Chữa cảm cúm với mùi tàu
Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 – 50 cm.
Lá mọc sát đất thành hình hoa thị ở gốc, có phiến mỏng, thuôn, hình mũi mác, thon hẹp lại ở gốc, mép có răng cưa, hơi có gai. Lá ở thân càng lên càng ngắn, nhỏ dần, có nhiều răng cưa và gai sắc hơn. Hoa màu trắng lục, mọc thành tán. Quả hình cầu, hơi dẹp, có vẩy. Toàn cây có tinh dầu, nên có mùi thơm. Rau mùi tàu chứa nhiều protid, glucid, cellulose, calcium, phosphor, sắt, vitamin B1 và vitamin C.
Cây mọc hoang và trồng bằng hạt nơi ẩm ướt. Để làm thuốc dùng toàn cây rau mùi (tươi hay phơi khô), thu hái quanh năm. Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.
Rau mùi tàu là gia vị thơm ngon, giúp tiêu hóa tốt
Một số bài thuốc theo kinh nghiệm
Bài 1: Chữa cảm cúm: Rau mùi 40g, gừng tươi 3 lát, ngải cứu và cúc tần mỗi thứ 20g. Rửa sạch, thái nhỏ, gừng đập dập. Tất cả cho vào ấm sắc với 500ml nước, đến khi còn 100ml thì đổ ra, uống nóng, mỗi ngày 2 lần. Sau khi uống, nằm trong chăn ấm để cho ra mồ hôi, rồi lau khô người.
Bài 2: Chữa cảm mạo: Mùi tàu khô 10g, cam thảo đất 6g. Rửa sạch đổ vào ấm với 300ml nước, đun sôi trong khoảng 15 phút, rồi chia làm 3 lần, uống trong ngày.
Hoặc có thể lấy 20g rau mùi tàu rửa sạch, thái khúc, 30g thịt bò băm nhỏ, vài lát gừng tươi. Đem nấu chín với 400ml nước. Món này ăn nóng. Khi ăn cho thêm ít hạt tiêu.
Video đang HOT
Bài 3: Chữa hôi miệng: Lấy 1 nắm rau mùi tàu, rửa sạch, sắc đặc, cho thêm vài hạt muối, khuấy tan, dùng để ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày. Sau khoảng 5 – 6 ngày, miệng sẽ bớt mùi hôi.
Bài 4: Chữa đầy hơi, bụng ậm ạch do ăn nhiều đạm: Rau mùi 50g, gừng tươi 3 lát đập giập. Tất cả rửa sạch sắc với 500ml nước, đến khi còn 200ml chia làm 2 lần, uống nóng, mỗi lần dùng cách nhau 3 tiếng. Dùng liền 3 ngày.
Bài 5: Chữa đái dầm ở trẻ nhỏ: Lấy mùi tàu, cỏ mần trầu, rau ngổ, mỗi thứ 20g, cỏ sữa lá nhỏ 10g, thái nhỏ, phơi khô. Cho tất cả vào nồi đổ 500ml nước sắc còn 150ml, uống sau bữa ăn tối. Dùng khoảng 5 – 10 ngày. Có thể nhắc lại liệu trình mới.
Để bài thuốc phù hợp với thể trạng của từng người mới có hiệu quả thì người bệnh cần được bắt mạch kê đơn ở cơ sở y tế có uy tín.
Theo Eva
Nhẫn tâm chăn dắt người già trên phố Sài Gòn
Dạo gần đây, đột nhiên dân Sài Gòn thấy người già tràn ngập khắp nơi trên phố phường. Này là người ăn xin, này là bán vé số, bán ba thứ lung tung...Nếu tinh ý một chút, bạn sẽ thấy hầu hết họ bị chăn dắt. Chăn dắt người già vừa dễ vừa an toàn hơn con nít. Người già biết nói dối, biết cân nhắc, không gây sự phẫn nộ nhiều như khi dùng con nít...
Những kẻ chăn dắt chưa bao giờ quan tâm tới tuổi tác của họ.
Còng lưng kiếm tiền giữa phố đông. (Ảnh minh họa)
Nạn nhân tiếp tay cho chủ mưu?
Khoảng 3 năm gần đây, những người thường xuyên đi qua về đường Cộng Hòa đoạn nối quận 12 và Tân Bình đều hết sức ngạc nhiên khi hôm nào cũng thấy một ông lão với cái chân trái sưng vù đầy mủ ngồi ăn xin ở đầu Mũi Tàu. "Chẳng hiểu sao cái chân của ông già đó không bị nhiễm trùng hoặc hoại thư gì đó, mà cứ sưng miết và vẫn lành lạnh", anh Nam, nhà ở Q12 bình luận.
Để xem thật ra thì ông ta bị chăn dắt hay đau ốm thật, chúng tôi đã giả vờ làm những người của một tổ chức từ thiện tiếp cận ông lão. Khi chúng tôi đến chỗ Mũi Tàu, thì ông lão với cái chân đau đang ngủ gà, ngủ gật bên vệ đường; còn một ông lão tóc bạc khỏe mạnh khác thì đang chặn trước nhiều xe máy dừng đèn đỏ để xin tiền. Khi xin được nhiều tiền, ông lão tóc bạc sẽ đưa cho ông lão đau chân.
"Ông ơi, chân của ông bị làm sao vậy", chúng tôi hỏi, "Chân ông bị sưng, đau lắm", ông lão trả lời kèm theo cái nhăn mặt. "Nhưng ông làm sao mà cái chân lại bị đau", chúng tôi tiếp tục, "Chân tôi bị xe tải cán", ông lão trả lời ngay không cần suy nghĩ. "Lâu chưa ông", chúng tôi truy tiếp, "Cũng lâu lâu rồi, cách đây 7 hoặc 8 tháng gì đó. Đau lắm cô ơi, tôi đang kiếm tiền để đi chữa cái chân", ông lão than thở tiếp.
Nhưng, khi chúng tôi nói chúng tôi có biết một tổ chức từ thiện cưu mang những người như ông, ông có muốn vào đó không, để không phải dãi nắng giầm mữa như vầy nữa, thì ông lão ngần ngại: "Tôi cũng không biết nữa". Chúng tôi thuyết phục tới: "Sao vậy ông, vào đó ông đỡ vất vả, có người sẽ chữa cái chân cho ông, chứ để lâu nguy hiểm lắm"; sau một hồi suy nghĩ, ông lão trả lời: "Để tôi coi cái đã, có gì sẽ trả lời cô sau".
Đột nhiên, ông lão tóc bạc xông vào: "Cô có tiền hả, có tiền thì chữa cái chân cho ông ấy đi. Chứ ông ấy tội nghiệp lắm". Chúng tôi nói: "Con không có tiền, nhưng con biết có tổ chức từ thiện có tiền", bỗng ông lão tóc bạc hằn học: "Tổ chức từ thiện hả? Cô thì biết gì về tổ chức từ thiện, không học chút văn hóa nào mà nói về từ thiện, cô thì biết gì", như thể đã có ai mượn danh hiệu từ thiện để lừa ông lão.
Theo nhận định của một bác sỹ Đ, người hay đi qua con đường đó thì ông lão đó bị bệnh chân voi, thế nên dù chân đã sưng lâu xong không gây ra biến chứng gì nguy hiểm. Còn mủ hay máu gì đó mà người ta bôi vào đoạn băng màu trắng có thể là giả.
Đơn độc giữa phố xá
Nhiều bạn trẻ đã không khỏi chạnh lòng khi thấy một bà lão thật già ngồi chơ vơ giữa ngã tư Pasteur - Nguyễn Thị Minh Khai bất chấp mưa nắng. Có những hôm mưa gió dập vùi, bà mặc áo mưa run rẩy ngồi đó nhận đồ bố thí của người khác.
Chẳng biết những những người chăn dắt có cho người già uống một loại thuốc mê gì đó không, mà cả ông lão ở Mũi Tàu lẫn bà lão ở ngã tư vừa kể trên đều ngủ gục ngay giữa phố xe cộ tấp nập ồn ào. Thậm chí, khi chúng tôi ngồi ngay trước mặt bà lão không biết và phải khi chúng tôi hỏi tới câu thứ hai mới mở đôi mắt mờ đục nhăn nheo nhìn lại.
"Bà ơi, sao bà ngủ gục vậy, không buôn bán gì à", chúng tôi mở lời, "Buôn bán gì cô ơi, giờ chưa ai mua hay cho gì đâu, phải khoảng 7 đến 8 giờ mới có", bà lão thều thào. "Sao tới giờ đó mới có tiền hả bà. Nếu vậy sao không tới lúc đó hẳn ra, ra chi sớm cho khổ", chúng tôi hỏi tiếp, "Lúc này mọi người lo đi lại, không ai cho hết, phải tới lúc đó gười ta mới cho. Con cháu tôi có việc nên chở tôi tới đây luôn", phải cố lắm chúng tôi mới nghe được bà lão nói gì giữa đủ tiếng xe cộ.
Đại khái là chúng tôi hỏi gì, bà lão trả lời cái đó, một cách nhát gừng. Trong khoảng thời gian đó, bà vẫn tranh thủ nhắm mắt. Sau thêm 10 lần đối thoại, chúng tôi thu nhặt được thế này: Bà năm nay 69 tuổi. Bà lão có 1 con trai và 1 con gái ở quê ngoài Bắc; theo đứa cháu vào Sài Gòn cách đây 7-8 tháng để kiếm tiền. Cháu gái sẽ đặt bà ở đây vào 16h chiều, 22h thì đón về. Nhà ở quận nào tại Sài Gòn thì bà cũng không biết.
Tức là, trong khoảng 6 tiếng đó, bà không được ăn uống cũng như nghỉ ngơi. Và nếu có chuyện gì đó xảy ra khi bị đột quỵ, đau bụng, đau đầu hoặc trúng gió...thì cũng mặc kệ. Nếu có người hảo tâm giúp đỡ cũng không biết liên lạc với ai và liên lạc như thế nào.
Với những người gia như ông lão ở Mũi Tàu hay bà lão ở ngã tư Pasteur - Nguyễn Thị Minh Khai, cộng thêm một chút thủ thuật, những kẻ chăn dắt sẽ được an toàn tuyệt đối. Chẳng biết nên thương hay nên trách họ khi nói dối hoặc bất chấp tính mạng để kẻ khác điều khiển.
Theo Đất Việt
[Chế biến] - Bún thịt nấu chua Bún thịt nấu chua khiến bữa sáng mùa hè thêm ngon và hấp dẫn. Nguyên liệu (4 bát bún):Bún: 1 kg; Thịt nạc: 200 grDọc mùng: khoảng 3 cây; Cà chua: 2 quảSấu: 5 - 7 quả (tùy theo khẩu vị thích ăn chua nhiều hay ít)Hành, mùi tàu, hành khô, gia vị... Thực hiện: Bước 1: Dọc mùng tước bỏ vỏ, rửa...