Chùa Bổ Đà – Ngôi chùa cổ kính nằm trên núi Phượng Hoàng
Chùa Bổ Đà nằm trên núi Phượng Hoàng, thuộc xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, Bắc Giang. Đây là ngôi chùa sở hữu mộc bản kinh Phật thuộc phái Lâm Tế được nhà nước xác nhận kỷ lục cổ nhất Việt Nam với hơn 280 năm tuổi.
Ấn tượng đầu tiên với du khách khi đến chùa Bổ Đà là các bức tường hai bên lối vào, cổng, tường bao quanh khuôn viên chùa và một số công trình khác được xây dựng hoàn toàn bằng đất nện, đất sỏi theo lối chình tường đã ngả màu rêu phong của thời gian.
Cổng vào chùa nền lát đá muối có kích thước to nhỏ khác nhau, xây theo kiến trúc thời Nguyễn mang dáng dấp gác chuông. Ảnh sưu tầm.
Tương truyền, chùa Bổ Đà có thừ thời Lý (thế kỷ XI), được tu bổ, tôn tạo lớn vào thời vua Lê Dụ Tông (1720-1729). Qua nhiều lần được trùng tu, nhưng cơ bản chùa vẫn giữ được nét kiến trúc cổ từ tường đất, vườn tháp đến kiến trúc gỗ truyền thống mang phong cách nghệ thuật đan xen của các thời đại nối tiếp nhau trải dài từ thế kỷ XVIII đến nay. Là một trong những ngôi chùa còn giữ nguyên bản nét kiến trúc truyền thống chùa Việt cổ bậc nhất Bắc Bộ, là trung tâm Phật giáo lớn của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Đây là một quần thể di tích với nhiều hạng mục như: Chùa Cao, Chùa Tứ Ân, Am Tam Đức, Vườn tháp, Ao Miếu…
Chùa Cao được xây dựng thời nhà Lý (thế kỷ XI), ban đầu chỉ là một gian chùa nhỏ bằng đất, lợp gianh tọa lạc trên đỉnh non cao Bổ Đà còn được biết đến với tên gọi chùa Quán Âm, nhân dân còn gọi bằng cái tên gần gũi là chùa ông Bổ hay chùa Bổ Đà gắn liền với sự tích người tiều phu chăm chỉ, hiền lành, tốt bụng. Đến đời vua Lê Dụ Tông niên hiệu Bảo Thái (1720-1729) có vị trụ trì tên là Phạm Kim Hưng tiến hành trùng tu tòa chính điện, thiêu hương, tiền đường, dựng cột đá, cột gỗ làm thêm được vài gian; trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo qua các đời cao tăng trụ trì chùa Cao ngày càng khang trang. Chùa thờ phật bà Quan Âm Tống Tử. Đây là một điểm cầu tự rất linh ứng của du khách.
Chùa chính Tứ Ân được xây dựng vào thời vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786) do vị sư tổ họ Ngô, tự là Tính Ánh cùng nhân dân địa phương hưng công xây dựng, lập thành nơi khai trường thuyết pháp. Chùa được đặt tên là Tứ Ân với hàm nghĩa răn dạy phật tử phải biết báo đáp bốn ân (ơn): Ân trời đất, Ân đất nước, Ân thầy và Ân cha mẹ.
Toàn bộ khu chùa hiện nay gồm 16 tòa nhà lớn nhỏ. Đặc biệt trong chùa lưu giữ nhiều bia đá, chuông đồng, hoành phi, câu đối và 39 pho tượng từ thời Lê Trung Hưng tạo bằng gỗ có giá trị nghiên cứu lịch sử, mỹ thuật truyền thống.
Video đang HOT
Am Tam Đức được xây dựng cùng thời gian với chùa Tứ Ân vào thời vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786). Các tổ tu tại chùa đặt tên am là “Tam Đức” vì mong các tăng, ni tu hành tại đây sẽ thông tuệ được ba đức tính: Trí đức, đoạn đức và ân đức. Am Tam Đức là nơi thờ tổ Như Thị (tên tục là Phạm Kim Hưng) người có nhiều công lao chấn hưng, mở mang chùa Bổ Đà.
Khu vườn tháp nằm ở bên trái khu nội tự và vườn chùa, là một bãi đất nằm nghiêng theo độ cao của núi Bổ Đà trên diện tích gần 8.000 m. Với khoảng 100 ngôi tháp lưu giữ hàng nghìn tro cốt của các vị cao tăng thuộc dòng thiền Lâm Tế của cả nước. Vì đây là chốn tổ của dòng thiền Lâm Tế, nên khi các vị cao tăng viên tịch thì tro cốt của họ được đưa về đây để chôn cất. Mỗi ngôi tháp an táng từ 4 thi hài đến 26 thi hài. Họ đều là anh em cùng sơn môn, cùng tu một thầy, quý mến nhau muốn khi được về nơi tịch diệt vẫn được nằm cạnh nhau. Đa số tháp trong vườn là tháp 3 – 4 tầng với độ cao 3 – 5 m, những ngôi tháp sư tổ còn cao rộng hơn nữa. Các ngôi tháp xếp hàng hàng, lớp lớp và được xây dựng theo những quy định riêng rất chặt chẽ của thiền môn. Hàng năm Hội chùa được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 2 âm lịch, đó cũng là ngày giỗ tổ khai sơn lập ra chùa Bổ Đà.
Với không gian thanh tịnh, hòa mình vào núi rừng xanh tươi, nhìn ra phía trước mặt là cả một cánh đồng rộng lớn. Mỗi du khách khi lên đến đây đều có thể trút bỏ mọi bộn bề trong lòng và thấy bình an đến lạ.
Cổ kính chùa Kal Pô Prưk
Tọa lạc ở thị trấn Óc Eo (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), chùa Kal Pô Prưk không chỉ đặc biệt khi là ngôi chùa Khmer duy nhất ở huyện Thoại Sơn, mà còn là một trong số chùa cổ nhất theo kiến trúc Khmer trên địa bàn tỉnh An Giang.
Theo Phó cả Thạch Phong, tên "Kal Pô Prưk" có nghĩa là hoa ưu đàm - một loại hoa mang ý nghĩa điềm lành được nhắc đến trong kinh Phật. Căn cứ theo tài liệu ghi chép, chùa có tuổi đời hơn 200 năm. Nhưng theo lời truyền lại từ các vị sư, thời gian chùa tồn tại ở đây thực tế còn lâu hơn.
Nằm ở vùng thị tứ, cư dân Óc Eo có sự giao thoa về văn hóa, tín ngưỡng, sinh hoạt đời sống, nên môi trường ở đây rất gần gũi. Không chỉ đồng bào dân tộc thiểu số Khmer, người dân trong vùng đều xem chùa là điểm tựa tâm linh, nơi sinh hoạt đời sống văn hóa tinh thần. Họ đến chùa cúng bái vào những dịp lễ trọng, gửi con em vào lớp dạy chữ Khmer hoặc tìm gặp các nhà sư để nghe lời chỉ bảo khi gặp khó khăn trong cuộc sống.
Chùa được xây dựng theo kiến trúc Angkor và ảnh hưởng bởi ba dòng văn hóa, tín ngưỡng: Văn hóa dân gian, đạo Bà-la-môn và Phật giáo, nên mang vẻ đẹp độc đáo và nhiều giá trị thẩm mỹ.
Hình tượng rắn thần Naga luôn xuất hiện trên cầu thang, lối đi, cổng vào với ý nghĩa xua đuổi tà ma, ám khí.
Hoa văn, phù điêu và màu sắc đặc trưng của chùa Khmer luôn tạo ấn tượng mạnh về thị giác.
Những bức bích họa được vẽ kín các mặt tường gian chính điện, với nội dung chủ yếu của những bức tranh tường này là kể lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca từ lúc sinh ra cho đến khi tu thành đạo hạnh... - một đặc trưng của các ngôi chùa Khmer An Giang.
Bức tượng Phật cao lớn phía sau chùa được dựng ở lưng chừng núi Ba Thê, nổi bật giữa thảm cây rừng xanh mát.
Nét cổ kính, khung cảnh pha lẫn hơi hướng thơ mộng và thoát tục giữa núi rừng của chùa Kal Pô Prưk đã tạo nên sức hút đặc biệt. Những người đam mê du lịch chia sẻ nơi đây là một trong số "địa chỉ check-in xịn xò" đẹp nhất ở An Giang.
Núi Bà Đen Chốn linh thiêng tìm về Chỉ cần lên Google, gõ vào thanh tìm kiếm cụm từ 'Núi Bà Đen', có khoảng 13.800.000 kết quả hiển thị trong vòng 0,4 giây. Theo báo cáo của Google, số lần tìm kiếm về núi Bà Đen trung bình hằng tháng từ đầu năm 2023 đến nay lên đến hàng triệu lượt, tăng 900% so với cùng kỳ năm trước đó, và...