Chùa Bút Tháp: Danh thắng lừng danh đất Kinh Bắc
Chùa Bút Tháp là điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng ở Bắc Ninh, hằng năm luôn thu hút nhiều tín đồ Phật tử cũng như du khách trong và ngoài nước tới tham quan.
Chùa Bút Tháp tọa lạc ở phía tây của thôn Bút Tháp, thuộc xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một trong số ít những ngôi chùa cổ có quy mô lớn ở đồng bằng Bắc Bộ còn tồn tại được đến ngày nay và được bảo tồn khá nguyên vẹn.
Gác chuông chùa Bút Tháp
Khách du lịch đến tham quan danh thắng đất Bắc này sẽ đều thấy ấn tượng trước vẻ đẹp cổ kính và uy nghi ngôi chùa, đặc biệt là khi được tìm hiểu về lịch sử ra đời của nó. Chùa Bút Tháp có tên chữ là “Ninh Phúc Tự”, được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII vào thời hậu Lê. Ngôi chùa này được thiết kế bởi vợ vua Lê Thánh Tông là bà Trinh Thị Ngọc Trúc cùng với 2 nhà sư Việt gốc Hoa. Đến thời Lê Trung Hưng, chùa Bút Tháp được trùng tu lại với quy mô lớn hơn theo kiểu “chùa trăm gian” với tòa ngang dãy dọc, được chạm khắc lộng lẫy và vô cùng tinh xảo.
Tiền đường chùa Bút Tháp
Danh thắng chùa Bút Tháp được xây dựng dựa trên những nguyên tắc kiến trúc đặc trưng của Phật Giáo. Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật và điêu khắc có giá trị cao, có lối kiến trúc theo kiểu nội công ngoại quốc. Toàn bộ kiến trúc chùa quay mặt về hướng Nam (hướng của trí tuệ, của bát nhã). Qua cửa Tam quan, du khách sẽ nhìn ngay thấy gác chuông hai tầng tám mái cổ kính, uy nghi.
Cụm kiến trúc trung tâm của chùa Bút Tháp gồm có 8 đơn nguyên chạy song hành được sắp xếp đăng đối trên một đường thần đạo. Bao bọc cụm kiến trúc trung tâm là hai dãy hành lang với hai bên là tòa Bái Đường, Thượng Điện, tòa Tích Thiện Am, Trung Đường, Phủ Thờ, Hậu đường và hàng tháp đá.
Phía trong khuôn viên thanh tịnh chùa Bút Tháp
Thượng điện và tích thiên am được nối liền với nhau bởi cây cầu đá độc đáo
Trong chùa Bút Tháp có công trình kiến trúc Tháp Báo Nghiêm, hình dáng giống như một cây bút khổng lồ vươn mình giữa trời cao mang tâm linh của vùng kinh bắc. Tháp Báo Thiên là nơi thờ trụ trì Thiền sư Hòa thượng Chuyết Công. Người đã được lưu danh trong sử sách.
Tháp Báo Nghiêm uy nghi trong khuôn viên chùa Bút Tháp
Bên cạnh nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc tinh xảo, chùa Bút Tháp còn có một hệ thống tượng Phật và cổ vật quý hiếm. Đặc biệt là pho tượng Quan Thế Âm nghìn mắt nghìn tay cao 3,7m được đặt trên tòa sen Rồng đội, phía sau là vầng hào quang tỏa sáng có 11 đầu, 42 bàn tay lớn và 958 bàn tay nhỏ.
Pho tượng Quan Thế Âm nghìn mắt nghìn tay
Ngoài ra còn có tòa Cửu phẩm Liên Hoa bằng gỗ có 9 tầng, xung quanh có khắc tượng Phật. Dù được làm từ mấy thế kỷ nhưng tòa Cửu phẩm Liên Hoa này lại có thể quay được mà không hề phát ra tiếng kêu.
Video đang HOT
Tòa Cửu Phẩm Liên hoa cao 9 tầng đặc sắc
Lễ hội chùa Bút Tháp được diễn ra vào ngày 23/4 âm lịch hàng năm. Đây là một lễ hội lớn thu hút rất đông du khách về tham gia. Trong lễ hội, ngoài những nghi thức tế rước linh thiêng, trong phần hội có diễn ra rất nhiều các hoạt động, trò chơi dân gian sôi động như: Cờ tướng, bóng bàn, thi thả chim bồ câu và biểu diễn nghệ thuật chèo…
Chùa Bút Tháp luôn là một điểm du lịch, một địa chỉ hành hương thu hút nhiều rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Trải qua bao thăng biến của lịch sử, ngôi chùa này vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp cổ kính, uy nghi và tĩnh lặng trong không gian văn hóa đất Bắc.
Theo BĐT Gia Đình VN
Các điểm đến trong một ngày lang thang Bắc Ninh
Chùa Dâu, chùa Bút Tháp, làng tranh Đông Hồ... là những điểm đến khiến một ngày nghỉ ngơi của bạn bên ngoài Hà Nội trở nên thú vị.
Đến Bắc Ninh, bạn có thể đi vào bất cứ lúc nào. Dù vậy, sẽ đẹp hơn nếu đi thang 1 hoăc thang 2 khi có hoa cải để chụp ảnh ở bờ sông Hồng hoặc khu vực gần Chùa Dâu. Bắc Ninh cách Hà Nội chỉ khoảng hơn 30 km nên nếu không có ô tô riêng, bạn có thể đi lại bằng xe máy, khá thuận tiện di chuyển trong thành phố.
Lịch trình gợi ý
8h xuất phát từ Hà Nội đi theo hướng ra đường 5, bạn có thể đi qua cầu Thanh Trì hoặc cầu Vĩnh Tuy. Ngoài ra, theo cách truyền thống, bạn có thể đi đường cầu Chương Dương và ra đường 5.
Chùa Dâu với tháp Hòa Phong vươn cao và hàng trăm gian chùa cổ kính vẫn tồn tại với thời gian.
Đi theo đương 5 qua khu đô thi Đăng Xa Gia Lâm thi re trai theo đương Nguyên Huy Nhuân (lôi đi chợ Sủi) bạn và đi thẳng, đến ngã 3 rẽ vào đường tỉnh lộ 282. Theo Tinh lô 282 ban se găp chơ Dâu tai nga 4 căt vơi tinh lô 283. Chua Dâu cac chơ Dâu khoang 500m.
Khoảng 9h bạn tới Chùa Dâu. Đây là ngôi chùa Phật giáo cổ nhất Việt Nam, là nơi giao lưu của hai luồng văn hóa Phật giáo, một từ Ấn Độ sang, một từ phương Bắc xuống. Chùa được xây dựng từ thế kỷ thứ 2 (khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226) dưới thời Sĩ Nhiếp làm thái thú.
Tại chùa Dâu, bạn sẽ có cơ hội lễ chùa, tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Ở đây cũng có nhưng bưc tượng cô đôc đao như: tượng La Hán, tượng Bà Pháp Vân, tượng Kim Đồng Ngọc Nữ. Nét đăc biêt là các pho tượng La Hán này cũng như hầu hết các pho tượng trong chùa Dâu đều được đắp bằng giấy bồi và đất sét. Trong khu vực chùa Dâu còn có một giếng to tròn, tương truyền là dấu tích chiếc gậy của Khâu Đà La tặng Man Nương. Man Nương đã chọc gậy xuống đất tạo thành giếng làm cho nước phun ra, lấy nước chống hạn cho dân. Tháp Hòa Phong la nét đặc trưng nhất của chùa Dâu.
Gac Chuông chùa Bút Tháp.
11h: Tiếp tục hành trình đi chùa Bút Tháp. Để không bị lạc đường, hãy quay lại Chợ Dâu, tới ngã 3 ở Chợ (cạnh con mương) bạn hỏi đường đi chùa Bút Tháp. Chua But Thap đã nổi tiếng bởi vẻ đẹp độc đáo về nghệ thuật kiến trúc, lịch sử lâu đời, cũng như phong cảnh hữu tình. Chùa có pho tượng Quan Thế Âm nghìn mắt nghìn tay bằng gỗ lớn nhất Việt Nam và tòa cửu phẩm liên hoa với những giai thoại kỳ bí của dòng thiền Mật Tông. Đặc biệt là ngọn Bảo Tháp bằng đá rất đẹp. Nếu đi theo đường ven đê, thì bạn sẽ dễ dàng nhận ra ngọn Bảo Tháp này, và dễ dàng tìm được đường vào chùa.
Đây là ngôi chùa rất thân thuộc với nhiều người Việt Nam, nhất là người dân miền Bắc. Đây cũng là nơi được nhiều đạo diễn phim truyền hình chọn làm bối cảnh cho các bộ phim. Ở chùa Bút Tháp, độc đáo nhất là tòa Quan Âm thiên thủ thiên nhãn (nghìn mắt nghìn tay), kiệt tác độc nhất vô nhị về tượng Phật và nghệ thuật tạc tượng, được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2012. Ngoài ra, môt điêm nhân ban không thê bo qua đo la tòa cửu phẩm liên hoa - tháp bằng gỗ, 9 tầng, 8 mặt. 9 đài sen tượng trưng cho 9 cấp tu hành chính quả của Phật giáo. Dân gian còn gọi tòa tháp là cối xay lúa. Điều đặc biệt là đến nay cửu phẩm liên hoa vẫn quay nhưng không hề phát ra tiếng, dù được làm từ mấy thế kỷ trước. Chỉ cần hai cụ già vừa niệm Phật vừa đẩy, cối sẽ quay. Theo nghi thức Phật pháp Mật Tông nguồn gốc Tây Tạng, khi vừa quay vừa niệm Phật sẽ nhân lời niệm lên nhiều lần (3.542.400 lần/vòng quay tháp).
12h30: Rời chùa Bút Tháp, bạn đi lên đê, rẽ phải rồi đi dọc theo đê hướng đi thị trấn Hồ. Đi khoảng vài cây số sẽ có biển chỉ dẫn vào làng Tranh Đông Hồ. Tam thơi bo qua lang tranh Đông Hô đê tơi thi trân Hô ăn trưa. Tai thi trân Hô co môt hang cơm rang va phơ bo Nam Đinh kha ngon. Ăn xong ban co thê tim môt quan café đê tam nghi.
Các nghệ nhân làng Đông Hồ in tranh theo cách truyền thống.
14h30: Nghỉ ngơi xong và tiếp tục hành trình thú vị. Ban quay lai đương đê vưa đi đê vao lang Tranh Đông Hô. Ngôi nhà của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế ngay bên triên đê rât dê tim. Tại ngôi nhà của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, bạn có thể tìm hiểu quy trình làm tranh dân gian Đông Hồ, tự tay in tranh, mua các bức tranh làm quà lưu niệm. Tiêp đên ban co thê thăm gia đình nghệ nhân Nguyên Hưu Sam va nghê nhân Nguyên Hưu Qua . Dao quanh lang ban co thê xem canh lang Hô làm giây mau, lam đô ma, đô thơ cung băng giây.
17h: Vê lại Hà Nội.
Xem thêm hình ảnh về các điểm đến ở Bắc Ninh:
Chùa Dâu với tháp Hòa Phong vươn cao và hàng trăm gian chùa cổ kính vẫn tồn tại với thời gian.
Bên trái Thap Hoa Phong có tượng một con cừu đá dài 1,33 m, cao 0,8 m. Điều này làm ngạc nhiên nhiều du khách, bởi xưa kia nước Việt không có con cừu. Truyền sử kể rằng: vào thời Luy Lâu còn là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của cả nước ta, có vị sư người Tây Thiên sang nước ta tu hành truyền bá đạo Phật. Ông dắt theo 2 con cừu. Một hôm sơ ý để 2 con đi lạc, 1 con lạc đến chùa Dâu, 1 con lạc đến lăng Sĩ Nhiếp (thái thú Giao Chỉ thời đó), dân ở 2 vùng này đã tạc tượng 2 con cừu bằng đá ở nơi chúng đến để thờ. Do vậy hiện nay chùa Dâu có 1 con, lăng Sĩ Nhiếp (cách đó 3 km) có 1 con.
Tiên Đương chua Dâu.
Thượng điện nhìn từ bên ngoài.
Nét đặc biệt là các pho tượng La Hán này cũng như hầu hết các pho tượng trong chùa Dâu đều được đắp bằng giấy bồi và đất sét.
Tượng Bồ Tát, Tam Thế đặt ở phần hậu điện sau chùa chính.
Dân lang Đông Hô lam giây mau.
Tai không gian nghê thuât cua nghê nhân Nguyên Đăng Chê.
Nghê nhân Nguyên Hưu Qua.
Ngoai tranh in theo lôi truyên thông, ngươi thơ Đông Hô con lam tranh van khăc.
In tranh theo lôi truyên thông.
Pho tượng Quan Thế Âm nghìn mắt nghìn tay bằng gỗ lớn nhất Việt Nam tai chua But Thap. Tượng cao 3,7m, ngang 2,1m, có 11 đầu, 46 tay lớn và 954 tay nhỏ, dài ngắn khác nhau. Đây được coi là một kiệt tác độc nhất vô nhị về tượng Phật và nghệ thuật tạc tượng, được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2012.
Từ thượng điện chua But Thap đi qua cầu đá đến tích thiện am. Tòa tích thiện am, như tên gọi có nghĩa là chứa điều lành.
Nha Trung va Phu Thơ.
Đến đây du khách không khỏi ngạc nhiên đứng dưới cây tháp Báo Nghiêm 5 tầng bằng đá cao 13m, nơi xá lị của vị hòa thượng trụ trì đầu tiên (dựng 1647).
Côt đa thao bao Nghiêm.
Tiên Đương.
Theo ngôi sao
Ngắm bồng lai tiên cảnh ở Sơn La Cảnh tượng khiến lòng người khó hững hờ. Nằm giữa biển mây, những ngọn núi trở thành những hòn đảo. Những cảnh này tưởng chỉ có ở chốn bồng lai. Theo Thegioisacdep.vn