Chữa bệnh bằng cách… sờ, vuốt, thổi
Người đàn bà lấy danh “Ông Cóc” chữa bệnh bằng cách rờ, vuốt hoặc thổi vào chỗ đau của người bệnh; hiệu quả tới đâu không biết nhưng mỗi ngày có khoảng hàng chục người đến đây trị bệnh…
Ngày 12-10, Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang đã tiến hành kiểm tra việc hành nghề Y-Dược tư nhân thường xuyên và đột xuất tại nhà riêng của bà Nguyễn Thị Kiều Ngân (42 tuổi, ngụ xã Thạnh Hòa, Phụng Hiệp, Hậu Giang).
Thời gian gần đây, nhiều người dân truyền tay nhau về một “ thần y” với biệt danh ” Ông Cóc ” (ở xã Thạnh Hòa, Phụng Hiệp, Hậu Giang) chữa cho nhiều người hết bệnh chỉ bằng phương thức đơn giản là sờ, vuốt. “Thần y Ông Cóc” mà người dân rỉ tai truyền nhau đó chính là bà Ngân.
Hằng ngày, có nhiều người dân tìm đến xếp hàng nhờ “Ông Cóc” trị bệnh, gây mất an ninh trật tự địa phương.
Nhiều bệnh nhân ngồi chờ tới lượt cho “Ông Cóc” chữa bệnh
“Ông Cóc” (tức bà Ngân) đang sờ, vuốt để chữa bệnh.
Video đang HOT
Thông báo thời gian hành nghề chữa bệnh
Nhận thấy cách trị bệnh của bà Ngân sai quy đinh, mê tín dị đoan nên ngành chức năng địa phương đã nhiều lần kiểm tra, yêu cầu bà Ngân dừng việc chữa bệnh sai trái này. Tuy nhiên đến nay bà Ngân vẫn tiếp tục “chữa bệnh” như thế.
Tại thời điểm kiểm tra, đoàn liên ngành phát hiện có khoảng 10 người đang tập trung chờ bà Ngân “trị bệnh” bằng cách sờ, vuốt .
Tại thời điểm kiểm tra, khoảng chục người vẫn đang tụ tập đợi “Ông Cóc” chữa bệnh
Bà Ngân (đầu trọc) không ký tên vào biên bản của đoàn kiểm tra.
Cũng theo đoàn kiểm tra, bà Ngân không có chứng chỉ hành nghề. Do đó đoàn liên ngành đã lập biên bản ghi nhận sự việc, đồng thời có yêu cầu bà Ngân chấm dứt hành vi chữa bệnh trái pháp luật. Tuy nhiên, bà Ngân và gia đình phản ứng, không ký tên vào biên bản.
Trao đổi về trường hợp này, ông Trần Không Dận, Phó Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, Trưởng đoàn kiểm tra, cho biết: “Tuần tới chúng tôi sẽ tổ chức họp liên ngành đưa ra phương án xử lý đối với bà Ngân”.
Hải Dương
Theo Pháp luật TPHCM
Bị bệnh nhẹ nhưng vẫn thích vượt tuyến khám bệnh, vì sao?
Khảo sát mới đây của Bộ Y tế tại các bệnh viện tuyến T.Ư và tuyến TP.HCM cho thấy rất nhiều bệnh nhân lặn lội từ các tỉnh xa về TP.HCM khám, chữa bệnh thông thường.
Ký kết chuyển giao kỹ thuật của BV tuyến trên cho y tế cơ sở. - DUY TÍNH
Sáng 10.10, tại TP.HCM, Bộ Y tế tổ chức hội nghị nâng cao chất lượng trạm y tế (TYT) phường xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình dựa trên mô hình 26 TYT điểm của 8 tỉnh (phía nam 12 TYT của 4 tỉnh: TP.HCM, Long An, Lâm Đồng và Khánh Hòa).
PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết thống kê của Bộ Y tế cho thấy có đến 70% người bệnh đến bệnh viện là khám, chữa bệnh (KCB) các bệnh không lây nhiễm. Hiện nay các bệnh KLN như tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường..., ung thư... đang nổi lên.
Hiện tỉ lệ người bệnh tăng huyết áp không được phát hiện 56,9%; 43,1% người được phát hiện nhưng chỉ quản lý được 13,6%. Trong khi đó, hiện có 68,9% người được phát hiện bệnh đái tháo đường, chỉ có 31,1% người được phát hiện đái tháo đường nhưng có gần 29% người được quản lý điều trị.
Nguyên nhân làm các bệnh không lây nhiễm gia tăng là do con người dinh dưỡng không hợp lý, ít vận động thệ lực, lạm dụng thuốc lá, rượu bia và ô nhiễm môi trường.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng khi đi khảo sát bà thấy nhiều bệnh nhân vượt tuyến KCB chỉ KCB thông thường...
Thống kê của Bộ cho thấy có đến 35,4% bệnh nhân đến KCB ở tuyến T.Ư có thể điều trị được ở tuyến tỉnh, huyện và 20% có thể điều trị được ở tuyến huyện. 41,5% bệnh nhân đến KCB ở tuyến tỉnh có thể điều trị được ở tuyến huyện và 11% có thể điều trị được ở TYT xã.
Những loại bệnh mạn tính, bệnh nhẹ thì hoàn toàn có thể theo dõi, điều trị tại tuyến dưới nhưng vì sao bệnh nhân vẫn vượt tuyến?
Lý giải việc này, PGS-TS Lương Ngọc Khuê cho rằng mặc dù điều trị các bệnh không lây nhiễm ở các tuyến là tương đối giống nhau nhưng người bệnh thích đi khám, điều trị ở các bệnh viện (BV) tuyến T.Ư, tuyến cuối được sử dụng nhiều các dịch vụ cận lâm sàng, điều mày gây gia tăng chi phí, bội chi quỹ bảo hiểm y tế.
Mặt khác, kinh phí chi trả chệnh lệch nhiều trên một bệnh giữa các tuyến làm mất công bằng đối với người bệnh khi KCB các bệnh không lây nhiễm. Hậu quả là bệnh nhân xin chuyển tuyến, vượt tuyến về BV tuyến cuối gây nên tình trạng quá tải.
Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng quan điểm của ngành y tế thì TYT là tuyến mặt trận, nơi làm công tác dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Do vậy, Bộ trưởng chỉ đạo các tỉnh thực hiện đào tạo, tập huấn đảm bảo chuyên môn cho y bác sĩ TYT điểm, tăng cường nhân lực, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, thuốc, tài chính và công nghệ thông tin. Theo lãnh đạo Bộ Y tế, cần phải nâng uy tín, tay nghề của y bác sĩ TYT.
Bên cạnh đó là kết nối hệ thống Telemedicine 26 TYT điểm với các BV tuyến trên, Bộ Y tế nhằm quản lý, đào tạo từ xa. Bác sĩ 26 TYT này có thể tham gia hệ thống bằng điện thoại thông minh.
Tại Hội nghị, BV tuyến T.Ư, BV tuyến trên của TP.HCM đã ký cam kết tăng cường chuyển giao kỹ thuật, nâng cao năng lực KCB cho Sở Y tế, Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm y tế cho các tỉnh có TYT phường xã điểm.
Theo thanhnien
Ăn món cá nóc khoái khẩu, nhiều người suýt mất mạng Trong một chuyến đi biển, ngư dân bắt được 2kg cá nóc mang về chế biến rồi nhậu cùng bạn khiến cả 5 người phải nhập viện cấp cứu. Điều đáng nói đây không phải là vụ việc hi hữu. Cá nóc nếu không biết chế biến có thể gây chết người. Ảnh minh họa Nhập viện vì món nhậu ưa thích Ông...