Chưa bao giờ thấy “thỏa mãn” với chồng
8 năm làm vợ, tôi chưa bao giờ hài lòng về chuyện chăn gối với chồng nhưng lại không thể nói ra suy nghĩ của mình…
Tôi và chồng cưới nhau đến nay đã được hơn 8 năm, chúng tôi có 2 đứa con, một gái và một trai. Nhưng thú thực, 8 năm làm vợ, làm đàn bà, tôi chưa bao giờ cảm thấy hài lòng về chuyện chăn gối của vợ chồng mình.
8 năm làm vợ tôi chưa bao giờ cảm thấy thỏa mãn với chồng (Ảnh minh họa)
Chồng tôi là một người đàn ông khá nghiêm túc trong cuộc sống, và anh cũng nghiêm túc luôn trong chuyện chăn gối. Suốt 8 năm làm chồng, anh chỉ có một tư thế duy nhất khi quan hệ, đó là tư thế truyền thống. Và anh cũng chưa bao giờ làm cho tôi cảm thấy mãn nguyện với những gì anh thể hiện, nhưng đó cũng không phải là điều anh quan tâm, chưa bao giờ anh hỏi tôi cảm thấy như thế nào sau mỗi lần ân ái, còn tôi luôn cảm thấy sự hời hợt, nhạt nhẽo và vô vị từ anh.
Video đang HOT
Cảm giác này đã có từ khi chúng tôi mới cưới nhau, nhưng ngày ấy tôi chỉ nghĩ đơn giản chúng tôi cần thời gian để hòa hợp và tôi cứ chờ đợi sự thay đổi của chồng, nhưng 8 năm qua vẫn chỉ như vậy. Anh là người cho và tôi là người nhận, tôi chỉ nhận những gì anh có, anh mang đến, chứ tuyệt đối không được đòi hỏi.
Nhiều lần tôi muốn thổ lộ với chồng về suy nghĩ của mình, rồi lại ngại không dám nói. Bởi 8 năm sống với nhau, tôi hiểu chồng tôi không giống như những người đàn ông khác, anh chưa bao giờ cởi mở với vợ về chuyện chăn gối, và cũng không muốn nghe vợ nói về chuyện chăn gối.
Với anh tình dục là một điều gì đó xấu xa, không lành mạnh. Những người phụ nữ lúc nào cũng ham muốn, đòi hỏi về tình dục là những người phụ nữ hư hỏng, dâm tục.
Sợ anh đánh giá về nhân phẩm của mình qua những đòi hỏi về tình dục, nên suốt những năm qua tôi chỉ lẳng lặng đón nhận những gì chồng tôi ban phát, cố gắng kiềm chế ham muốn rất đời thường của một người đàn bà.
Có thể, nhiều độc giả sẽ giống như chồng tôi, cho rằng những người đàn bà giống như tôi là những người hư hỏng, còn tôi lại nghĩ khác, tình dục giống như một món quà tuyệt vời của cuộc sống, chứ nó không xấu xa, dung tục như nhiều người nghĩ.
Theo Đất Việt
Em chưa bao giờ thiếu nụ cười dù cuộc đời quá nghiệt ngã
Có lẽ trước lúc mất em cũng chẳng thể yên lòng bởi hai con còn quá nhỏ, mới hơn 3 tuổi, không cha giờ lại mất mẹ.
Ảnh minh họa
Sinh ra và lớn lên ở miền Trung nên tôi hiểu nỗi vất vả của người dân quê mình, vốn hiền lành chân chất. Dù sang thế kỉ 21 nhưng nhiều hủ tục quê tôi vẫn chưa thể bỏ. Việc một người phụ nữ mang thai trước hôn nhân ở làng quê thực sự là điều rất khủng khiếp, dư luận dòm ngó, lời xì xào bàn tán, bia miệng mà người đời hay nói cứ âm ỉ từng ngày.
Tôi biết em khi chúng tôi còn là học sinh cấp 2 trường huyện, nhà em đông anh chị em, gia đình lại khó khăn nên dù rất ham học em đành phải nhường suất học của mình cho các em vì cha mẹ không thể lo cho cả 4 con ăn học với vài sào ruộng cằn cỗi, lại không có nghề phụ như các nơi khác. 5 năm trước tôi nghe mẹ em nói em xa quê kiếm việc, vì mới tốt nghiệp cấp 2 và không có bằng cấp nên em chỉ xin được công việc dọn dẹp cho một nhà hàng nhỏ. Ngoài tiền trang trải, em cố chắt bóp tiền phụ giúp cha mẹ lo cho các em ăn học. Rồi trái tim em cũng rung động trước một người con trai và đem lòng yêu anh ta, nhưng cái mà em nhận được khi trót mang thai lại chính là thái độ khinh miệt và ghẻ lạnh từ hắn. Hắn lấy lý do hai người không hợp. Ai cũng khuyên em bỏ thai vì còn quá trẻ để làm mẹ, có thể làm lại tất cả, hạnh phúc chờ em ở phía trước. Cha mẹ em cũng từ bỏ hết sĩ diện của bản thân, năm lần bảy lượt ghé nhà anh ta để nói chuyện nhưng đáp lại tất cả là sự thờ ơ, chối bỏ trách nhiệm.
Tôi biết em chắc đã phải rất khổ tâm, vất vả khi đối diện với miệng người đời, cùng những lời dị nghị. Làm cha, làm mẹ, ai chẳng thương con, càng thương em hơn khi núm ruột mình đẻ ra chịu nhiều thiệt thòi. Một cô gái 20 tuổi ở thành phố còn ăn với chơi, nhiều người còn sống trong sự bao bọc của cha mẹ, hay ít ra họ còn dang dở bởi những ước mơ nơi giảng đường đại học, với em là việc trở về quê mặc cho sự ghẻ lạnh của người đời. Cha mẹ dù rất thương em nhưng như ở quê quan niệm "Con gái lỡ dở không được phép sinh ở nhà cha mẹ đẻ", quan niệm ấy như cái quy luật bất thành văn bao năm vẫn bủa vây lấy làng quê nghèo này. Em phải lao đầu vào cuộc sống mưu sinh, lo cơm áo gạo tiền, bỉm sữa. Khó khăn càng nâng lên gấp bội khi em sinh đôi.
Em sống trong ngôi nhà tuyền toàng, rách rưới nhưng tôi chẳng bao giờ thấy em than vãn, chỉ thấy nụ cười hạnh phúc của em mỗi khi con biết làm gì đó. Là bạn, tôi cũng muốn giúp em nhưng cũng lấy chồng xa, mỗi lần điện thoại về nghe em kể mà tôi càng thắt ruột, chỉ biết động viên em bằng tình cảm, còn vật chất cũng chưa giúp được gì nhiều. Tôi cũng là một người mẹ, hiểu được nỗi vất vả và tấm lòng của em dành cho con mình. Tôi những mong và hy vọng khi con em lớn khôn sẽ bù đắp lại tất cả những thiệt thòi em đã chịu đựng.
Vậy nhưng một lần nữa ông trời thật khéo trêu đùa trên số phận. Em phát hiện mình bị bệnh ung thư, lại ở giai đoạn cuối, một thời gian sau em mất. Có lẽ trước lúc mất em cũng chẳng thể yên lòng bởi hai con còn quá nhỏ, mới hơn 3 tuổi, không cha giờ lại mất mẹ. Rồi chúng sẽ sống sao đây? Ba tuổi, còn quá nhỏ để con em hiểu thế nào là nỗi đau mất mẹ? Hôm trước điện thoại về nhà, mẹ em nói rất nhiều về em, câu cuối cùng mẹ em kể về những lời nói của con em trước khi cúp máy làm tôi mãi ám ảnh: "Bà ơi, bà nói họ đừng chôn mẹ xuống đất, chuột ăn mất tay, mà sao mẹ ngủ lâu thế, mãi không dậy nấu cơm cho con". Cả ngày tôi không thể nào tập trung được, cứ mãi quanh quẩn về hình ảnh của em năm nào.
Càng đau đớn hơn khi chiều nay tôi vô tình đọc được bài viết về em trên trang Báo "Hai bé ba tuổi mồ côi mẹ trong túp lều tranh". Những gì bài viết đề cập tôi đã được nghe từ mẹ em nhưng sao nước mắt cứ tuôn ngay trong văn phòng làm việc. Tôi viết những dòng này như một nén hương thơm gửi tới em, cầu mong linh hồn em được yên nghỉ. Nếu ai đó đọc được dù ít dù nhiều hãy giúp đỡ con em vượt qua giai đoạn khó khăn này. Chân thành cảm ơn.
Theo VNE
Bà lão, em chưa bao giờ là quá khứ của anh Em và tình yêu chúng ta trong anh như bản nhạc không lời mà sâu lắng, như viên pha lê trong suốt cả cuộc đời này anh sẽ trân trọng, nâng niu. Anh vô tình đọc được bài viết "Hạnh phúc nhé, người cũ ơi" và biết đấy là em, bà lão. Biết bao tháng ngày hoang hoải qua anh nghĩ về em,...