“Chữa cháy” cho bình chữa cháy
Mục đích ban hành Thông tư rất tốt đẹp. Tại sao lại “bấn loạn” lên nhỉ? Người ta đồn thổi có “nhóm lợi ích” cùng “bắt tay” để bán bình chữa cháy?
Quy định bắt buộc trang bị bình chữa cháy (BCC) đối với xe ô tô 4 chỗ trở lên (Thông tư 57/2015/TT-BCA ngày 26/10/2015 của Bộ Công an, có hiệu lực từ ngày 06/01/2016) đang gây “xôn xao” dư luận. Lý do ban hành Thông tư này là căn cứ vào “thống kê” từ năm 2011 đến nay, cả nước xảy ra trên 600 vụ cháy nổ ô tô, xe máy.
Nguyên nhân chủ yếu do sự cố điện, kỹ thuật và sơ suất, bất cẩn khi sử dụng. Nhiều vụ do không có BCC để dập kịp thời, gây thiệt hại nghiêm trọng. Trong khi đó cả nước hiện có 2,6 triệu ô tô đang lưu hành và sẽ tiếp tục gia tăng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ.
Tức là mục đích ban hành Thông tư rất tốt đẹp. Tại sao xã hội lại “bấn loạn” lên nhỉ? Người ta đồn thổi có “nhóm lợi ích” cùng “bắt tay” để bán BCC?
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
“Cánh lái xe bấn loạn, gia chủ có xe ô tô bấn loạn. Họ đang lo BCC phát nổ, tìm chỗ để ở đâu trên xe, không lắp thì sợ (phạt) mà lắp thì tài xế… run”? Có phải như báo chí đang loan tin thế này không?Để dẹp dư luận “tám” chuyện không hay ho, lãnh đạo Cục Phòng cháy chữa cháy cho hay, không có chuyện bắt tay giữa cơ quan công an với doanh nghiệp; “chúng tôi đã quán triệt cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực lượng không được tham gia vào việc này. Chỉ những đơn vị có chức năng theo quy định thì mới được làm” (VietnamNet, ngày 08/01/2015).
Có một thực tế ở Việt Nam là người soạn thảo đồng thời lại là người thực thi chính sách, thế nên không khó để tìm việc người ta “cài cắm”, đưa quyền lợi của mình vào.
Cũng không hiếm trường hợp “đánh úp” văn bản làm cho doanh nghiệp “sập bẫy”, “méo mó” môi trường cạnh tranh. Tuy nhiên, Thông tư 57 nói trên chỉ quy định chi tiết thêm điểm 1 Điều 10 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 15/9/2014.
Việc phương tiện cơ giới đường bộ bị phạt từ 300.000 – 500.000đ nếu “không chấp hành nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” cũng là quy phạm không mới, vốn đã được ghi nhận tại điểm b khoản 2 Điều 27 Nghị định 167/2013/NĐ- CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 28/12/2013.
Có phải chúng ta “vì phòng ngừa một vài vụ cháy nổ xe một năm mà bắt tất cả các xe phải lắp BCC” như một vài ý kiến trên truyền thông? Không phải như vậy.
Có điều, mục đích tốt đẹp cần phải xem xét đến tính khả thi, phù hợp với cuộc sống. Không thể tiếp tục buông lỏng quản lý từ gốc về tiêu chuẩn an toàn phương tiện, đăng kiểm, hạ tầng giao thông để chăm chăm xử lý “phần ngọn” và xử phạt người dân.
Ở đây có vấn đề mang tính biện chứng: Pháp luật phải được thượng tôn, nhưng pháp luật cũng phải chính đáng và phải xin ý kiến người dân trước khi ban hành, làm công tác tuyên truyền thật tốt trước khi có hiệu lực.
Có như thế pháp luật mới mang tính khả thi, không mang tiếng “đánh úp” cuộc sống.
Theo Phap luât Plus
Bình cứu hỏa trên ô tô: Quốc gia nào như Việt Nam?
Thông tư 57 của Bộ Công an có hiệu lực từ ngày 6/1/2016 quy định chữa cháy bắt buộc đặt trên xe hơi từ 4 chỗ ngồi trở lên đã trở thành tâm điểm nóng nhất trong tuần qua. Liệu trên thế giới, các quốc gia có quy định bắt buộc phải có bình cứu hóa trên xe ô tô?
Quả thật, ngay từ khi Thông tư trên có hiệu lực, đây đã là tâm điểm trên rất nhiều phương tiện truyền thông đại chúng và diễn đàn mạng xã hội. Sở dĩ, vấn đề này nhận được sự quan tâm lớn của dư luận vì quy định đó tác động trực tiếp đến cuộc sống bình thường của hàng triệu người đang sở hữu ô tô.
Trong tuần qua, rất nhiều chủ nhân sở hữu ô tô đã nháo nhác tìm mua bình cứu hỏa. Tuy nhiên, việc bỏ ra vài trăm nghìn đồng để trang bị một bình cứu hóa không phải vấn đề lớn. Song vấn đề mà các chủ nhân này lo ngại chính là nên mua bình chữa cháy loại nào trong khi thị trường đang nhiễu loạn, chất lượng ra sao và khi mua rồi nên đặt ở vị trí nào trên xe cho an toàn...Đặc biệt càng lo lắng hơn khi vấn đề là liệu mang bình chữa cháy trong xe loại nhỏ có tiềm ẩn thêm nguy cơ cháy nổ hay không?
Người dân nháo nhác tìm mua bình cứu hỏa cho ô tô gia đình.
Trên thực tế, hiện nay trên thế giới mới chỉ có 14 quốc gia có quy định tương tự như ở Việt Nam. Khu vực Châu Á, chưa có nước nào có quy định này, ngoại trừ Chính phủ Ấn Độ mới đang đề xuất. Trong khi đó, đa số các quốc gia Châu Âu như Anh, Pháp, Đức,Ý...Chính phủ chỉ khuyến cáo nên mang theo bình cứu hóa chứ không cấm hay bắt buộc phải có, chỉ có taxi và phương tiện vận tải cỡ lớn mới có quy định trang bị bình cứu hỏa.
Bảng danh sách những thứ được khuyến nghị và cần phải có trên ô tô tại các quốc gia ở Châu Âu. Trong đó, đa số các nước chỉ khuyến cáo nên mang bình cứu hóa (Fire Extinguisher) trên xe hơi.
Tại Mexico, các phương tiện giao thông công cộng bị buộc phải trang bị bình cứu hỏa. Mexico yêu cầu mọi loại xe phải trang bị bình này nhưng nguồn lực giám sát ở một số bang quá thiếu khiến việc thực thi không toàn diện. Ngoài ra, các bình chữa cháy thường quá hạn sử dụng trong mỗi lần kiểm tra vì ít được dùng tới. Trong khi đó, người dân nước này nói rằng khá khó để dập tắt một đám cháy ôtô với loại bình chữa cháy nhỏ trang bị trên xe hơi.
Luật pháp Nam Phi quy định xe buýt, xe mini buýt và taxi bắt buộc phải có bình chữa cháy. Thiết bị dập lửa cũng cần được đặt ở nơi dễ lấy, có thể ở dạng bột khô hoặc dạng hydrocacbon được halogen hóa với quy định về trọng lượng tối thiểu khác nhau tùy từng loại xe.
Theo Xã hội thông tin
Bình chữa cháy "nóng như đám cháy, sốt như vàng" Nhiều người nói vui rằng, có lẽ nhờ Thông tư 57 mà có dịp được chứng kiến sự rối ren của thị trường... bình chữa cháy "nóng như đám cháy, sốt như vàng". Có vẻ như câu nói đùa này cũng chứa đựng phần nào sự thật... Loạn giá thị trường, nhập nhằng xuất xứ Nhận thấy việc trang bị bình cứu hỏa...