Chữa chứng tăng tiết mồ hôi
Y học cổ truyền xếp chứng bệnh tăng tiết mồ hôi thuộc phạm vi chứng “tự hãn”, “đạo hãn” nghĩa là mồ hôi tự ra ngay cả trong trạng thái bình thường, kể cả khi đang ngủ. Nguyên nhân chủ yếu là do vệ khí không bền, tân dịch bài tiết ra ngoài, trường hợp mồ hôi ra nhiều làm cơ thể ớn lạnh, mỏi mệt. ể chữa trị bệnh này ông y thường chú trọng vào ích khí cố biểu. Xin giới thiệu một số phương thuốc thường dùng.
- Dùng rau sam (mã xỉ hiện) 100g, ép lấy nước cốt uống, chia 2 lần trong ngày.
- Có thể dùng mẫu lệ phối hợp phèn chua đồng lượng tán bột, ngày uống 8g chia 2 lần, hòa với rượu mà uống. Hoặc dùng kim anh tử 10g, ngũ vị tử 10g, sắc uống chia 2 lần trong ngày.
Ngũ vị tử.
- Trường hợp cơ thể hư nhược tự ra mồ hôi hoặc ra quá nhiều
Video đang HOT
dùng ngũ vị tử 30g, bá tử nhân 60g, bạch truật 30g, nhân sâm 30g, mẫu lệ 30g, ma hoàng căn 30g, tán bột trộn đều, dùng cùi của đại táo hoàn viên mỗi lần dùng 4g, dùng 2 lần trong ngày.
Hoặc có thể dùng ngũ vị tử 6g, đẳng sâm 12g, câu kỷ tử 10g, cẩu tích 10g, sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa bệnh tự ra mồ hôi do khí hư, mệt mỏi, hơi thở ngắn dùng bạch truật 10g, phòng phong 10g, mẫu lệ 18g, sắc uống ngày 1 thang.
- Nếu âm hư ra nhiều mồ hôi hoặc ra mồ hôi trộm dùng toan táo nhân sao 15g, sinh địa 15g, ngạnh mễ (gạo tẻ) 30g, sắc chia 3 lần uống trong ngày.
Hoặc dùng tần giao 10g, địa cốt bì 10g, thanh cao 6g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Trong trường hợp thấp nhiệt ra nhiều mồ hôi, làm hao tổn tân dịch, cơ thể mệt mỏi dùng bài: Liên kiều 4g, tiên thạch hộc 8g, tiên sinh địa 8g, thiên hoa phấn 4g, mạch môn đông 8g, tang diệp 12g, sắc uống ngày 1 thang.
Hoặc có thể dùng tang diệp 300g, mẫu lệ nung 150g. Sắc uống trị bệnh ra mồ hôi nhiều ở lòng bàn tay. Ngày dùng 1 thang, chia 3 lần.
- Trị mồ hôi ra nhiều, không dứt dùng sơn thù 12g, long cốt 12g, mẫu lệ 8g, bạch thược 12g, hoặc mẫu lệ 12g, ma hoàng căn 8g, hoàng kỳ 12g, phù tiểu mạch 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Mạch môn đông.
Ngoài ra có thể dùng bài Bổ dương thang: Nhân sâm 12g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, cam thảo 6g, ngũ vị tử 6g.
Hoặc dùng bài ích âm thang giúp tăng cường tác dụng dưỡng âm thanh nhiệt chữa chứng ra mồ hôi trộm gồm sinh địa 12g, sơn thù 12g, đan bì 12g, bạch thược 12g, mạch môn đông 10g, sơn dược 10g, trạch tả 12g, địa cốt bì 10g, liên tử 10g, đăng tâm 10g, ngũ vị tử 6g. Sắc uống ngày một thang chia 2 – 3 lần.
Lưu ý, khi mắc chứng tăng tiết mồ hôi, tùy vào thể trạng của từng bệnh nhân, các thầy thuốc sẽ gia giảm các vị thuốc cho phù hợp. Chính vì vậy, khi mắc bệnh, người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa y học cổ truyền hoặc các lương y có nhiều kinh nghiệm để điều trị.
Theo PNO
Chữa chảy máu cam bằng đông y
Khi bi chảy máu cam, bạn có thể nhờ tới các phương thuốc từ đông y nhé!
Chảy máu cam là tình trạng xuất huyết ở mũi. Đông y gọi là "tỵ nục"-một trong những chứng "nục huyết", bệnh phát sinh do huyết nhiệt vong hành nghĩa là huyết phận có nhiệt gây nên...
Nguyên nhân gây chảy máu cam thường không chỉ do tổn thương ở mũi mà còn do chức năng hoạt động các tạng phế, can, thận, tỳ, vị thiếu điều đạt mà sinh bệnh. Có nhiều phương thuốc chữa chảy máu cam, trong điều trị thường phải kết hợp trị liệu tại chỗ với điều trị toàn thân.
Thuốc tại chỗ:
Khi bị chảy máu cam thường dùng thuốc tại chỗ để chỉ huyết, có thể dùng một trong các phương sau;
- Dùng một củ gừng tươi gọt nhọn, đem nướng qua rồi nhét vào lỗ mũi.
- Sơn chi tử (quả dành dành) hoặc tông lu bì (bẹ móc), đốt cháy tán bột mịn rồi rắc vào lỗ mũi.
- Thanh tương tử (hạt mào gà trắng) sắc đặc nhỏ vào trong mũi sẽ cầm được huyết.
- Ngoài ra có thể dùng một ít tỏi và hồng đơn đồng lượng giã nhừ trộn đều, nếu xuất huyết mũi trái thì đắp vào lòng bàn tay phải và ngược lại mũi phải thì đắp tay trái, huyết sẽ được cầm
Các thuốc đường uống:
Trong mọi trường hợp khi xuất huyết đường mũi dùng:
- Ngó sen tươi ninh với móng giò lợn, ăn vài lần.
- Ngải diệp tươi 12g, trắc bá diệp 10g, sinh địa 12g sắc uống ngày 1 thang, 2 -3 ngày liền hoặc lấy một nắm rau muống rửa sạch, giã nát thêm ít đường và pha chút nước sôi vào uống, ngày 1 lần.
Nếu chảy máu cam liên tục dùng một trong các bài sau:
- Vương bất lưu hành 30g, sắc đặc, uống nóng, ngày 1 thang.
- Đăng tâm 40g sao vàng tán bột, hoà với 4g chu sa, chia 2- 3 lần uống với nước cơm.
- Rễ hẹ tươi 30g, rửa sạch sắc với 200 ml nước đến còn phân nửa thêm đường đỏ 10g, uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. sẽ có tác dụng chỉ huyết.
- Tam thất 6g, (hoặc tông lư bì 6g), tóc người 6g (sao tồn tính), tán bột , mỗi lần uống 3g, ngày 3 lần với nước sắc trắc bách diệp, ngẫu tiết mỗi thứ 12g.
- Nhân trung bạch (cặn nước tiểu) đem để lên hòn ngói mới cho khô, nghiền nhỏ pha thêm một ít xạ hương, hoà rượu nóng cho uống.
Trường hợp chảy máu cam do nhiệt
Dùng bài Tứ sinh (bốn loại lá tươi) gồm tiên sinh địa hoàng 24g, ngải cứu tươi 6g, trắc bá diệp tươi 9g, hà diệp tươi (hoặc bạc hà tươi) 9g, sắc uống
- Hoặc trúc nhự 8g, sinh địa 8g, hoàng cầm 6g, bạch thược 6g, mạch môn đông 8g. Sắc uống ngày một thang.
- Có thể dùng thiến thảo căn 10g, trắc bách diệp 5g, sinh địa 15g, ngũ vị tử 10g, hoàng cầm 5g, cam thảo 5g. Sắc uống ngày một thang chia 2-3 lần.
Trường hợp đổ máu cam do ảnh hưởng chức năng hoạt động của các tạng trong cơ thể
- Do ăn nhiều thứ cay nóng làm cho vị nhiệt gây nên bệnh dùng thạch cao 24g, thục địa 24g, mạch môn đông 16g, tri mẫu 12g, ngưu tất 12g, lô căn 12g, mao căn 12g. Sắc uống.
Củ tỏi.
- Trường hợp âm hư hoả vượng gây chảy máu cam dùng thục địa 24g, mạch môn đông 24g, tri mẫu 24g, ngưu tất 24g, huyền sâm 12g, a giao 12g, thiên môn đông 24g, ngẫu tiết 24g, sắc uống ngày 1 thang chia 2-3 lần.
- Nếu do can hoả vượng bốc lên dùng bài: sinh địa 16g, đương quy 12g, hoàng cầm 8g, trắc bá diệp 8g, xích phục linh 10g, cam thảo 6g, xích thược 12g, hương phụ 10g, sơn chi 10g, hoàng liên 6g, cát cánh 10g, ngưu tất 12g, sắc uống.
- Nếu say sưa quá độ làm thương tổn đến phế mà nục huyết dùng bách thảo sương 20g, hoè hoa 80g, tán thành bột, mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần, chiêu với 60ml nước sắc bạch mao căn..
- Trường hợp chảy máu cam do phế nhiệt dùng bạc hà 6g, hoàng kỳ 10g, sinh địa 16g, a giao 8g, mao căn 12g, mạch môn đông 12g, bồ hoàng 6g, bối mẫu 8g, tang bạch bì 10g, cát cánh 10g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang chia 2-3 lần.
Theo KHĐS
Nhân trần và cam thảo: Dùng phối hợp lợi hay hại? Rất nhiều gia đình hiện có thói quen uống nước nhân trần pha lẫn cam thảo để thay trà với mục đích vừa giải khát, vừa làm mát gan, giải độc, chống suy nhược, mệt mỏi... Mặc dù, theo y học cổ truyền cả hai vị thuốc nhân trần và cam thảo đều rất tốt chữa các chứng bệnh liên quan đến gan,...