần mảnh vỡ từ phần đuôi máy bay QZ8501 vừa được trục...