Chua chát Hà Giang!
Ngày 17/7, khi thông tin 300 bài thi của 144 thí sinh ở Hà Giang được nâng điểm, có những bài “từ không thành xuất sắc” chính thức được công bố cũng là lúc nhiều giọt nước mắt đã rơi xuống…
Có bao nhiêu niềm tin hiếm hoi còn lại vỡ vụn! Có có biết bao nhiêu khát vọng bị suy sụp! Có những chuyện tưởng như không thể tin nổi nhưng vẫn có thể diễn ra.
Chuyện nâng điểm ở Hà Giang…
Là nước mắt của biết bao nhiêu ông bố bà mẹ nghèo ở khắp đất nước này ngày đêm kiếm từng đồng lẻ để con ăn học. Có người bố đêm hôm gật gù ngồi chờ thêm một cuốc xe ôm, người mẹ ngồi trước quán hủ tiếu gõ khi đường phố đã vắng người mong có thêm một thực khách…
Sự học khát vọng, hy vọng của rất nhiều con người, gia đình và cả dân tộc
Thương cho người mẹ ở quê, xương khớp đau nhức mình mẩy, tay không cầm nổi đũa để ăn uống nhưng đầu năm học vẫn người ta vẫn thấy bà sửa sang lại chuồng heo, đưa thêm mấy con về vì “năm nay thằng Bảo thi 12″.
Đó là nước mắt của một ông bố nhà có 4 đứa con, cắt ruột nói với cô con gái đầu: “Con nghỉ học phụ bố mẹ thì các em có cơ hội học tiếp”.
Khóc cho bao nhiêu học sinh học ngày cày đêm. Nhiều em chen chúc ở các lớp học thêm, ăn uống không ra miếng, ngủ không ra giấc… để có thể chống chọi được kỳ thi tìm một lối vào đời để theo đuổi đam mê.
Nghị lực biết bao học sinh nghèo học giỏi bởi vì với hoàn cảnh, cuộc sống quanh mình, các em không biết “bám víu” vào điều gì hơn để thay đổi cuộc đời, số phận bằng con đường học hành. Có em nhịn ăn sáng để mua từng cuốn sách,cây bút, đóng từng đồng học phí…
Video đang HOT
Khóc cho cả những học sinh “nhà giàu vượt cám dỗ”, hiểu rằng khẳng định bản thân mình là điều quan trọng nhất… Lấy sự học để vươn lên luôn là khát vọng, là ý chí, là ước mơ của người trẻ luôn cần được nâng niu.
Thương cho biết bao nhiêu nhà giáo dốc hết tâm huyết, truyền lửa học tập đến với học trò. Họ mất ăn mất ngủ, nín thở trong những ngày đi thi, bật khóc khi đề thi khó rồi không ngừng động viên học trò những lúc có điểm thi…
Tất cả dốc sức để bòn từng con điểm nhỏ sau 0 phẩy với hy vọng đạt ước được ước nguyện và tiếp tục mở ra khát vọng, cống hiến cho tương lai.
Nhưng đổi lại mồ hôi, nước mắt, khát vọng, nghị lực đó là 330 bài thi của hơn 140 thí sinh ở Hà Giang được nâng điểm từ chỉ trong tích tắc. Không ít thí sinh có tổng điểm chênh lệch lên hơn 20 điểm so với điểm thẩm định. Cá biệt, có những thí sinh có tổng điểm được nâng lên lên đến 26,8 điểm, thậm chí 29,95 điểm so với điểm chấm thẩm định.
Chuyện nâng điểm trong kỳ thi THPT quốc gia ở Hà Giang là nước mắt của rất nhiều người
Với mức điểm từ sự dối trá, trắng trợn này chà đạp, vùi dập lên tất cả nỗ lực, khát vọng, ước mơ của biết bao nhiêu học sinh, bố mẹ, giáo viên. Nhưng những nỗ lực đó bị biến thành con rối của lòng tham và tàn ác.
Và khóc cho mỗi người dân và khóc cho cả đất nước! Các thí sinh được nâng điểm nếu không bị phát hiện sẽ ngang nhiên bước vào các trường ĐH, CĐ – có thể tương lai trở thành những nhân tố “cầm trịch” trên nhiều lĩnh vực. Được biết, trong các thí sinh được nâng điểm, có nhiều em đăng ký vào các ngành nghề rường cột của quốc gia như công an, quân đội… và sự sống còn của mỗi người dân như y, dược.
Tôi nhớ đến lời bà giáo già Đàm Lê Đức, người thầy 85 tuổi ở TPHCM dã già yếu vẫn miệt mài truyền đến học sinh khát vọng, ý chí để làm học và sống làm người tử tế. Cô nói thứ cần nhất để người trẻ có động lực, khát vọng để vươn là niềm tin… Mất niềm tin là mất tất cả!
Hoài Nam
Theo Dân trí
Những phát hiện "bất thường" về phổ điểm thi THPT quốc gia ở Sơn La
Từ phân tích dữ liệu điểm thi THPT Quốc gia 2018 của tỉnh Sơn La so với cả nước, GS Nguyễn Văn Tuấn, Viện Garvan (Australia) đưa ra kết quả những bất thường tại đây.
Ngay sau thông tin nâng điểm thi gây choáng váng ở Hà Giang chính thức được công bố chiều ngày 17/7, đã rất nhiều ý kiến quan tâm đến điểm thi ở Sơn La.
Khi Bộ GD-ĐT công bố điểm thi, theo bảng thống kê trong top 15 thí sinh có điểm cao nhất kỳ thi THPT quốc gia năm nay, có 2 thí sinh đến từ Sơn La. Đặc biệt là điểm công bố của 2 thí sinh này đều cách xa so với điểm thi thử trước đó diễn ra tại trường.
Cụ thể thí sinh N.D có đến hai điểm 10 cho môn Lịch sử và Tiếng Anh, các môn khác Toán 9,6; Ngữ văn 9,0; Địa lý 8,25, GDCD 7,5. Điểm thi thử hồi tháng 3 của em này là Toán 6,4; Ngữ văn 6,5; Tiếng Anh 5,8; Lịch sử 5,5; Địa lý 4,25; GDCD 5,5.
Còn thí sinh N.B có điểm thi 6 môn lần lượt như sau: Toán 9,8; Ngữ văn 8,75; Lịch sử 7,5; Địa lý 8,25; Giáo dục Công dân 8; Tiếng Anh 9,8. Trong khi điểm thi thử B.N có điểm Toán: 5; Ngữ văn: 4; Tiếng Anh: 1,2; Lịch Sử: 6,25; Địa lý: 6,25; Giáo dục Công dân: 5,25. Đáng chú ý, điểm thi thử Tiếng Anh của nữ sinh chỉ đạt 1,2 nhưng điểm thi thật lên tới 9,8.
Trước đó, GS Nguyễn Văn Tuấn, Viện Garvan (Australia) đã phân tích dữ liệu điểm thi của Hà Giang và chỉ ra những bất thường trên cơ sở khoa học.
Còn về Sơn La, trao đổi với Dân trí, GS Nguyễn Văn Tuấn thông tin, kết quả phân tích điểm thi của Sơn La cho thấy quả thật có bất thường, tuy mức độ không nghiêm trọng như ở Hà Giang. Điểm thi chênh lệch tập trung ở các môn Lý, Toán.
Phân bố điểm thi môn Toán, Lí, Hóa, và Sinh cho cả nước (màu xanh) và Sơn La (màu hồng). Trong đó mức điểm cao đều "nhô cao" gấp nhiều lần so với kỳ vọng
Phân tích phổ điểm của 8 môn học có thể thấy: Tính trung bình, điểm thi môn toán, lí, hóa và sinh học của Sơn La đều thấp hơn so với cả nước. Chẳng hạn như môn toán, điểm trung bình [độ lệch chuẩn] của Sơn La là 3.43 (1.33), so với cả nước là 4.88 (1.44). Điểm đáng chú ý là độ lệch chuẩn của Sơn La (1.33) thấp hơn so với cả nước (1.44).
Đối với môn Toán, kết quả thi ở Sơn La có vẻ có số thí sinh điểm 9.0 đến 9.8 cao bất thường. Nếu theo phân bố quốc gia, chúng ta kì vọng Sơn La có 6 thí sinh, nhưng trong thực tế thì có đến 30 thí sinh, tức cao hơn 5 lần so với kì vọng.
Phân tích cụ thể hơn bằng bảng số liệu, đối với môn Toán, có thể thấy quả thật Sơn La có vẻ có số thí sinh điểm 9.0 đến 9.8 cao bất thường. Nếu theo phân bố quốc gia, chúng ta kì vọng Sơn La có 6 thí sinh, nhưng trong thực tế thì có đến 30 thí sinh, tức cao hơn 5 lần so với kì vọng.
Đối với môn Lý, thấy có sự bất thường ở ngưỡng điểm cao (trên 9). Tính trung bình, điểm môn Lí của Sơn La là 4.03, thấp hơn so với trung bình quốc gia là 4.96. Ở đây, độ lệch chuẩn không khác nhau đáng kể, chứng tỏ phân bố có cùng dạng. Nhưng phân tích kì vọng cho thấy một lần nữa, số học sinh có điểm 9.0 trở lên là 13 em, trong khi đó theo kì vọng quốc gia thì chỉ có 1 thí sinh. Nói cách khác, số thí sinh có điểm Vật lí cao ở Sơn La chênh lệch gấp 12 lần so với phân bố quốc gia.
Đối với môn Lý, có sự bất thường ở ngưỡng điểm cao, chênh lệch gấp 12 lần so với phân bố quốc gia.
GS Nguyễn Văn Tuấn chia sẻ, thống kê học không trả lời được câu hỏi tại sao Hà Giang hay nơi nào có có điểm cao. Hoặc chỉ trả lời được nhưng cần thêm các dữ liệu như điểm và học lực của các em trong kỳ thi này và các lần thi thi trước đó.
Kết quả phân tích theo thống kê học chỉ mới là bề ngoài, mới thấy cái tín hiệu. Vấn đề quan trọng hơn là tại sao có tín hiệu đó, cần phải có chuyên gia - chứ không phải cơ quan công an - phân tích và xác minh. Nhưng những kết quả phân tích thống kê rất có ích trong việc giúp nhận dạng nơi có vấn đề và tác nhân liên quan đến vấn đề.
Hoài Nam - Lê Phương
Theo Dân trí
Có nên công khai danh tính phụ huynh trong vụ sửa điểm ở Hà Giang? Liên quan đến vụ việc sai phạm Hà Giang sửa điểm của thí sinh trong kỳ thi THPT Quốc Gia 2018 trách nhiệm của phụ huynh rất lớn, khiến dư luận đặt câu hỏi có nên công khai danh tính phụ huynh? Theo luật sư Huế, Trưởng Văn phòng Luật sư Hừng Đông (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội), nếu cha mẹ học...