Chữa bệnh chàm Eczema
Chàm da là bệnh ngoài da rất hay gặp. Ở vùng tổn thương có mụn nước, rất ngứa, da dày lên, tiến triển dai dẳng. Vị trí của eczema thường có ở bàn chân, cẳng chân, bàn tay, khuỷu tay.
Ở các vùng khác ít gặp. Điều trị bệnh này cần phải tiêu độc, chống viêm, chống dị ứng… Để đạt được kết quả cao, ngoài uống thuốc còn cần kết hợp thuốc bôi và thuốc rửa. Xin giới thiệu để bạn đọc có thể tham khảo, áp dụng.
Ảnh anh Hào trước điều trị tại Y Dược Tinh Hoa
Theo tây y: Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thật đầy đủ về bệnh, nhưng có thể xem chàm là một đáp ứng viêm đặc biệt của da đối với các yếu tố nội sinh và ngoại sinh, các yếu tố này đơn độc hay phối hợp. Có thể xem chàm là tình trạng viêm da, cụ thể là ở vùng thượng bì. Tuy nhiên, cần chú ý, không phải tất cả những trường hợp nào viêm da cũng do chàm, và chàm là một bệnh ngoài da không lây.
Bệnh có thể chia làm 2 loại: Cấp tính và mãn tính, còn gặp ở trẻ em còn bú, tuỳ theo vị trí cơ thể còn có tên gọi khác nhau.
Video đang HOT
Theo đông y: Nguyên nhân do phong, nhiệt, thấp, kết hợp gây bệnh, nhưng do phong là chủ yếu, thể mãn tính thường do phong gây ra huyết táo rồi phối hợp với nhau gây bệnh.
Ảnh anh Hào sau điều trị tại Y Dược Tinh Hoa
ĐIỀU TRỊ:
CHÀM hay còn gọi là eczema, điều trị bằng TINH HOA TẢ CAN kết hợp bôi coticoid (Flucinar), ngâm rửa hàng ngày bằng nước lá chè xanh. Trường hợp rất dày sừng lâu ngày có thể cần dùng đến Laser làm bong vảy thì bệnh sẽ được điều trị nhanh hơn.
Đặc biệt lưu ý: nếu bạn có ý định tiêm Corticoid thì cần cân nhắc vì các tác dụng phụ rất nhiều của nó.
Đây là bệnh thuộc loại dị ứng nên việc phòng tránh trong vấn đề ăn uống và sinh hoạt cần được chú ý mấy điểm sau:
Không dùng những loại thức ăn dễ gây dị ứng như: thịt chó, thịt gà, nhộng, các loại hải sản, lạc nhân, mắm tôm…
Tránh tiếp xúc các loại giày tất, quai dép, các loại mỹ phẩm, xà phòng thơm… Mỗi người sẽ bị dị ứng với từng loại hoá chất khác nhau nên bản thân cần tự phát hiện được mình đang bị dị ứng với cái gì, loại gì từ đó có kế hoạch phòng tránh cho bản thân.
Thời tiết, môi trường luôn thay đổi hoặc không phù hợp cũng làm cho bệnh thêm phức tạp. Do đó, người bệnh cần nêu cao ý thức tự phòng tránh.
(Nguồn: Y dược tinh hoa)
Theo 24h
Cách nhận biết bệnh chàm
Tôi hay bị ngứa ở da lòng bàn tay, đi khám được biết là bị bệnh chàm. Bôi thuốc khỏi một thời gian lại tái phát. Xin hỏi chữa như thế nào để bệnh không tái phát?
Chàm là bệnh ngoài da không lây truyền, ngứa, viêm dạng cấp, bán cấp hay mạn tính. Nguyên nhân gây bệnh do hai yếu tố là cơ địa và dị ứng nguyên. Cơ địa là do gia đình bệnh nhân có người bị chàm. Dị ứng nguyên là do người bệnh tiếp xúc với chất gây dị ứng như mỹ phẩm, nước hoa, thuốc nhuộm tóc, ăn các thực phẩm gây kích ứng...
Hải sản là thức ăn dễ gây dị ứng - chàm, vì vậy người bệnh đã bị dị ứng thì không nên ăn.
Triệu chứng chính là: ngứa, có mụn nước, tiến triển từng đợt, dễ tái phát. Chàm cấp tính, đặc trưng bởi hồng ban, phù, chảy dịch, tạo nang và đóng vảy. Chàm mạn tính có hiện tượng dày sừng, bong da, tăng hay giảm sắc tố da. Ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh biểu hiện ban đầu là da khô, tróc vảy, dày sừng sau đó xuất hiện các mụn nước li ti. Điều trị: dùng kết hợp cả thuốc uống và thuốc bôi ngoài da. Phòng bệnh bằng cách: tránh tiếp xúc với các chất dễ gây dị ứng như sơn móng tay, nhuộm tóc, nhuộm da, phấn hoa, các loại nấm mốc, lông thú; không ăn các thực phẩm mà mình bị dị ứng như tôm, cua...
Theo SK&ĐS
Bài thuốc chữa chàm da Theo lương y Quốc Trung, Đông y chia bệnh chàm thành hai thể cấp tính và mạn tính. Tùy thể bệnh mà dùng bài thuốc thích hợp. Thương tổn trong bệnh chàm lúc đầu xuất hiện trên da màu đỏ hồng. Những mụn nước nhỏ li ti trên nền da đỏ vỡ ra chảy nước vàng, sau vài ngày dịch khô thành một...