Chữa cận thị bằng cách nào?
Cận thị có thể chữa khỏi bằng phương pháp phẫu thuật mắt. Tuy nhiên, trẻ dưới 18 tuổi chưa đủ tuổi để phẫu thuật tật khúc xạ. Vì vậy phương pháp điều trị cận thị tối ưu nhất là đeo kính.
Với những trẻ bị cận thị, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám mắt thường xuyên để kiểm tra tiến triển của tật cận thị, thay kính kịp thời để giúp trẻ nhìn rõ hơn. Việc không thay kính định kỳ sẽ khiến thị lực của trẻ giảm sút, đeo kính sai độ khiến mắt phải điều tiết nhiều hơn, độ cận tăng nhanh hơn.
Một số phương pháp điều trị cận thị hiện nay gồm:
Đeo kính gọng
Đeo kính gọng là phương pháp điều chỉnh tật cận thị thông dụng nhất. Đây là giải pháp thông dụng nhất, ít tốn kém nhất để điều chỉnh tật cận thị. Người bị cận thị thường sử dụng thấu kính phân kỳ. Tuy nhiên kính gọng sẽ đem lại những bất tiện cho người sử dụng như: ít tham gia được các hoạt động thể thao mạnh, tầm nhìn bị mờ khi trời mưa. Thêm vào đó, đây chỉ là giải pháp tạm thời, không điều trị triệt để và chỉ có thể sử dụng được trong một thời gian nhất định, phải thay kính mới khi độ cận tăng.
Video đang HOT
Đeo kính áp tròng
Kính áp tròng mềm cũng là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Ưu điểm của kính áp tròng là thẩm mỹ cao, nhược điểm là có thể bị dị ứng với kính áp tròng nếu mắt mẫn cảm, mắt dễ bị khô. Ngoài ra, kính áp tròng không được vệ sinh đúng cách có thể gây viêm nhiễm mắt. Bệnh nhân phải thay kính khi hết hạn sử dụng và chi phí mỗi lần thay kính tương đối cao.
Chỉnh hình giác mạc tạm thời bằng Ortho K
Ortho K là kính áp tròng ban đêm. Phương pháp này sử dụng để trị cận thị cho người chưa đủ tuổi phẫu thuật (dưới 18 tuổi) hoặc người không muốn phẫu thuật. Ortho K là kính áp tròng ban đêm, khử độ cận tạm thời bởi khả năng chỉnh hình giác mạc. Tuy nhiên khi ngừng sử dụng, giác mạc sẽ dần quay về trạng thái cong ban đầu, không điều chỉnh triệt để được tật khúc xạ cận thị. Thêm vào đó, phương pháp này còn có nhược điểm là ít hiệu quả với độ cận nặng, chỉ có tác dụng tạm thời, giá kính Ortho K đắt đỏ và vẫn có khả năng bị viêm nhiễm mắt.
Phẫu thuật tật khúc xạ
Ưu điểm là hiệu quả đem lại tốt, độ an toàn cao, thời gian phục hồi sau phẫu thuật ngắn và có thể điều trị triệt để tật khúc xạ. Tuy nhiên giá cả phẫu thuật còn cao và nhiều người còn e ngại đối với việc động “dao kéo” ở vùng mắt.
Phương pháp này còn gọi là đặt kính nội nhãn, thường áp dụng cho những bệnh nhân có độ cận cao nhưng không đủ điều kiện phẫu thuật khúc xạ. Nhược điểm là có nguy cơ tăng nhãn áp, có khả năng viêm nhiễm, thời gian phục hồi lâu hơn phương pháp phẫu thuật khúc xạ.
Phẫu thuật thay thủy tinh thể
Phương pháp cuối cùng trong điều trị tật khúc xạ này chỉ được chỉ định khi bệnh nhân có độ cận quá cao, không thể phẫu thuật bằng các phương pháp khác.
Nhìn mờ tưởng bệnh mắt hóa u não
Có nhiều nguyên nhân khiến mắt bị mờ từ từ hoặc đột ngột. Ví dụ như bệnh lý tại mắt như: tật khúc xạ (cận thị, loạn thị, viễn thị...), đục thủy tinh thể, viêm nhiễm. Nhưng đôi khi bệnh lý của các cơ quan khác có thể dẫn tới mất thị lực vĩnh viễn.
Ảnh minh họa
Bà Nguyễn Thị T. , 76 tuổi (Quảng Ninh) đã phẫu thuật thay thủy tinh thể 2 mắt cách đây 3 năm. Sau phẫu thuật bà nhìn rất rõ, 6 tháng trở lại đây thấy mắt phải nhìn mờ dần đi, kèm theo đôi lúc đau đầu.
Thấy nhiều người sau đục thủy tinh thể một thời gian cũng bị mờ dần nên bà không đi khám ngay. Đến khi đầu đau nhiều, mắt nhìn không rõ bà đi khám thì trong não đã có khối u não khá lớn.
Lời bàn: Theo BS Nguyễn Thắng, Bệnh viện Mắt T.Ư, mất hoặc giảm thị lực mọi người thường nghĩ tới bệnh của mắt nhưng nhiều khi lại là bệnh ở cơ quan khác như: U não, viêm xoang, biến chứng võng mạc của các bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, dùng thuốc chống lao... Ngoài ra người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác như: Đau đầu, buồn nôn, nhìn mờ một phía, ám điểm trước mắt, liếc đau, đồng tử giãn...
Vì vậy, khi thấy dấu hiệu bất thường ở mắt, người bệnh cần được khám chuyên khoa Mắt để được phát hiện tổn thương tại mắt hoặc bệnh lý kèm theo để được điều trị kịp thời.
N.Hà (ghi)
Quan tâm đúng mức tật khúc xạ ở trẻ Tật khúc xạ (TKX) đặc biệt là cận thị đã và đang trở thành vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và học tập của trẻ. Bác sĩ Khoa mắt Bệnh viện Nhi khám mắt cho trẻ em. Tuy nhiên, hiện nay việc học tập căng thẳng, thói quen xem ti vi, sử dụng thiết bị công nghệ không hợp lý...