Chùa Bồ Đề: Làm mất tích 11 trẻ thì phải truy cứu hình sự
“Có tới 11 trẻ em bị “mất tích” thì đây rõ ràng là một sự việc có tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Nếu hành vi những đối tượng có liên quan đến sự việc có dấu hiệu của việc vi phạm pháp luật hình sự thì cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh tương ứng”.
Chùa Bồ Đề cho con nuôi là trái pháp luật
Báo điện tử Người đưa tin đã có cuộc trò chuyện với luật sư Trương Anh Tú quanh vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề.
- Một số người tố cáo rằng có tới 11 trẻ “mất tích” bí hiểm tại chùa Bồ Đề. Người chịu trách nhiệm về sự mất tích này sẽ bị khép tội gì và phải lĩnh án ra sao?
- Việc có tới 11 trẻ em bị “mất tích” thì đây rõ ràng là một sự việc có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, do vậy cần phải có một sự vào cuộc của cơ quan điều tra để làm sáng tỏ sự việc.
Nhiều người tố cáo đã có 11 trẻ bị mất tích ở chùa Bồ Đề.
Sau khi đã điều tra làm rõ được toàn bộ nội dung vụ việc, làm sáng tỏ được những người có liên quan, hành vi mà những đối tượng này đã thực hiện, đông cơ, mục đích… thì từ đó mới có thể xác định được trách nhiệm của những đối tượng này.
Nếu hành vi những đối tượng có liên quan đến sự việc có dấu hiệu của việc vi phạm pháp luật hình sự thì cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh tương ứng.
- Chùa Bồ Đề không có chức năng cho con nuôi. Tuy nhiên, có bằng chứng là giấy tờ sư Đàm Lan ký cho con nuôi. Vậy nhà sư sẽ phải chịu trách nhiệm về việc này như thế nào, thưa ông?
- Một cơ sở không có chức năng cho con nuôi theo quy định của pháp luật thực hiện hành vi cho con nuôi thì đây là hành vi cho con nuôi trái pháp luật.
Hành vi cho con nuôi trái pháp luật là hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại điểm c khoản 4 Điều 50 của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 của Chính phủ quy định xủ phato vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bổ trợ tư pháp, Hành chính tư pháp, Hôn nhân và gia đình, Thi hành án dân sự, Phá sản doanh nghiệp, Hợp tác xã. Theo quy định của điều luật này thì hành vi cho con nuôi trái pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng và phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi cho con nuôi trái pháp luật.
- Phạm Thị Nguyệt đã trao 35 triệu cho bảo mẫu Trang của chùa Bồ Đề để trở thành mẹ nuôi của bé Cù Nguyên Công lúc đó mới 1 tháng tuổi. Tuy nhiên, sau một thời gian Nguyệt nuôi thì bé Công đã bị chết. Theo ông, Phạm Thị Nguyệt có phải chịu trách nhiệm về cái chết của bé Cù Nguyên Công không?
- Theo tôi, để xác định rõ trách nhiệm của Phạm Thị Nguyệt đối với cái chết của cháu Cù Nguyên Công thì cơ quan điều tra cần phải tiếp tục điều tra làm rõ về nguyên nhân dẫn tới cái chết của cháu Cù Nguyên Công xem có phải cháu Cù Nguyên Mông chết do bị bệnh sởi không.
Trường hợp, cháu Cù Nguyên Công bị mắc bênh sởi thật và để chữa bệnh cho cháu, Phạm Thị Nguyệt có đưa cháu Công tới bệnh viện cứu chữa, nhưng do điều kiện khách quan mà cháu Công không qua khỏi thì Phạm Thị Nguyệt không phải chịu trách nhiệm về cái chết của cháu Công.
Video đang HOT
Khi bị bắt, Phạm Thị Nguyệt đang nuối 2 bé. Tháng 6, bé Cù Nguyên Công đã bị chết khi Nguyệt đang nuôi.
Ngược lại, trong trường hợp cháu Cù Nguyên Công bị dịch sởi phải đưa đi viện để điều trị nhưng Phạm Thị Nguyệt lại bỏ mặc, không đưa đi viện thì Nguyệt thì hành vi bỏ mặc, không cứu chữa này của Nguyệt này đã có dấu hiệu của tội phạm, như vậy cần phải điều tra làm rõ.
Mua bán trẻ em thì có thể bị tù chung thân
- Khi công an bắt, Nguyệt còn đang nuôi 2 con nhỏ và công an chứng mình được rằng Nguyệt chỉ là người nuôi hai bé này. Tuy nhiên, Nguyệt không chứng mình được nguồn gốc của 2 bé này. Nguyệt có bị ghép vào tội bắt cóc trẻ con vì việc này không?
- Để khẳng định xem Nguyệt có phạm tội không, phạm tội gì, tội “Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản” theo quy định tài Điều 134 BLHS hay tội “Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em” theo quy định tài Điều 120 BLHS thì cần phải đấu tranh và làm sáng tỏ hai vấn đề.
Thứ nhất, Nguyệt có được hai em bé trên từ ai, tổ chức nào? Thứ hai, động cơ, mục đích của việc Nguyệt nuôi hai em bé này?
Trường hợp Nguyệt có hành vi bắt cóc hai em bé này nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì sẽ cấu thành tội “Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản” theo quy định tài Điều 134 BLHS (hành vi khách quan của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi bắt giữ người trái phép bằng cách dùng vũ lực bắt giữ người một cách công khai hoặc bí mật; dụ dỗ, lừa dối người bị bắt đi theo rồi bắt giữ làm con tin nhằm chiễn đoạt tài sản).
Trường hợp Nguyệt có được hai bé này từ việc mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em thì Nguyệt phạm tội “Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em” theo quy định tài Điều 120 BLHS.
Trường hợp Nguyệt nhận hai em bé này từ một người khác nhằm mục đích để nhận làm con nuôi (xác lập quan hệ cha mẹ con), và thực tế Nguyệt có nuôi dưỡng, chăm sóc cho hai cháu bé, tuy nhiên về quy trình, thủ tục Nguyệt chưa tuân theo đúng quy định của pháp luật về nhận nuôi con nuôi thì thì Nguyệt không phạm tội.
- Theo ông, nếu công an chứng minh được Nguyệt buôn bán trẻ em thì Nguyệt sẽ phải chịu tối đa bao nhiêu năm tù?
- Theo quy định tại Điều 120 Bộ luật hình sự thì
“1. Người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:a) Có tổ chức;b) Có tính chất chuyên nghiệp;c) Vì động cơ đê hèn;d) Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt nhiều trẻ em;đ) Để đưa ra nước ngoài;e) Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo;g) Để sử dụng vào mục đích mại dâm;h) Tái phạm nguy hiểm;i) Gây hậu quả nghiêm trọng.”
Như vậy, nếu cơ quan công an chứng minh được Nguyệt có hành vi mua bán trẻ em (trong trường hợp này số lượng trẻ em lên tới 03 trẻ em) thì mức án cao nhất mà Nguyệt phải đối mặt có thể là tù chung thân.
Sau chùa Bồ Đề có một nghĩa địa nhỏ và các bé bị chết khi đang nuôi ở chủa được chôn ở đây.
- Công an còn phát hiện trong phòng người phụ nữ này có nhiều giấy chứng sinh, khai sinh giả và Nguyệt khai là xin được ở bệnh viện. Nếu một nhân sự của bệnh viện cấp những loại giấy tờ này cho Nguyệt thì người đó sẽ mắc tội gì và sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào?
- Hành vi làm giả giấy chứng sinh, giấy khai sinh của nhân viên đã cung cấp cho Nguyệt các loại giấy tờ này có dấu hiệu của “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” được quy định tại điều 267 Bộ luật hình sự. Theo quy định của Điều luật này thì:
“1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:a) Có tổ chức;b) Phạm tội nhiều lần;c) Gây hậu quả nghiêm trọng;d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng”.
- Cám ơn ông vì cuộc trò chuyện này!
Trường Giang
Theo_Người Đưa Tin
Quặn lòng bữa ăn 1.000 đồng/suất của những đứa trẻ ở chùa Bồ Đề
Theo Trang, từ khi Trang làm quản lý khu nuôi trẻ, mỗi ngày sư Đàm Lan chỉ cho phép xuất ra cho mỗi người lang thang, cơ nhỡ và trẻ bỏ rơi trong chùa 1.000 đồng/suất ăn.
Nguồn gốc bất minh của những đứa "con nuôi"
Tại một con ngõ nhỏ nằm trên phố Giáp Nhị, P.Thịnh Liệt, Q.Hoàng Mai, Hà Nội, đối tượng Phạm Thị Nguyệt thuê nhà sống cùng chồng là Phạm Văn Hữu, quê ở xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Anh Hữu làm nghề lái xe taxi, thu nhập trung bình, nên căn nhà thuê chỉ đủ để kê một chiếc giường đôi, một khoảng trống nhỏ để vừa chiếc võng xếp. Tất cả các bé đều được cho, nhận bằng giấy viết tay, như cách mà Nguyệt và Trang đã yêu cầu Trân Thi Thu H. viết khi bán bé Cù Nguyên Công.
Khi bị bắt, Nguyệt đã lợi dụng hai "con nuôi" là Phạm Đức Anh, Phạm Gia Hân để kêu khóc, ăn vạ. Nguyệt còn thản nhiên yêu cầu các trinh sát: "Các anh phải đợi để em còn cho con em bú đã rồi đi đâu thì đi". Tuy nhiên, khi các trinh sát đưa ra các tài liệu khẳng định Nguyệt không thể mang thai, những đứa "con nuôi" mà Nguyệt đang sở hữu đều không đúng thủ tục pháp lý, Nguyệt mới cúi đầu nhận tội.
Những đứa trẻ ở chùa Bồ Đề
Giải thích về việc phải đi thuê nhà trọ, thu nhập thấp, nhưng lại nuôi tới bốn đứa trẻ ở tầm tuổi còn quá nhỏ, Nguyệt nói: "Vì thương các cháu và muốn nuôi các cháu, coi các cháu như con mình. Riêng bé Cù Nguyên Công, em tốn kém hàng trăm triệu chữa bệnh cho cháu và đưa sang tận Thái Lan chữa bệnh". Thế nhưng, khi giải thích về nguồn tiền để mua bé Công, Nguyệt lại nói: "Em phải đi vay lãi để đưa cho H. và Trang, coi như đó là chút tiền bồi dưỡng vì họ đã có công sinh ra con em".
Nguyệt còn cho biết, đầu năm 2012 đã từng gặp Nguyễn Thị Thanh Trang và gửi một em bé bị bỏ rơi nhiễm HIV vào chùa. Đứa bé này do Nguyệt nhặt được, hiện vẫn đang sống trong chùa Bồ Đề.
Sinh nở chỉ cách quãng... vài ngày
Chiều 4/8, chúng tôi tìm về Trình Viên, xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, Hà Nội để xác minh thông tin về ngôi mộ của bé Cù Nguyên Công mà Nguyệt khai đã chôn ở quê chồng vào tháng 6/2014.
Tại đây, bà Đinh Thị Tươi (mẹ chồng Nguyệt) kể: "Tháng 3/2014, Nguyệt đưa về ba đứa trẻ là Phạm Đức Anh, Phạm Gia Bảo (tên do Nguyêt đăt cho be Cù Nguyên Công), Phạm Gia Hân về nhà chơi. Cả Hữu và Nguyệt đều nói đó là con đẻ của chúng. Nguyệt nói dối răng Gia Hân - Gia Bảo là một cặp sinh đôi, còn bé Đức Anh do Nguyệt sinh trước đó hơn một năm. Trong lòng tôi không tin lắm, vì nếu nó sinh thì ít nhất tôi phải biết nó mang bầu vào lúc nào chứ! Trong khoảng thời gian cách đây vài năm, hầu như tháng nào Nguyệt cũng theo chồng về nhà rồi lại đi. Chúng tôi ngỡ ngàng lắm, nhưng vì Hữu khăng khăng nhận là con nó thì chúng tôi không còn cách nào khác là phải tin. Từ khi có con, không bao giờ Nguyệt về nhà chồng nữa".
Ngày 21/6, bà Tươi nhận được điện thoại của anh Hữu thông báo bé Gia Bảo ốm nặng khó qua khỏi, đang ở bệnh viện nên vội vàng thu xếp đến bệnh viện, nhưng chiều hôm sau 27/6, cháu Gia Bảo đã qua đời vì bệnh sởi biến chứng. Trong đêm, gia đình bà Tươi đã đưa xác cháu bé về chôn cất tại nghĩa trang của thôn. Sau khi cúng ba ngày cho cháu bé, Nguyệt nhờ bà Tươi hàng ngày thắp hương, cúng cơm cho bé Gia Bảo rồi ra Hà Nội. Kể từ đó, cô ta không một lời hỏi han đến việc cúng kiến cho cháu bé. Cách đây ít ngày, Nguyệt và Hữu về xã làm thủ tục đăng ký kết hôn. Gần một tuần sau thì Nguyệt bị cơ quan công an bắt giữ về hành vi "mua bán trẻ em".
Tại thời điểm bị phát hiện đang sở hữu hai "con nuôi" trái phép, Nguyệt cũng lưu giữ nhiều giây chứng sinh giả mạo mang tên Nguyệt là mẹ đẻ. Trong đó thể hiện, khoảng cách các lần sinh nở chỉ cách nhau... vài ngày. Bên cạnh đó, một số giấy khai sinh đứng tên Nguyệt là mẹ đẻ, có tên các cháu khác nhau, nhưng phần tên của người bố để trống. Ngay khi hay tin được mời về trụ sở công an làm việc liên quan đến sự mất tích của cháu Cù Nguyên Công, Nguyệt đã liên tục có hành vi chống đối, khi biết không thể chối cãi được mới mặc cả "nương tay giúp em, hết bao nhiêu để em lo liệu".
Hiện Công an Hà Nội đã lập biên bản, niêm phong ngôi mộ được cho là mộ bé Cù Nguyên Công để tiến hành khai quật, giám định ADN, nhằm xác thực cái chết của bé.
Để phục vụ quá trình điều tra, hai cháu bé là "con nuôi" của Nguyệt, tạm thời được gửi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội số 3 (Hà Nội).
Bữa ăn của trẻ chỉ có giá 1.000 đồng
Trước khi bị bắt, Nguyễn Thị Thanh Trang có cuộc nói chuyện ngắn với chúng tôi, theo đó, Trang khẳng định việc phủ nhận những thông tin về việc mua bán trẻ em đều do sự chỉ đạo của sư Đàm Lan. Trang đã rất bức xúc khi hay tin sư Đàm Lan phủ nhận vai trò của Trang trong chùa Bồ Đề. Trang nhờ chúng tôi bảo vệ giúp những đứa con của cô đang sống trong chùa này. Theo Trang, từ khi Trang làm quản lý khu nuôi trẻ, mỗi ngày sư Đàm Lan chỉ cho phép xuất ra cho mỗi người lang thang, cơ nhỡ và trẻ bỏ rơi trong chùa 1.000 đồng/suất ăn.
Theo Báo Phụ nữ TPHCM
Bảo mẫu chùa Bồ Đề: Trụ trì chỉ đạo chỉ cho trẻ ăn 1.000 đồng/bữa Liên quan đến đối tượng Phạm Thị Nguyệt, đã mua bé Cù Nguyên Công với giá 35 triệu đồng từ Nguyễn Thị Thanh Trang (người quản lý khu nuôi trẻ của chùa Bồ Đề). Theo Trang, mỗi ngày sư Đàm Lan chỉ cho phép xuất ra cho mỗi người lang thang, cơ nhỡ và trẻ bỏ rơi trong chùa 1.000 đồng/suất ăn. Cơ...