Chùa Bồ Đề không được phép nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi
Xét về phương diện pháp lý thì việc nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi, đăng ký nuôi con nuôi của chùa Bồ Đề là không đúng pháp luật, không phù hợp với Luật Nuôi con nuôi.
Như báo đã phản ánh, Chùa Bồ Đề (Long Biên, Hà Nội)- nơi từng được mệnh danh là “thiên đường” của những “mầm sống bị bỏ rơi” đang chao đảo trước nghi vấn của dư luận: kênh trung gian mua bán trẻ mồ côi.
Có nguồn tin cho biết, mỗi đứa trẻ được đưa vào chùa Bồ Đề, người môi giới sẽ nhận được 5-7 triệu đồng tiền “lại quả” (?) Cũng có thông tin rỉ tai, nếu đứa trẻ này được nhận làm con nuôi, nhà chùa sẽ được “cung tiến” vài chục đến hàng trăm triệu đồng từ cha mẹ nuôi chúng (?!).
Chùa Bồ Đề hiện đang nuôi dướng rất nhiều trẻ em.
Tuy nhiên, làm việc với phóng viên, cả chính quyền phường Bồ Đề và sư trụ trì Thích Đàm Lan đều phủ nhận những thông tin trên. Sư thầy Thích Đàm Lan còn khẳng định, nếu làm sai sẵn sàng đi tù.
Xung quanh vấn đề này, báo ghi nhận ý kiến của một số luật sư, phân tích dưới góc độ pháp lý.
Luật sư Vũ Văn Lợi, Giám đốc Công ty Luật Hòa Lợi (Đoàn Luật sư TP Hà Nội):
Nhận quá nhiều trẻ em vào nuôi là sai luật
Video đang HOT
Trong xã hội hiện nay rất nhiều các nhà chùa thường hay làm việc thiện như cưu mang, cứu vớt tinh thần và thể xác những người gần như tuyệt vọng, gặp khó khăn với quan niệm từ, bi, hỷ, xả. Do vậy một thực tế diễn ra là rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn đã đến xin nương nhờ cửa phật hay hoàn cảnh gia đình tan vỡ, con bị các bệnh bẩm sinh, có con ngoài ý muốn cũng mang đến chùa gửi hay bỏ ngoài cổng chùa là nhà chùa nhận vào là một hành động hết sức nhân đạo.
Nhưng đây là cái khó của nhà chùa, chính vì vậy cần phải đòi hỏi ở nhà chùa, chính quyền địa phương nơi đó thực thi đúng pháp luật quy định khi có sự việc xảy ra.
Việc liên quan đến những thông tin phản ánh Chùa Bồ Đề buôn bán con nuôi. Ở đây chúng ta có thể xét trên hai khía cạnh là nhà chùa có được phép nhận trẻ con để nuôi không và pháp luật quy định về việc này như thế nào.
Trước hết chúng ta có thể hiểu Chùa Bồ Đề nhận quá nhiều trẻ em vào chùa nuôi như vậy là không đúng vì trong Luật Nuôi con nôi và Luật Hôn nhân và Gia đình quy định rất rõ về việc này.
Thứ nhất là thực hiện việc nhận và nuôi trẻ như vậy không đảm bảo đúng mục đích nuôi con nuôi vì nuôi con nuôi là nhằm xác lập lâu dài mối quan hệ cha – mẹ và con; giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
Thứ hai là sư Trụ trì Chùa không có tài sản riêng và không đủ điều kiện thực tế để nuôi dưỡng trẻ em. Việc giáo dục, nhất là giáo dục của nhà chùa đối với trẻ có thể ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển về giới tính hoặc tâm lý đối với trẻ nên nuối trẻ trong một môi trường như thế nào cũng cần phải xem xét. Hiện tại với số lượng trẻ em, phụ nữ, người già mà Chùa Bồ Đề đang nuôi là quá tải, không đảm bảo về cơ sở, vật chất cho tất các các đối tượng.
Thứ ba là pháp luật chỉ cho phép đăng ký nuôi con nuôi giữa cá nhân với cá nhân; vì vậy trường hợp nhà chùa đứng tên nhận con nuôi như biên bản bàn giao con nuôi giữa Bệnh viện Phụ sản tỉnh Nam Định và ni sư Thích Đàm Lan mà báo đăng lên là không đúng.
Như vậy việc sư trụ trì nhà chùa nhận nuôi con nuôi là không đúng theo tinh thần pháp luật cũng như không đảm bảo cho trẻ phát triển bình thường về thể chất cũng như vấn đề tâm sinh lý.
Khoản 1, Điều 22 quy định đăng ký việc nuôi con nuôi: “Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý”.
Đối với trường hợp nhận nuôi trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt thông qua việc thành lập cơ sở bảo trợ xã hội, theo quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP và Nghị định số 81/2012/NĐ-CP: Nơi nào nuôi dưỡng từ 10 trẻ trở lên buộc phải thành lập cơ sở bảo trợ xã hội. Nhà chùa hoặc sư trụ trì chỉ có thể tiếp nhận trẻ em vào chăm sóc nuôi dưỡng khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện thành lập của một cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định.
Trong trường hợp này Ủy ban nhân dân nên giải thích để nhà Chùa hiểu rằng quan hệ giữa nhà chùa và trẻ em là quan hệ giám hộ. Nhà Chùa không được phép đăng ký nhận con nuôi đối với trẻ em được nuôi dưỡng tại Chùa.
Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng văn phòng Luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP Hà Nội):
Phải thông qua các cơ sở bảo trợ xã hội
Sự việc xảy ra ở Chùa Bồ Đề nếu đúng như những gì báo chí nêu thì đây là một điều đáng tiếc.
Theo quy định của pháp luật trong Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 19/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi thì sư trụ trì và nhà chùa không được phép nhận con nuôi và không thực hiện theo những quy định như sau:
Đối với việc nuôi con nuôi trong nước, thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.
Trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi hoặc có sự thỏa thuận giữa người nhận con nuôi với cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã thường trú của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi; trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.
Thực tế hiện nay nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ nhân đạo cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như việc nhận trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt làm con nuôi.
Tuy nhiên, các hoạt động đó phải hợp pháp, thông qua các cơ sở bảo trợ xã hội, quá trình tiến hành hoạt động giao nhận con nuôi phải bảo đảm đúng trình tự thủ tục theo quy định pháp luật.
Theo Đời sống Pháp luật
Những lộn xộn quanh chuyện phạt mũ bảo hiểm rởm
Việc ra quy định phạt rồi lại không phạt người dân đội MBH rởm khiến uy tín của cơ quan chức năng ít nhiều bị giảm "nhiệt".
Vừa qua, thông tin từ 1/7 sẽ xử phạt người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm rởm đã khiến dư luận xôn xao. Tuy nhiên, chẳng mấy chốc đã lại xuất hiện thông tin đính chính ngay là không xử phạt người đội mũ bảo hiểm rởm khiến người dân không biết đường nào mà lần.
Luật sư Nguyễn Hồng Quân, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho biết: "Trước đó, tôi vô cùng bất ngờ khi báo chí đưa tin từ ngày 1/7/2014, người tham gia giao thông trên cả nước sẽ bị xử phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng vì hành vi đội mũ bảo hiểm rởm, theo các cơ quan chức năng là căn cứ vào Nghị định 171/2013/NĐ-CP. Song, trong Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định, người tham gia giao thông chỉ có thể bị xử phạt với 2 hành vi: "không đội mũ bảo hiểm" và "đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy định" chứ hoàn toàn không có quy định gì về hành vi đội mũ bảo hiểm rởm. Vậy tôi nghĩ các cơ quan chức năng đính chính lại thông tin không xử phạt người đội mũ bảo hiểm rởm là đúng luật.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây đã không còn là xử phạt hay không xử phạt nữa, mà là việc quản lý và đưa ra các chính sách của các cơ quan chức năng. Không hiểu vì sao Nghị định 171/2013/NĐ-CP đã có từ trước và quy định rõ như vậy rồi mà Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia lại ra chỉ thị từ 1/7 sẽ xử phạt hành vi đội mũ bảo hiểm rởm. Như vậy liệu có phải cơ quan quản lí đã không tìm hiểu kỹ luật, để dẫn đến tình trạng luật nọ "đá" luật kia, rồi lại phải đính chính thông tin?".
Theo TS xã hội học Trịnh Văn Tùng, việc người dân mua phải mũ bảo hiểm rởm, họ đã là nạn nhân, bây giờ cơ quan chức năng lại phạt họ vì hành vi đội mũ bảo hiểm rởm thì thật không hợp lý. Thiết nghĩ đây chỉ là cách giải quyết từ ngọn, cơ quan chức năng cần giải quyết tận gốc, từ khâu sản xuất, nhập khẩu tới kinh doanh mặt hàng này. Tuy nhiên, việc này là không phải dễ, nhưng không có nghĩa cứ việc gì khó lại đổ hết lên đầu dân.
Luật sư Nguyễn Hồng Quân thì lại cho rằng, việc xử phạt người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm rởm không phải là cách giải quyết từ ngọn, mà đây mới là cách "triệt hạ" mũ bảo hiểm rởm hiệu quả nhất. Khi người dân dùng mũ rởm mà bị phạt thì họ sẽ không dám mua nữa, như vậy nhu cầu với mặt hàng này sẽ về 0. Khi nhu cầu không còn thì nguồn cung cũng khắc biến mất. Không ai dại gì sản xuất, nhập khẩu, buôn bán mũ rởm khi mà không người nào dám mua.
"Như vậy, cách xử phạt người đội mũ bảo hiểm rởm là cách nhanh, đơn giản và hiệu quả nhất. Thế nên, ở một khía cạnh nào đó, tôi vẫn ủng hộ việc xử phạt người đội mũ bảo hiểm rởm. Thứ nhất, việc này có thể làm chấm dứt tình trạng buôn bán mũ bảo hiểm rởm tràn lan hiện nay. Thứ hai có thể giúp người tham gia giao thông an toàn tính mạng hơn. Không phải cứ người tiêu dùng nào mua mũ bảo hiểm rởm cũng trở thành nạn nhân, bởi ngoài một số người không phân biệt được hàng thật, hàng rởm thì có không ít người vẫn biết đó là hàng rởm nhưng vì giá thành rẻ (chỉ khoảng 25.000 - 50.000 đồng/chiếc), mẫu mã, màu sắc thời trang, gọn nhẹ... nên cứ mua, dù đội loại mũ này không bảo đảm an toàn khi lưu thông.
Tuy nhiên, trước khi ra quy định xử phạt hành vi đội mũ bảo hiểm rởm thì các cơ quan chức năng phải ra văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể như thế nào là mũ rởm và phổ biến rộng rãi để người dân phân biệt được. Bên cạnh đó, phải sửa đổi, bổ sung những điều luật cũ liên quan tới vấn đề này để cho đồng bộ, nhất quán", luật sư Quân nêu quan điểm.
Theo Kiến Thức
Vụ án Huỳnh Văn Nén có tình tiết mới như vụ Nguyễn Thanh Chấn Thông tin về việc xuất hiện 2 hung thủ trong vụ án Huỳnh Văn Nén ở Bình Thuận đã không được các đại diện các cơ quan của VKSND Tối cao và TAND Tối cao xem xét. Huỳnh Văn Nén tại phiên tòa phúc thẩm lần 2 "vụ án vườn điều", ngày 10/3/2005 Ngày 21/11, ông Nguyễn Thận, Phó chủ tịch Ủy ban...