Chưa bao giờ người Sài Gòn sợ mưa như lúc này
Đúng một tháng kể từ cơn mưa chiều 26-8, chiều 26-9, ngay giờ tan tầm, một cơn mưa “khủng” trút xuống làm người dân cả thành phố hàng chục triệu dân nhốn nháo.
Đường đường ngập, nhà nhà ngập, nhà người dân trong hẻm ngập đã đành; ngoài “đường cái” thênh thang. Bệnh viện, trường học, công sở, bến xe… ngập; lươn ngộp trườn lên mặt nước. Nhiều tòa nhà được xem là hiện đại bậc nhất Sài Thành, trong đó có tòa Bitexco cũng lênh láng nước.
Sân bay Tân Sơn Nhất lại cũng không ngoại lệ. Hơn chục chuyến bay không xuống được đành phải di chuyển và đáp ké xuống sân bay lân cận. Rất nhiều hành khách bị trễ chuyến bay cũng vì… ngập.
Thật ra chuyện Sài Gòn mưa là ngập, ngập toàn diện là chuyện không lạ, không mới và đã liên tục xảy ra trong nhiều năm nay. Có điều, đáng ngại nhất chính là xu hướng lần ngập sau lại sâu hơn… lần ngập trước.
Lực lượng Cảnh sát PCCC Bình Thạnh đang dùng bơm hút nước ở các tầng hầm đường Phan Xích Long. ẢnhPhạm Hữu
Người dân ở vùng trung tâm của thành phố được xem là “đầu tàu” của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giờ cứ như con nghiện – rất sợ nước. Sợ đến mức ám ảnh, mới thấy trời chuyển mây đen đã sợ.
Người dân Sài Gòn sợ ngập đến mức phải thốt lên những ý tưởng là lạ song rất hợp với phương châm “sống chung với ngập”. Trong cơn mưa chiều nay, tôi nghe nhiều người dân trú mưa ước có loại phương tiện “ xe máy xuồng”, tức bình thường thì là xe máy, khi đường ngập thì chiếc xe ấy chuyển thành xuồng.
Cũng trong cơn mưa, người dân đặt chỉ tiêu cho lãnh đạo và ngành chức năng thành phố rằng chẳng cần gì cao xa, chỉ cần tới năm 2020, giải quyết được nạn kẹt xe và ngập là xuất sắc lắm rồi.
Video đang HOT
Có người trong cơn sợ nhưng lại nghĩ “ngập là đặc sản của Sài Gòn”; hay “trước thì dân mền Tây, giờ thì dân Sài Gòn sống chung với lũ”; hoặc “đây là cơ hội để Sài Gòn kêu gọi đầu tư thủy điện”. Đâu đó, tôi nghe giọng người dân nhận xét chua xót: “Sài Gòn đâu có điểm đen bởi hễ mưa là nơi nào cũng ngập”.
Sài Gòn sau cơn mưa “khủng” chiều nay không ai thống kê được bao nhiêu xe máy, ô tô bị chìm trong nước; không ai thống kê bao nhiêu người lạnh run người do ngâm mình dưới nước cả mấy tiềng đồng hồ để chờ hết mưa, nước rút, và hết tắc đường.
Chuyện đi đứng, kinh doanh, đời sống của người dân bị xáo trộn, thiệt hại bao nhiêu cũng khó có thể thống kê. Chỉ biết rằng ai bước ra đường cũng bị ảnh hưởng, thiệt hại bởi ngập với đủ mức độ. Thương nhất là hàng ngàn người lao động vừa tan tầm đã phải dầm mưa, đón con, di chuyển vật vã, khổ sở từ trung tâm về nhà tận ngoại thành xa lắc trong cái lạnh.
Thông tin lúc 21h cùng ngày 26-9 mà chúng tôi có được từ một đơn vị chức năng của TP, đó là trận mưa chiều nay có lượng mưa lớn, đo được tại các trạm (quận 9, Gò Vấp, Tân Bình, Bình Thạnh) ở mức từ 103 – 135mm. Đây được xem là một trong những trận mưa lớn và diện rộng từ đầu mùa, gây ngập nghiêm trọng hơn 30 điểm.
Sài Gòn khi nào hết cảnh lần ngập sau sâu hơn lần ngập trước? Người dân Sài Gòn bao giờ cảm hứng trở lại với đặc điểm “chợt mưa chợt nắng” chưa xa đã nhớ.
Câu hỏi thật không dễ trả lời và có lẽ “ông trời” cũng chưa thể biết!
Theo Thái Bình
Công an nhân dân
Gần 1.400 ô tô, xe máy bị nhấn chìm trong trận mưa "lịch sử"
Trong đêm 26 và sáng 27/9, lực lượng Cảnh sát PCCC TPHCM đã có mặt tại 44 điểm ngập úng để thực hiện việc bơm hút nước, ứng cứu hơn 100 phương tiện ô tô và gần 1.300 xe gắn máy bị nước nhấn chìm.
Chiều 27/9, Cảnh sát PCCC TPHCM đã có thông tin đánh giá sơ bộ về công tác ứng cứu sau cơn mưa gây ngập lịch sử ở TPHCM vào chiều tối 26/9.
Đại tá Lê Tấn Bửu - Giám đốc Cảnh sát PCCC TPHCM cho biết, ngay khi nhận tin báo về các điểm ngập cần ứng cứu, lực lượng Cảnh sát chữa cháy đã điều động 63 lượt xe cùng 381 cán bộ chiến sĩ và 70 máy bơm tham gia cứu hộ (hút nước chống ngập) tại 44 điểm xảy ra trên địa bàn thành phố.
Nhiều tuyến đường bị ngập sâu sau mưa lớn chiều 26/9
Các điểm ngập chủ yếu tập trung ở quận 7, Phú Nhuận, Thủ Đức, Tân Bình, quận 11....Trong đó có 21 điểm ngập úng tại tầng hầm các tòa nhà, cao ốc. Riêng nhà dân là 22 điểm, hầm chui 1 điểm.
Về thiệt hại, không có người chết và bị thương. Về tài sản, đánh giá sơ bộ có 114 xe ô tô, 1.228 xe máy bị ngập nước đã được lực lượng chức năng tiến hành bơm nước để cứu kịp thời.
Đến chiều 27/9, Cảnh sát PCCC thành phố vẫn tiếp tục hút nước để chống ngập tại 2 điểm là bãi xe trên đường Nguyễn Siêu (phường Bến Nghé, quận 1) và trường Cao đẳng Giao thông vận tải (quận Tân Phú).
Khó khăn trong công tác cứu hộ là do trời mưa lớn, ngập nhiều nơi, trên khắp các tuyến đường đều bị tình trạng kẹt xe nên gây nhiều khó khăn cho lực lượng PCCC tiếp cận hiện trường.
Liên quan đến trận mưa ngập,Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM cũng đã có những thống kê ban đầu về trận mưa lịch sử tối 26/9.
Hơn 1.200 xe máy bị nhấn chìm trong trận mưa ngập lịch sử
Cụ thể, số liệu cho thấy trời bắt đầu mưa lúc 16h45 và mở rộng khắp TP trong 1 tiếng 30 phút với vũ lượng phổ biến từ 101mm - 204,3mm, làm ngập 59 tuyến đường với chiều sâu ngập từ 10cm đến 50cm, diện tích ngập từ 100m2 đến 30.000m2.
Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM cho rằng, đây là trận mưa cực đoan, lớn nhất từ đầu năm, vượt xa tần suất thiết kế hệ thống thoát nước hiện nay. Theo đó, đối với tuyến cống cấp 2 vũ lượng mưa trong 1h30' ứng với chu kỳ 100 năm chỉ là 137,7mm. Đối với khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, thời gian mưa bắt đầu từ 16h30 đến 17h50, vũ lượng đạt 170,3mm (trạm đo Tân Sơn Hòa) do vậy đã xuất hiện ngập cục bộ tại bãi đậu số 11, 12, 13, 14, 15 với chiều sâu ngập 30cm, tuy nhiên khoảng 1h sau đó nước đã rút hết.
Lực lượng chữa cháy TPHCM có mặt bơm hút nước tại các điểm ngập
Đình Thảo
Theo Dantri
Dân Sài Gòn bất lực nhìn biển nước bao vây Đến 20h tối 26.9, hàng chục tuyến đường ở Sài Gòn vẫn còn ngập sâu, hàng ngàn người bị "chôn chân" trên đường nhiều giờ liền do ảnh hưởng của mưa lớn. Hàng ngàn người chôn chân hàng giờ trên đường do ngập nước Ghi nhận trên đường Lê Thúc Hoạch (quận Tân Phú) nước ngập gần 1m kéo dài gần 2km. Tất...