Chùa Bộc Hà Nội góc lặng giữa thủ đô phồn hoa
Chùa Bộc Hà Nội hiện nay là điểm đến tâm linh quen thuộc không chỉ với cư dân Thủ Đô mà còn với cả du khách thập phương trong và ngoài nước.
Chùa là nơi ghi dấu chiến công hiển hách của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc chiến chống quân Thanh vào Tết Kỷ Dậu năm 1789.
Có thể nói những công trình chùa chiền tại Hà Nội không chỉ là nơi để người dân dâng hương, lễ Phật mà còn là nơi lưu giữ di tích, hiện vật mang giá trị lịch sử cao, trải dài suốt những trang sử hào hùng của dân tộc. Nếu có dịp ra Hà Nội chơi, bạn hãy dành thời gian đến đây vãn cảnh chùa và thắp hương nhé! Sau đây là phần review chi tiết về chùa Bộc Hà Nội.
Địa Chỉ Chùa Bộc Hà Nội Ở Đâu?
Nguồn ảnh: VnExpress
Chùa Bộc Hà Nội tọa lạc tại Số 14 Phố Chùa Bộc, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Thủ đô Hà Nội.
Chùa Bộc nằm một góc tĩnh lặng ngay trên con phố nhộn nhịp với nhiều hoạt động mua bán sầm uất của người dân địa phương. Người ta đến chùa Bộc không chỉ để vãn cảnh hay xem các di vật mà còn để tìm cho mình sự bình an, nguồn năng lượng cho cuộc sống ở hiện tại.
Giới Thiệu Chùa Bộc Hà Nội
Nguồn ảnh: Báo Đại Đoàn Kết
Chùa Bộc được xây dựng ngay trên vùng chiến trận của Nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc chiến chống quân Thanh vào năm Kỷ Dậu. Chùa Bộc cùng với gò Đống Đa, Đống Thiêng, Đầu Lâu, Trung Liệt, Thanh Miếu, núi Cây Cờ, chùa Đồng Quang là những gò chôn xác quân Thanh nổi tiếng nhất ở miền Bắc hiện nay.
Hiện tại Chùa Bộc Hà Nội đã được các cơ quan nhà nước công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa Quốc gia. Nơi đây vẫn còn lưu giữ những hiện vật có niên đại lịch sử từ thời Tây Sơn. Bên trong chùa còn có cơ sở chữa bệnh bằng thuốc Nam nổi tiếng lâu đời được nhiều người biết đến.
Hướng Dẫn Cách Đi Đến Chùa Bộc Hà Nội
Nguồn ảnh: VnExpress
Có nhiều cách đi đến chùa Bộc Hà Nội nhưng đi xe buýt và xe máy là hai loại hình phương tiện được du khách ưa chuộng nhất.
1. Xe buýt
Đi xe xuýt là cách tiết kiệm nhất cho ngân sách của bạn. Hiện tại Hà Nội có các tuyến 12, 18, 26, 35A, 44 đi qua chùa Bộc. Chỉ với 7000đ là bạn đã đến được chùa Bộc rồi. Điểm yếu của phương tiện này có lẽ là mất nhiều thời gian và tốt hơn hết bạn không nên đi vào giờ cao điểm để tránh chen lấn, ùn tắc.
2. Xe máy
Một cách nữa là bạn có thể thuê xe máy để đi đến chùa Bộc Hà Nội. Xuất phát từ Hồ Hoàn Kiếm bạn di chuyển theo hướng Phố Lê Thái Tổ lên Phố Bà Triệu khoảng 1,5km rồi rẽ phải vào Đường Lê Duẩn, Phố Trần Nhân Tông. Đi thêm 800m nữa rẽ trái vào phố Xã Đàn. Tiếp tục di chuyển khoảng 600m rồi rẽ trái vào Phố Phạm Ngọc Thạch, đi thêm 850m. Đến ngân hàng TPBank Hà Thành rồi rẽ phải vào phố Chùa Bộc. Đi thêm 500m là thấy chùa Bộc nằm ở bên phải.
3. Thuê xe theo giờ
Nếu đi theo nhóm đông bạn hãy thuê xe theo giờ ở Hà Nội trên Klook để di chuyển dễ dàng hơn. Mức giá của phương tiện này cũng cực kỳ phải chăng, tài xế vui vẻ, lái xe rất an toàn.
Lịch Sử Chùa Bộc Hà Nội
Nguồn ảnh: Báo Dân Trí
Chùa Bộc Hà Nội vốn có tên là chùa Sùng Phúc thuộc làng Khương Thượng. Theo thông tin khắc trên bia đá từ năm 1676 thì chùa được xây dựng vào thời Hậu Lê dưới thời vua Lê Hy Tông. Chùa được vị Tăng Trương Trung Bá và nhân dân cùng xây dựng. Năm 1789 chùa đã bị cháy khi xảy ra chiến tranh với quân Thanh. Sau này chùa còn trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa để có được diện mạo như hiện tại.
Video đang HOT
Đến năm 1792 nhà sư Lê Đình Lượng đã đứng ra quyên tiền để trùng tu và xây dựng lại chùa trên nền đất cũ. Chùa được đổi tên là chùa Thiên Phúc. Tuy nhiên cái tên chùa Bộc vẫn được người dân địa phương quen gọi cho đến ngày nay. Chữ “Bộc” ở đây mang ý nghĩa là “sự phơi bày”.
Theo lời giải thích bên trong tài liệu xưa để lại thì cái tên này bắt đầu có từ năm 1789 khi vua Quang Trung tiến quân thần tốc từ Nam ra Bắc đánh bại hàng chục vạn quân Thanh, xác giặc nằm ngổn ngang, phơi bày khắp nơi được người dân gom lại thành các gò quanh vùng. Chùa được xây dựng ngay trên vị trí này nên gọi là chùa Bộc.
Chùa Bộc trước năm 1945 là trường thuyết pháp và đào tạo Phật học cho các Tăng Ni trên khắp đất nước do Hòa thượng Chính Công trụ trì.
Ngày 13/01/1964 chùa Bộc được Bộ văn hoá, Thể Thao và Du Lịch công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hoá cấp Quốc gia. Chùa hiện là nơi thuyết pháp của các Tăng Ni trên địa bàn Quận Đống Đa và Quận Thanh Xuân Hà Nội.
Kiến Trúc Chùa Bộc Hà Nội Nổi Bật
Nguồn ảnh: Báo Dân Trí
Kiến trúc chùa Bộc Hà Nội bao gồm Cổng Tam Quan cao 8m, Điện Tam Bảo, gian thờ Tổ, thờ Mẫu, khuôn viên và các gò – Nơi mang dấu tích cuộc chiến tranh chống quân Thanh của Vua Quang Trung.
Đi vào trong khuôn viên sân chùa có 3 tấm bia theo niên đại khác nhau cùng 2 toà tháp.Nổi bật nhất trong chùa là tấm bia được tạc từ năm 1676 ghi lại lịch sử hình thành và các sự kiện lịch sử có liên quan. Ngoài ra còn có các di vật quý như tượng Phật, bia năm Chính Hòa thứ 7 (1686), bia năm Quang Trung thứ 5 (1792) và quả chuông đúc vào năm Cảnh Thịnh thứ 8 (1800), lò đúc tiền, các bức hoành phi, câu đối thời Tây Sơn.
Chùa được xây dựng theo hình dáng chữ “Đinh” gồm hai phần chính là tiền đường và hậu cung. Phần hậu cung là nơi đặt tượng thờ đức Phật. Phía trước chùa có hồ Tắm Tượng, đây là nơi Tượng binh (voi chiến) của quân Tây Sơn tắm sau khi đánh hạ đồn Khương Thượng. Ngày nay diện tích hồ đã bị thu hẹp lại rất nhiều so với trước kia.
Bên trong chùa Bộc Hà Nội có pho tượng Đức Ông mà nhiều nhà sử học cho rằng đây là tượng của Vua Quang Trung. Bằng chứng là ở phía sau bệ gỗ của tượng được khắc dòng chữ “Bính Ngọ tạo Quang Trung tượng”. Không những thế, tạo hình của pho tượng cũng khắc hoạ nên hình ảnh chân thật của vị anh hùng áo vải Quang Trung với phong thái giản dị, áo mão cân đai nhưng lại đi chân đất.
Trước đây chùa Bộc Hà Nội chỉ thờ Phật nhưng về sau đã thờ cả Vua Quang Trung và các vị anh hùng, tướng lĩnh hy sinh trong trận chiến với quân Thanh. Chính vì thế khi đến đây để dâng hương lễ Phật bạn còn được tìm hiểu về các hiện vật cổ thời Tây Sơn và lịch sử dân tộc.
Gần chùa có một ngôi miếu nhỏ tên là Thanh Miếu do chính Vua Quang Trung ra lệnh xây dựng. Miếu thờ vong linh của những vị tướng sĩ nhà Thanh chết trận theo tư tưởng nhân đạo của dân tộc ta.
Các Lễ Hội Ở Chùa Bộc Hà Nội
Nguồn ảnh: Báo Đại Đoàn Kết
Ngoài các dịp lễ thường gặp như lễ viếng chùa Bộc đầu năm cầu bình an, ngày rằm lớn các tháng trong năm thì chùa Bộc còn là địa điểm dâng hương cho lễ hội Gò Đống Đa để tưởng nhớ về trận chiến Ngọc Hồi – Đống Đa lừng lẫy bậc nhất của dân tộc.
Trong lễ hội sẽ có các màn rước kiệu, múa rồng, dâng hương tại các điểm chùa, chương trình văn nghệ sử thi hấp dẫn. Bạn có thể tham khảo trước ngày diễn ra lễ hội trên các trang thông tin Thủ Đô để đến đúng dịp.
Các Khách Sạn Gần Chùa Bộc Hà Nội
Các khách sạn gần chùa Bộc Hà Nội rất dễ tìm vì khu vực này nằm ở trung tâm Thủ Đô nhộn nhịp. Dưới đây là những gợi ý lưu trú gần với chùa Bộc trong bán kính dưới 4km từ Klook để bạn tham khảo.
1. Novotel Hanoi Thái Hà
Nguồn ảnh: Novotel Hanoi Thái Hà
Khách sạn Novotel Hanoi Thái Hà chỉ cách chùa Bộc có 350m, bạn sẽ mất chưa đến 10p đi bộ để đến điểm tham quan này. Nhìn từ bên ngoài, Novotel Hanoi Thái Hà là một khách sạn sang trọng, lấp lánh dưới ánh mặt trời với các họa tiết bằng nhôm và kính. Bước chân vào khu vực sảnh bạn sẽ ngỡ như mình đang ở khách sạn của tương lai với gam trắng, xám là chủ đạo.
Khách sạn có nhiều lựa chọn phòng nghỉ tùy thuộc vào nhu cầu lưu trú của bạn. Diện tích các phòng đều khá rộng mang đến cho bạn sự thoải mái. Dù bạn là khách du lịch một mình, cặp đôi, nhóm bạn hay gia đình thì Novotel Thái Hà chính là sự lựa chọn tuyệt vời.
Mức Giá: Từ 2.600.000 đ/đêm
Địa Chỉ: Số 02 Phố Thái Hà, Quận Đống Đa, Thủ đô Hà Nội.
2. Dream Hotel & Apartment
Nguồn ảnh: Dream Hotel & Apartment
Dream Hotel & Apartment có vị trí đắc địa ngay trung tâm của Quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là nơi sở hữu nhiều trục giao thông huyết mạch của Thủ Đô nên vô vùng sầm uất. Tuy ở một nơi nhộn nhịp là vậy nhưng địa điểm lưu trú này không khác gì một ốc đảo tươi mát giữa thành thị. Dream Hotel & Apartment được bố trí cây xanh ở mọi ngóc ngách của toà nhà, tạo nên môi trường sống trong lành, thoáng đãng.
Dream Hotel & Apartment gây ấn tượng với 70 Studio rộng và tiện nghi, dịch vụ phòng chu đáo. Bạn sẽ cảm thấy cuộc sống ở đây tràn ngập màu xanh tươi mát, bỏ lại những ưu phiền, căng thẳng ở lại thế giới ngoài kia.
Mức Giá: Từ 960.000 đ/đêm
Địa Chỉ: 64 Nguyễn Lương Bằng, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thủ đô Hà Nội.
3. Fortuna Hanoi Hotel
Nguồn ảnh: Fortuna Hanoi Hotel
Fortuna Hanoi Hotel là khách sạn tiêu chuẩn 5 sao sang trọng tại Hà Nội. Khách sạn được thiết kế theo phong cách sang trọng của phương Tây và nét cổ điển huyền bí của phương Đông. Nơi lưu trú này sẽ mang lại một kỳ nghỉ đáng nhớ cho bạn.
Fortuna Hanoi Hotel có tổng cộng đến 350 phòng nghỉ được thiết kế hiện đại và tinh xảo. Có các hạng phòng cho bạn lựa chọn như: Phòng Grande, phòng Premier, phòng Suite. Các tiện ích bên trong khách sạn như: Nhà hàng, spa, trung tâm thể dục, trung tâm hội nghị – tiệc cưới cũng được cộng đồng khách du lịch đánh giá cao
Mức Giá: Từ 1.700.000 đ/đêm
Địa Chỉ: 6B Phố Láng Hạ, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Thủ đô Hà Nội.
4. Hotel du Parc Hanoi
Nguồn ảnh: Hotel du Parc Hanoi
Hotel du Parc Hanoi xuất hiện giữa Thủ Đô ồn ào, hối hả như một nhịp nghỉ lắng đọng, nơi các giá trị xưa cũ được tôn vinh và hài hòa cùng vẻ đẹp hiện đại. Khi chọn Hotel du Parc Hanoi, bạn sẽ nhận được nhiều hơn những gì mong đợi.
Khách sạn sở hữu 256 phòng nghỉ theo phong cách Nhật Bản với 7 hạng phòng riêng biệt là: Phòng Deluxe, Grand Deluxe, Park View Deluxe, Executive, Park View Executive, Executive Suite, Presidential Suite. Tất cả các hạng phòng Executive có dịch vụ nhận/ trả phòng riêng, phục vụ tiệc trà chiều và cocktail tối miễn phí hàng ngày. Ngoài ra khách sạn còn cung cấp phòng nghỉ dài hạn cho du khách có nhu cầu.
Mức Giá: Từ 1.900.000 đ/đêm
Địa Chỉ: 6B Phố Trần Nhân Tông, Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Thủ đô Hà Nội.
5. Emerald Hotel Hanoi
Nguồn ảnh: Emerald Hotel Hanoi
Emerald Hotel Hanoi tiêu chuẩn 3 sao sang trọng gần chùa Bộc và các điểm tham quan nổi tiếng trong Thủ Đô nên di chuyển rất thuận lợi. Khách sạn được nhiều du khách yêu thích nhờ vào thiết kế tinh tế, view đẹp. Các phòng đều được trang bị cửa kính lớn để hứng được ánh sáng mặt trời tự nhiên, cửa sổ lớn cho không khí trong căn phòng thoáng đãng, tạo cảm giác thư thái.
Tất cả 35 phòng nghỉ của khách sạn đều có các trang thiết bị hiện đại, đồ dùng cá nhân cao cấp. Bên cạnh đó còn có các tiện ích, dịch vụ đi kèm như: Không gian hội nghị, nhà hàng, phòng gia đình, phòng hút thuốc riêng luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của bạn trong thời gian lưu trú.
Mức Giá: Từ 1.100.000 đ/đêm
Địa Chỉ: 4 Phố Triệu Việt Vương, Phường Bùi Thị Xuân, Quận Hai Bà Trưng, Thủ đô Hà Nội.
Kinh Nghiệm Du Lịch Chùa Bộc Hà Nội
Nguồn ảnh: Báo Người Lao Động
Dưới đây là một số kinh nghiệm du lịch chùa Bộc Hà Nội mà bạn nên biết để có chuyến đi thật vui vẻ:
Đến chùa lưu ý phải ăn mặc kín đáo, lịch sự, không hút thuốc hay đùa giỡn ầm ĩ.
Không ngắt cây cảnh trong chùa và không cắm nhang bừa bãi vào gốc cây, chậu cây.
Hãy thành tâm khi đến chùa, điều này không chỉ thể hiện sự thành kính đối với bậc tổ tiên mà còn là văn hóa cần có của người đi lễ.
Đến chùa Bộc vào những dịp Lễ Tết sẽ rất đông vui nhưng khó tránh khỏi tình trạng chen lấn, bạn nên giữ gìn cẩn thận tư trang của mình. Nên đến chùa từ sớm để có thời gian vãn cảnh và hít thở không khí trong lành.
Những Địa Điểm Tham Quan Gần Chùa Bộc Hà Nội
Nguồn ảnh: VnExpress
Chùa Bộc Hà Nội là điểm đến không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là nơi để bạn bày tỏ lòng thành kính, sự biết ơn đối với công lao dựng nước và giữ nước của bậc tổ tiên. Nếu có dịp đến Hà Nội chơi thì bạn hãy dành một phần thời gian trong lịch trình để đến thăm chùa nhé!
Viếng Thăm Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu ở Phú Quốc
Bên cạnh Dinh Cậu, Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu là một trong hai điểm đến tâm linh và biểu tượng tín ngưỡng của người dân biển đảo không thể bỏ lỡ khi du khách đến với Phú Quốc
Đôi nét về Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu
Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu hay còn gọi tắt là Dinh Bà, tọa lạc trên trục đường Võ Thị Sáu, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang ngay cửa ngạn sông Cửa Cạn. Đây chính là địa danh thu hút khách du lịch gần xa đến tham quan, hành hương và cảm nhận sự bình yên nơi biển đảo.
Người dân cho biết rằng Thủy Long Thánh Mẫu hay thần nữ Kim Giao là người có công khai phá huyện đảo Phú Quốc từ thời xa xưa, nên họ rất tôn kính bà, tôn bà làm Thủy Long Thánh Mẫu. Hằng năm cứ đến rằm tháng giêng âm lịch, dân chúng tổ chức cúng tế bà vô cùng trang trọng và uy nghiêm để thể hiện lòng thành kính và biết ơn đến bà.
Hiện nay, có hai ngôi đền thờ bà trên huyện đảo Phú Quốc, một ở xã Cửa Cạn gọi là Dinh Bà trong, một ở thị trấn Dương Đông gọi là Dinh Bà ngoài. Về năm xây dựng chưa rõ chính xác vào năm nào, nhưng lúc ban sơ thì đền được dựng từ cột trai, mái tranh vách ván rất đơn sơ nhưng về sau được người dân tu sửa lại nhiều lần nên mới khang trang như ngày hôm nay.
Đường đi đến Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu
Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu tọa lạc trên đường Võ Thị Sáu, cách trung tâm thị trấn Dương Đông khoảng 3km. Hiện có khoảng 3 đường đi từ thị trấn Đông Dương đến Dinh Bà, nhưng con đường ngắn và nhanh nhất thì bạn có thể đi theo đường ĐT 45, sau đó rẽ vào đường Nguyễn Văn Thụ, tiếp đến rẽ vào đường Nguyễn Trung Trực, chạy dọc đến cuối đường bạn sẽ thấy ngã ba giao nhau với đường Võ Thị Sáu. Và chỉ cần đi bộ thêm vài bước nữa bạn sẽ đến được Dinh Bà.
Tham gia lễ hội Thủy Long Thánh Mẫu đặc sắc
Lễ hội Thủy Long Thánh Mẫu diễn ra vào rằm tháng giêng hằng năm bởi ngư dân trên đảo, họ tổ chức cúng tế để cầu mong cho một mùa tôm cá đầy thuyền, cuộc sống bình an, mưa thuận gió hòa. Đến đây vào dịp này du khách sẽ có cơ hội tham gia và trải nghiệm nét văn hóa tâm linh đặc sắc của người dân nơi biển đảo. Khám phá và hiểu biết hơn về những nét đặc trưng ở những vùng miền khác nhau.
Nên Viếng thăm Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu vào thời điểm nào?
Thời điểm nào trong năm cũng phù hợp để viếng thăm Dinh Bà cả, đặc biệt vào mùa lễ hội thì càng tốt để bạn có cơ hội trải nghiệm thêm những nét văn hóa đặc sắc của người dân biển đảo Phú Quốc. Đặc biệt, bạn nên kết hợp cùng tham quan Dinh Cậu để chuyến đi thêm phần trọn vẹn, bởi hai địa điểm này chỉ cách nhau gần 150m, nên bạn có thể đi bộ để cùng tham quan hai địa điểm tâm linh nổi tiếng này.
Nếu bạn là một người mê tâm linh và hướng thiện, thì Phú Quốc còn có các ngôi chùa, đền khác cũng linh thiêng không kém phải kể đến như Thiền Viện Trúc Lâm Hộ Quốc - Ngôi chùa lớn nhất Phú Quốc, Chùa Sư Muôn - Ngôi chùa cổ nhất Phú Quốc hay Chùa Sùng Hưng. Mỗi ngôi chùa đều mang những nét đặc trưng về kiến trúc riêng, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo cùng sự bài trí tôn nghiêm và tận hưởng không khí trong lành, yên tĩnh và an yên nơi cửa Phật. Để chuyến đi của bạn không còn đơn thuần là du lịch mà còn hiểu thêm về đời sống tâm linh của từng vùng miền khác nhau.
Phú Quốc không chỉ sở hữu những bãi biển, những hòn đảo đẹp tuyệt diệu và nền ẩm thực đậm chất biển đảo mà còn là nơi chứa đựng nhiều di tích lịch sử, di tích tâm linh thu hút du khách gần xa đến tham quan và trải nghiệm. Trong đó phải kể đến Dinh Bà, một trong những địa điểm tâm linh được người dân hải đảo cung kính và thờ phụng. Du lịch Phú Quốc, đừng quên viếng thăm Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu để có thể trải nghiệm của bạn ở Phú Quốc được trọn vẹn và ý nghĩa hơn nhé.
Điểm đến linh thiêng miếu Dinh Cậu không thể bỏ lỡ khi đến Phú Quốc Ở Phú Quốc có một điểm đến tâm linh mà bạn không thể bỏ qua được khi đến với Đảo Ngọc, đó là Dinh Cậu, một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng khiến bao du khách mong một lần được đặt chân tới bởi sự linh thiêng và huyền bí. Vậy hãy cùng bài viết dạo quanh một vòng Dinh Cậu...