Chùa Bích Động Nam thiên đệ nhị động của Ninh Bình
Chùa Bích Động là một di tích lịch sử văn hóa thuộc Quần thể danh thắng Tràng An – Tam Cốc – Bích Động của tỉnh Ninh Bình.
Đây là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn, đưa khách đến với chốn uy nghi cửa Phật, bình yên miền sơn cước. Mỗi dịp Xuân về, chùa thu hút hút đông đảo Phật tử, du khách thập phương đến đây chiêm bái và vãn cảnh.
1. Giới thiệu về chùa Bích Động
Chùa Bích Động ở đâu?
Địa chỉ: thôn Đam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Chùa Bích Động là một ngôi chùa cổ được xây dựng trên sườn núi. Ban đầu, chùa có tên là ” Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng” nghĩa là ngôi chùa đẹp, trong trắng như ngọc ở chốn thâm sơn cùng cốc. Năm 1774, trong một lần chúa Trịnh Sâm ghé thăm, chùa đã được đổi tên thành chùa Bích Động. Đây là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của cố đô, từng được mệnh danh là “ Nam thiên đệ nhị động” (động đẹp thứ hai của trời Nam sau động Hương Tích ở Hà Nội).
Trải qua gần 600 năm tồn tại, đây là nơi lưu trữ nhiều giá trị văn hóa lịch sử. Ngày nay, chùa Bích Động đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Đây là một trong những ngôi chùa ở Ninh Bình linh thiêng nhất mà hàng năm khách hàng hương vẫn luôn tìm về.
Lịch sử của chùa
Năm 1705, vào đời vua Lê Dụ Tông, có hai vị hòa thượng pháp danh là Trí Kiên và Trí Thể. Một người quê ở Vọng Doanh, một người ở Đông Xuyên, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định đã gặp nhau và kết nghĩa thành anh em. Cả hai nhà sư đều có lòng mộ đạo, họ đã cùng nhau đi nhiều nơi đề truyền bá đạo Phật và xây dựng các ngôi chùa.
Khi đến núi Bích Động, họ thấy đây là nơi có địa thế tuyệt đẹp và đã có chùa. Hai nhà sư quyết định dừng chân, đi quyên giáo và xây dựng lại ngôi chùa cũ thành 3 ngôi chùa mới: chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng để tu hành.
Năm Đinh Hợi (1707), hai nhà sư đã đúc một quả chuông lớn, hiện vẫn còn treo ở Động Tối. Hai năm sau, vào tháng 8 Âm lịch, họ đã làm bài minh bia chùa Bích Động bằng chữ Hán.
Năm Giáp Ngọ (1774), chúa Trịnh Sâm đã đến đây vãn cảnh. Có lẽ bị ấn tượng bởi tầm nhìn toàn cảnh núi non, hang động sông nước, đồng ruộng, cây cối đều xanh tươi, chùa như hội tụ nền xanh mát nên chúa Trịnh Sâm đã đặt tên cho chùa là Bích Động.
2. Hướng dẫn di chuyển đến chùa Bích Động
Video đang HOT
Vì nằm trong cụm du lịch Tam Cốc Bích Động bạn nên kết hợp chuyến tham quan Tam Cốc của mình và chùa Bích Động làm một. Chỉ có một con đường thủy duy nhất để đến Tam Cốc đó là đến đình Các ở thôn Văn Lâm, ra bến sông Ngô Đồng. Từ Tam Cốc Ninh Bình, bạn có thể đến chùa Bích Động bằng cách thuê xe đạp, xe máy, taxi hoặc đi bộ để ngắm cảnh.
3. Chùa Bích Động có gì đẹp?
Đường vào chùa
Chùa Bích Động là một công trình kiến trúc cổ như bao ngôi chùa khác. Điều độc đáo ở đây là chùa được xây dựng theo kiểu chữ “Tam” (hán tự). Có tất cả 3 ngôi chùa không liền nhau và được chia làm ba cấp dọc theo sườn núi từ thấp lên cao là: Chùa Hạ, Chùa Trung và chùa Thượng.
Chùa Bích Động được xây dựng hòa nhập với cảnh trí thiên nhiên một cách ngoạn mục. Hình ảnh chùa ẩn hiện giữa những hàng cây đại thụ xanh biếc làm cho nơi đây thêm phần cổ kính, thanh tịnh.
Chùa Hạ
Để vào chùa, bạn sẽ đi theo cây cầu đá được ghép bằng những phiến đá xanh dẫn vào cổng Tam Quan chùa Bích Động. Ở đây có con đường bên chân núi, được lát gạch dài khoảng 55m là con đường duy nhất để đi vào chùa Hạ.
Chùa Hạ được xây dựng với 5 gian trên một nền cao dưới chân núi. Kiến trúc chùa thiết kế theo kiểu chữ Đinh (Hán Tự). Mái chùa có 2 tầng mái uốn cong, gồm 8 mái. Các cột ở chùa Hạ đề được làm bằng đá liền một khối, không chắp nối có chiều cao hơn 4m. Vào thời đó, để làm được những cột đá như thế này thì quả là kỳ công.
Bước vào trong chùa, ở trên cao của gian giữa Tiền Đường có treo bức đại tự bằng chữ Hán “Mạo cổ thần thanh”. Câu này có nghĩa là dáng dấp ngôi chùa xưa này thiêng lắm. Ở trong thượng điện là nơi thờ Phật. Tiếp đó là các bệ theo thứ bậc từ cao xuống thấp đặt các tượng phật, đồ thờ như đèn, đỉnh hương…
Chùa Trung
Sau khi tham quan chùa Hạ, bạn trở ra sân quay về hướng Bắc gặp lối đi gồm 80 bậc đá men quanh sườn núi. Đây là con đường dẫn đến lưng chừng núi, nơi tọa lạc của chùa Trung. Khác với chùa Hạ, chùa Trung có kiến trúc bán mái phía ngoài.
Đây là một ngôi chùa độc đáo, chỉ có phần cửa và mái chùa lộ thiên, các kiến trúc còn lại nằm gọn trong hang núi. Chùa được xây dựng với ba gian để thờ Phật. Phía trên mái chùa có hai chữ Hán tự “Bích Động” được đặt theo lệnh của chúa Trịnh Sâm. Phía bên trái chùa Trung là gian thờ Thánh Mẫu.
Động Tối
Sau khi lễ Phật ở Thương Điện, bạn bước lên 21 bậc thang đá nữa là đến Động Tối. Bên trên cửa động hiện nay vẫn còn treo chiếc chuông đồng lớn được hai vị sư Trí Kiên và Trí Thể đúc vào năm 1707.
Động Tối là một không gian dài và có điện thắp sáng để du khách dễ dàng chiêm ngưỡng. Bên trong động Tối là cả một công trình đồ sộ, hoành tráng hiện ra kỳ ảo dưới ánh sáng điện. Bạn sẽ thấy hình ảnh những ông tiên cô, tiểu đồng, rồng lượn… được đúc chạm nổi bằng đá rất tỉ mỉ, chi tiết. Tất cả hiện ra trước mặt du khách như một thế giới cổ tích bị hoá đá của tạo hoá.
Gần cửa động bên phải có ba tượng Phật bằng đá uy nghi, sừng sững biểu tượng cho sự uy nghi, trường tồn vĩnh cửu. Ở chính giữa là đức Phật Di Đà, bên phải là Vân Thù Bồ Tát, bên trái là Quan Âm Thị Kính và hình tượng Lão Thọ bằng đá.
Chùa Thượng
Để lên chùa Thượng, bạn phải bước thêm gần 40 bậc đá nữa theo sườn núi. Chùa Thượng là một ngôi chùa nhỏ ở trên sườn núi, nằm ở vị trí cao nhất, gần đỉnh núi Bích Động. Chùa cao hơn so với sân gạch dưới đất khoảng 60 mét. Chùa Thượng được xây dựng theo hướng Đông Nam và thờ phật Bà Quan Âm. Có hai miếu ở hai bên chùa là miếu thờ Thổ Địa và thờ Đức Sơn Thần. Cạnh chùa còn có một bể nước gọi là “bể nước Cam Lộ” của Quan Âm Bồ Tát.
Từ chùa Thượng, bạn có thể nhìn thấy 5 ngọn núi đứng độc lập chầu về núi Bích Động trông giống như 5 cánh hoa Sen. Đó là Ngũ Nhạc Sơn, gồm núi Tầm Sặng, núi Gia Định, núi Con Lợn, núi Đầu Cầu và núi Hang Dựa.
Ninh Bình - Vẻ đẹp hoang sơ như viên ngọc quý của thiên nhiên
Ninh Bình cuốn hút du khách vào mọi thời điểm trong năm nhưng đẹp nhất là vào mùa Xuân và mùa Hè, với rất nhiều lễ hội đặc sắc hấp dẫn, hay những khung cảnh đầy mê hoặc.
Danh thắng Tràng An thanh bình trong nắng Thu. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Mới đây, chuyên trang du lịch Time Out đã chọn Ninh Bình đứng vị trí thứ nhất trong danh sách điểm đến hàng đầu Đông Nam Á với vẻ đẹp hoang sơ tựa viên ngọc quý giữa đất trời.
Theo Time Out, Đông Nam Á từ lâu đã là thiên đường cho những du khách gan dạ, mang đến nhiều trải nghiệm xa xỉ cho những cuộc phiêu lưu của du khách balô.
Một số thành phố vẫn là nam châm thu hút khách du lịch, bao gồm Bali, Hà Nội, Bangkok...
Nếu nói riêng Việt Nam, Hà Nội, Sa Pa, Hội An, Thành phố Hồ Chí Minh có lẽ là những cái tên quen thuộc nhất và được nhắc đến nhiều nhất. Thế nhưng, Ninh Bình cũng là một địa điểm mà những tín đồ du lịch chắc chắn không thể bỏ qua.
Vùng đất Hoa Lư của Ninh Bình được chọn là kinh đô đầu tiên của Việt Nam và là một trong 4 vùng lõi quan trọng của quần thể Di sản Thế giới Tràng An được UNESCO công nhận.
Nổi bật với những dãy núi đá vôi cao chót vót, những dòng sông êm đềm cùng những di tích lịch sử, tôn giáo linh thiêng, huyền bí, "viên ngọc ẩn" Ninh Bình là điểm đến hoàn hảo dành cho những du khách yêu thiên nhiên và du lịch mạo hiểm, mong muốn được ngắm nhìn một khía cạnh khác của du lịch Việt Nam.
Cách Thủ đô Hà Nội chỉ khoảng 100km, Ninh Bình là lựa chọn phù hợp với những du khách không có nhiều thời gian nhưng muốn khám phá thiên nhiên hùng vĩ.
Ninh Bình cuốn hút du khách vào mọi thời điểm trong năm nhưng đẹp nhất là vào mùa Xuân và mùa Hè, với rất nhiều lễ hội đặc sắc hấp dẫn, hay những khung cảnh đầy mê hoặc như các đồng lúa chín vàng hay các đầm sen thơm ngát.
Đến với vùng đất này, du khách có rất nhiều sự lựa chọn để khám phá, từ các điểm đến mang đậm tính lịch sử như Cố đô Hoa Lư, chùa Bích Động, Nhà thờ đá Phát Diệm.... đến các thắng cảnh thiên nhiên hoang dã như Vườn Chim Thung NhamVườn quốc gia Cúc Phương Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, khu sinh thái Tràng An...
Cố đô Hoa Lư từng là kinh đô của Việt Nam từ năm 9681010, trải qua 3 triều đại Đinh-Tiền Lê-Tiền Lý. Đây là một trong bốn vùng lõi của quần thể di sản thế giới Tràng An được UNESCO công nhận. Tại đây, du khách thăm đền vua Đinh (Đinh Tiên Hoàng), vua Lê (Lê Đại Hành) và bảo tàng lưu giữ các kỷ vật. Hai ngôi đền này được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, xung quanh có nhiều cây xanh.
Khu du lịch Tam Cốc-Bích Động, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình mùa lễ hội. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Sau đó, du khách có thể ngồi thuyền xuôi dòng Ngô Đồng để khám phá danh thắng Tam Cốc-Bích Động. Tam Cốc nghĩa là ba hang với hang Cả, hang Hai và hang Ba. Tam Cốc đẹp ngỡ ngàng trong mắt du khách với các dãy núi đá vôi cao sừng sững, cùng những tạo hình kỳ thú ở các hang động và những cánh đồng lúa chín vàng hai bên. Tiếp đó, du khách có thể ghé thăm ngôi chùa Bích Động - "Nam thiên đệ nhị động," nơi có cánh cổng phủ đầy rêu phong và một cây cầu cổ bắc qua đầm sen. có thể nhìn được toàn cảnh từ trên cao.
Một điểm đến khác khó có thể bỏ qua là Hang Múa. Time Out cho hay đến với Hang Múa, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn bộ cảnh sắc của Ninh Bình tuyệt đẹp với những dòng sông uốn lượn, đồng lúa và núi non hùng vĩ. Sau khi đi hết 500 bậc thang, toàn cảnh "Vịnh Hạ Long trên cạn" hiện ra trước mắt, và đây cũng là lúc để sở hữu những tấm ảnh thiên nhiên tuyệt vời.
Ngoài ra, tham quan Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long hay du ngoạn trên thuyền tại khu danh thắng Tràng An cũng là những hoạt động cực kỳ hấp dẫn. Vân Long được mệnh danh là "vịnh không sóng," vì khi đi thuyền trên đầm, du khách sẽ thấy mặt nước phẳng không một gợn sóng. Nước không xanh như nước biển, mà trong vắt, lộ rõ từng lớp rêu phía dưới. Đây còn là nơi sở hữu 2 kỷ lục của Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam năm 2010 là Nơi có số lượng cá thể voọc mông trắng nhiều nhất và Nơi có bức tranh tự nhiên lớn nhất. Trong khi đó, Tràng An thu hút du khách với phong cảnh núi non hùng vĩ cùng những dòng sông nhỏ quanh co, các thung lũng hoang sơ.
Bên cạnh Ninh Bình, 4 điểm đến khác cũng được Time Out đề xuất là: đảo Lombok (Indonesia), Luang Prabang (Lào), Rayong (Thái Lan) và Seberang Perai (Malaysia)./.
Ninh Bình nằm trong top 5 điểm đến có vẻ đẹp hoang sơ như viên đá quý Theo trang Time Out, 5 viên đá quý ít được biết đến này có nhiều giá trị và vẻ đẹp để du khách khám phá. Đông Nam Á từ lâu đã là thiên đường cho những du khách gan dạ, nơi mang đến nhiều trải nghiệm đặc sắc cho những chuyến phiêu lưu của các du khách ba lô. Một số thành phố...