Chùa Cầu Hội An ở đâu? Khám phá ngôi chùa đặc biệt giữa lòng phố cổ
Đã từ rất lâu, chùa Cầu Hội An không chỉ là địa điểm du lịch nổi tiếng được nhiều người biết đến mà còn là linh hồn của đất, của con người Hội An, là minh chứng cho lịch sử.
Cây cầu như một nơi để nối liền từ lịch sử đến hiện tại của mỗi người con sinh ra trên mảnh đất Hội An.
1. Chùa Cầu Hội An ở đâu?
Chùa Cầu Hội An là một cây cầu nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, P. Minh Khai, phố cổ Hội An, TP. Hội An. Đây là ngôi chùa được xây dựng bởi người Nhật từ thời chiến tranh. Tính đến nay, cầu đã có tuổi thọ lên đến 400 năm tuổi.
Trước kia cầu còn có tên gọi khác là cầu Nhật Bản hay cầu Lai Kiều Viễn. Du khách đến đây thường với mục đích để tham quan, cúng viếng tại chùa. Đây cũng chính là biểu tượng được in trên tờ tiền 20.000 VNĐ của nước Việt Nam như một cách để tôn vinh giá trị lịch sử của cây cầu.
Đây là điểm đến du lịch đầu tiên với hầu hết du khách trong hành trình khám phá phố cổ Hội An. Chùa nằm ở ngay khu vực bán vé, chỉ cần đi thêm khoảng vài trăm mét bạn sẽ thấy chùa Cầu nằm trên một nhánh nhỏ của sông Thu Bồn. Vì thế bạn có thể vừa kết hợp tham quan phố cổ, vừa tham quan chùa Cầu.
2. Lịch sử về chùa Cầu Hội An
Xưa kia Hội An từng là một thương cảng lớn thu hút các thuyền buôn nước ngoài như Pháp, Hà Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh,…Vì thế, đây cũng là cây cầu được các thương nhân Nhật Bản xây dựng vào đầu thế kỷ 17.
Theo truyền thuyết, người Việt, người Nhật và người Hoa đều có chung một nguyên nhân gây ra động đất. Họ cho rằng ngoài đại dương có một loài thủy quái mà người Việt gọi là con Cù, người Nhật gọi là Mamazu, người Hoa gọi là Câu Long.
Người ta nói rằng, đầu của con thủy quái này ở Nhật Bản, đuôi của nó ở Ấn Độ và lưng của nó vắt qua khe ở Hội An mà cầu Nhật Bản bắc qua. Mỗi khi con thủy quái này quẩy mình là lúc động đất và biến cố xảy ra khiến cho ba nước không thể bình yên buôn bán. Vì thế để khống chế Mamazu, người Nhật đã cho lập chùa thờ các thần Khỉ, thần Chó trên hai đầu cầu để yểm bùa con thủy quái đó.
3. Kiến trúc độc đáo tại chùa Cầu
Chùa Cầu Hội An được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia vào năm 1990. Đây là cây cầu không chỉ mang giá trị về lịch sử mà nó còn có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tâm linh và tinh thần của người dân.
Video đang HOT
Cầu có chiều dài khoảng 18m vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn. Đây là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt. Chùa có mái lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Tại cửa chính của chùa có tấm biển lớn chạm khắc 3 chữ Hán là Lai Vãn Kiều. Chùa và cầu đều bằng gỗ và sơn rất công phu. Cũng vì vậy mà qua hơn 400 năm lịch sử, cây cầu vẫn còn nguyên vẹn và không mất đi vẻ đẹp vốn có.
Mặt chùa được thiết kế quay về hướng bờ sông, hai cây cầu có tượng gỗ bằng thú đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ. Tượng chó (thân hầu) là đại diện cho năm xây dựng còn tượng khỉ (thiên cẩu) đại diện cho năm kết thúc công trình. Đây cũng là hai con vật được người Nhật Bản sùng bái từ thời cổ xưa.
Ảnh: @grandvoyageweb
Tuy gọi là chùa nhưng ở bên trong ngôi chùa lại không có tượng Phật. Phần gian chính chỉ thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ. Đây là vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui, hạnh phúc cho mọi người. Cho đến nay, chùa Cầu nổi tiếng linh thiêng vẫn được cư dân bản địa và khách vãng lai thành kính chiêm bái.
4. Những địa điểm du lịch gần chùa Cầu Hội An
Dưới đây là một số địa điểm du lịch nổi tiếng gần chùa Cầu Hội An bạn có thể kết hợp tham quan:
Phố cổ Hội An
Chùa Cầu Hội An nằm ngay trong khu phố cổ và tọa lạc ở ngay đầu đường đi vào. Chính vì thế, khi đến chùa Cầu bạn có thể kết hợp tham quan cả phố Cổ Hội An bên trong. Phố Cổ trước kia cũng là một thương cảng nổi tiếng với diện tích chỉ khoảng 2km2. Vì thế, bạn có thể đi bộ một vòng quanh khu đô thị cổ này mà không sợ mỏi chân.
Bên trong khu phố có rất nhiều ngôi nhà cổ có màu vàng in đậm thời gian. Có những ngôi nhà cũ kĩ và phủ đầy rêu phong trên những bức tường sẫm màu. Trong phố cổ cũng có rất nhiều món ăn ngon đặc sản Hội An như: nước mót, cao lầu, bánh mì,…
Chèo thuyền sông Hoài
Không chỉ có những mái ngói rêu phong, những ngôi nhà tường vàng rực rỡ và những hàng hoa giấy xinh xắn. Hội An còn là nơi có non nước hữu tình với dòng sông Hoài vô cùng lãng mạn. Sông Hoài được biêt đên là một nhánh của sông Thu Bồn, chảy qua Hội An, Quảng Nam. Khi đến đây bạn nhất định phải trải nghiệm cảm giác chèo thuyền trên sông Hòa và thả hoa đăng vào ban đêm để tận hưởng những giây phút thư giãn ở nơi đây.
Giá vé cho một chuyến đi thuyền trên sông tự túc có giá khoảng từ 30.000 VNĐ đến 50.000 VNĐ. Với mỗi lần chèo thuyền bạn sẽ có thời gian khoảng 30 phút. Mức giá thuê thuyên có thê biên đông tùy vào sô lượng khách và thời điêm khách đên.
Làng gốm Thanh Hà
Làng Gốm Thanh Hà là địa điểm nằm bên dòng sông Thu Bồn. Tính đến nay, làng gốm đã có tuổi thọ hơn 500 năm tuổi dưới bàn tay của những nghệ nhân tâm huyết ở nơi đây. Khám phá làng gốm Thanh Hà, bạn không chỉ được hòa mình tại không gian làng quê mộc mạc mà còn được thỏa sức chọn những món quà lưu niệm độc đáo.
Đồ gốm ở đây được làm từ một loại đất sét màu nâu đặc, dẻo và có độ kết dính cao. Giá vé vào làng gốm chỉ khoảng 15.000VNĐ/người và có giá trị trong vòng 1 ngày.
Làng Lụa Hội An
Làng lụa Hội An là nơi cung cấp các sản phẩm lụa từ công thức dệt thủ công truyền thống. Làng lụa đã hình thành và phát triển hơn 300 năm tuổi. Đây còn là nơi tái hiện lại cuộc sống của những nghệ nhân dệt và là nguồn gốc xuất phát của “con đường tơ lụa trên biển” vào những năm thế kỷ 17. Khi tham quan làng lụa Hội An bạn sẽ được tìm hiểu rõ hơn về quy trình để tạo ra một tấm vải lụa từ những công đoạn ban đầu.
Biển An Bàng
Từ chùa Cầu Hội An, bạn chỉ mất khoảng 20 phút đạp xe để đến với biển An Bàng. Biển An Bàng vẫn giữ một vẻ đẹp hoang sơ vốn có nên sau nhiều năm nơi đây vẫn thu hút được rất nhiều khách du lịch. Khi đến đây bạn sẽ được cảm nhận không gian yên tĩnh, ít xô bồ từ phố hội và ngắm nhìn những dải hoa muống biển màu tím mọc trên mặt cát.
Rong ruổi khám phá chùa Bà Mụ Hội An Địa điểm sống ảo 'ngàn like' giữa lòng phố cổ
Chùa Bà Mụ Hội An nức danh xứ Hội nhờ sở hữu vẻ đẹp uy nghi, tráng lệ với những đường nét trạm trổ công phu hứa hẹn mang đến trải nghiệm du lịch khám phá miền Trung lý tưởng.
Đối với các tín đồ đam mê "chụp choẹt" chắc chắn không còn xa lạ với cái tên chùa Bà Mụ Hội An - một địa điểm lịch sử - tôn giáo sở hữu nét đẹp kiến trúc cổ kính, tráng lệ khiến bất cứ ai chiêm ngưỡng cũng phải trầm trồ, thích thú cũng như sống ảo "cháy máy" với vô vàn background "xịn xò" tại tọa độ ấn tượng này.
Đối với các tín đồ đam mê "chụp choẹt" chắc chắn không còn xa lạ với cái tên chùa Bà Mụ Hội An nổi tiếng xứ Quảng. Ảnh: @juniism
Chùa Bà Mụ Hội An - Không gian lịch sử - tôn giáo đầy hoài niệm giữa lòng phố cổ
Chùa Bà Mụ hay Tam Quan Chùa Bà Mụ tọa lạc ở địa chỉ ở số 675 đường Hai Bà Trưng và nằm ngay trong trung tâm phố cổ Hội An nên du khách ghé thăm khu vực này có thể dễ dàng tìm thấy địa điểm trên để ghé thăm tham quan. Nơi đây là một trong những di tích cổ xưa nổi tiếng đóng vai trò quan trọng đối với đời sống tinh thần của người dân phố Hội nói chung và cộng đồng Minh Hương nói riêng.
Chùa Bà Mụ nằm ngay trong trung tâm phố cổ Hội An nên du khách ghé thăm khu vực này có thể dễ dàng ghé thăm tham quan. Ảnh: @thrivehoian
Ngôi chùa lâu năm này là di tích cổ xưa nổi tiếng đóng vai trò quan trọng đối với đời sống tinh thần của người dân phố Hội. Ảnh: @gaulonchomeo
Trước kia, chùa có tên đầu tiên là Cẩm Hà Cung và Hải Bình Cung, được xem là đại biểu cho đặc trưng kiến trúc về văn hóa tín ngưỡng trước đây. Tuy nhiên, sau nhiều biến cố thì tên gọi của ngôi chùa ở Hội An này đã thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh và ngày nay, công trình lịch sử này chỉ còn sót lại một phần kiến trúc tại hạng mục cổng vào nhưng vẫn thể hiện được rõ nét kiến trúc tinh tế, tráng lệ từ ngàn xưa của mình.
Khu vực hồ nước mang đến cảnh quan thanh bình, thảnh thơi cho công trình ấn tượng này. Ảnh: @lemaithutrang
Công trình lịch sử này hiện nay chỉ còn sót lại một phần kiến trúc tại hạng mục cổng vào nhưng vẫn thể hiện được rõ nét kiến trúc tráng lệ từ ngàn xưa. Ảnh: @nguyenn.anhtuan
Kiến trúc cổng chùa Bà Mụ Hội An mang đậm dấu ấn phong cách Á Đông và được xây dựng giữa không gian xanh với hồ nước, khuôn viên để cân bằng khung cảnh khiến cho khu vực này trở nên vô cùng thanh bình, hài hòa. Vị trí cổng chùa hiện nay đã được phục dựng lại cẩn thận để giữ được vẻ đẹp nguyên bản của nơi đây với những bức phù điêu được trạm trổ công phu, tỉ mỉ cùng những gam màu mang dấu ấn Châu Á ấn tượng như đỏ, cam, vàng giúp tổng thể kiến trúc trở nên nổi bật, lôi cuốn.
Kiến trúc cổng chùa Bà Mụ Hội An mang đậm dấu ấn phong cách Á Đông và được xây dựng giữa không gian xanh để cân bằng khung cảnh. Ảnh: @georginabeverlyhill
Bên cạnh khu vực Tam Quan, chùa Bà Mụ còn sở hữu khu vực Hải Bình Cung, nơi thờ cúng Đức Thiên Hậu Thánh Mẫu, phụ thờ 12 bà mụ cùng với tượng hai vị thần Thiên Lý Nhãn và Thuận Phong Nhĩ được thờ ở phía trước. Cẩm Hà Cung nằm ở gian trái là nơi thờ Đức Bảo Sanh Đại cùng tượng của 36 vị tôn thần được xếp thành hai hàng ngay ngắn, uy nghiêm. Gian còn lại là nơi thờ cúng Thổ Kỳ và Tổ đình Minh Hương.
Những bức phù điêu được trạm trổ công phu, tỉ mỉ cùng những gam màu mang dấu ấn Châu Á ấn tượng. Ảnh: @thanh_truc
Chùa Thiên Mụ Linh hồn của kiến trúc Phật giáo Việt Nam Huế không chỉ nổi tiếng với phong cảnh đẹp như tranh vẽ mà còn với những công trình kiến trúc Phật giáo cổ xưa. Là một trong những biểu tượng quan trọng nhất của Việt Nam trong thời gian qua, Chùa Thiên Mụ được coi là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Việt Nam. Đặc biệt, câu chuyện kỳ diệu của...