Chưa bao giờ có cuộc giải cứu lợn lịch sử như vậy
Con lợn không phải quả dưa, con cá để có thể mua bán một cách dễ dàng nhưng nhiều ngày qua, sau lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, một loạt các bộ ngành, doanh nghiệp, đơn vị cùng chung tay vào cuộc “giải cứu” thịt lợn xuống thấp lịch sử. Hiệu quả là giá lợn đã nhích lên từng ngày.
Điểm bán thịt lợn bình ổn giá tại TP. Biên Hòa (Đồng Nai) hút người tiêu dùng
Tại Đồng Nai, Sở Công Thương phối hợp cùng Sở NN-PTNT và Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai chính thức mở điểm bán thịt lợn bình ổn giá tại thành phố Biên Hòa. Sau 3 ngày, giá thu mua lợn hơi chính thức cho bà con nông dân đã được nâng lên mức 31.500 đồng/kg, cao hơn 1.500 đồng/kg với 3 ngày trước và tăng lên 4.000 – 6.000 đồng/kg so với trước khi mở quầy bình ổn. Với việc tăng giá mua thêm 1.500 đồng/kg, đội ngũ giết mổ, bán hàng tại cửa hàng chỉ còn lãi khoảng 500.000 đồng trên mỗi con lợn thay vì 1 triệu đồng/con.
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng căn cứ vào khả năng tài chính để có biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi và sản xuất thuốc thú y. Ngân hàng LienVietPostBank đã ngay lập tức có gói cho vay hỗ trợ. Cụ thể, Chủ tịch Hội đồng Quản trị LienVietPostBank đã ký Chỉ thị chỉ đạo LienVietPostBank sẽ dành gói cho vay ưu đãi 500 tỷ đồng cho các đối tượng là nông dân, nhà máy chế biến thịt lợn đông lạnh… với lãi suất ưu đãi thấp hơn 2%/năm so với lãi suất thị trường mà các đối tượng này đang vay vốn và thời hạn cho vay ưu đãi là 01 năm.
Khu chuồng lợn trước đây nuôi 30 con, sau khi bà con bán tháo chỉ còn lại mấy con
Nhiều doanh nghiệp đã không quản ngại những ngày nghỉ lễ, đến tận trang trại đang để thu mua lợn cho bà con, như công ty CP Lebio cam kết mua 40.000 con lợn với giá là 35.000 đồng. Ông Nguyễn Văn Thắng – chủ trang trại lợn ở xã Đô Nhân, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) như trút được gánh nặng khi công ty về thu mua 330 con lợn đầu tiên. Giá lợn xuống thấp, gia đình ông như ngồi trên lửa vì toàn bộ đất đai, nhà cửa đều đã đi cầm cố ngân hàng. Lợn không bán được đồng nghĩa ông cũng mất nhà, mất cửa. Mấy tháng nay ông Thắng cũng đã tìm mọi cách để bán lợn nhưng thương lái không mua, 1000 con lợn vẫn phải cho ăn hằng ngày. Ngoài thương lái, ông cũng chẳng biết trông cậy vào đâu. Ngày công ty về thu mua lợn, nhiều chủ trang trại xung quanh cũng đến tìm hiểu xem mình có đáp ứng được các điều kiện. Số lượng thu mua hiện nay vẫn chỉ mới được ít nhưng bà con chăn nuôi vẫn còn nhiều hy vọng.
Video đang HOT
Nhiều trang trại vẫn đang tình trạng nuôi lợn cầm cự
Nhiều cách thức khác nhau nhằm đưa thịt lợn tươi ngon từ người chăn nuôi tới tận tay người tiêu dùng đã thật sự mang lại hiệu quả tích cực. Ở xã An Hiệp, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình), chính quyền thôn, xã còn phát trên loa thông báo thời gian mổ lợn, hộ nào mổ lợn để bà con biết đến mua. Theo các hộ nuôi lợn, mỗi con lợn mổ ra, vẫn được giá từ 1 -1,5 triệu so với bán rẻ cho thương lái.
Hy vọng với sự chung tay của cả cộng đồng trong một thời gian ngắn nữa, thị trường sẽ trở lại bình ổn, người chăn nuôi có thể quay trở lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, nhìn lại “cơn đại nạn”, sự sẻ chia vẫn luôn luôn là những điểm sáng.
Theo Danviet
Đồng Nai: "Vỡ chuồng", thịt lợn tràn ra quốc lộ
Để cứu vãn tình thế thua lỗ tồi tệ, nhiều nông dân nuôi lợn đã tự mang lợn đi mổ rồi đem đi tiêu thụ.
Hai tuần nay, mỗi sáng, quốc lộ 20 đoạn từ chợ Gia Kiệm đến chợ Dốc Mơ (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) xuất hiện hàng chục sạp thịt lợn dã chiến. Đây là những sạp thịt lợn của chính người chăn nuôi do thua lỗ giá, hết tiền mua thức ăn cho lợn đã tự mang lợn đi mổ để bán ra thị trường.
Anh Nguyễn Văn Trung và sạp thịt lợn ven QL20 trước chợ Dốc Mơ (Thống Nhất, Đồng Nai).
Thịt lợn tràn ngập trên đường
Giá lợn rơt thê tham, chỉ còn từ 17.000 - 22.000 đồng/kg hơi khiến người chăn nuôi lỗ nặng từ 1 - 2 triệu đồng/con. Nợ chồng nợ, nhiều trang trại không còn khả năng mua thức ăn cho lợn, thậm chí buộc phải "treo chuồng".
Mới sáng sớm, vợ chồng anh Nguyễn Văn Trung đã khệ nệ bê thịt lợn ra bày bán trên lề QL20, trước mặt chợ Gia Kiệm. Anh Trung cho biết, việc tự mang lợn nuôi đi mổ bán như nỗi cam chịu vì đã bị dồn tới chân tường. "Khổ quá mới buộc phải làm vậy. "Sau những tháng cầm cự với giá lợn rớt liên tục, giờ gia đình tôi không còn đủ tiền để mua cám cho lợn ăn. Cả tuần nay, vợ chồng đành đem lợn đi mổ bán. Mỗi ngày bán được 2 con lợn với giá từ 25.000 - 35.000 đồng/kg. Tiền lời cũng chỉ bù thêm cho tiền cám hiện nay của cả đàn", anh Trung bùi ngùi. Hiện trại lợn của anh Trung còn hơn 100 con lợn thịt vẫn đang "tồn" cần bán gấp.
Cách đây 3km là chợ Dốc Mơ. Ở đây số nông dân tự mang lợn đi mổ bán còn nhiều gấp hai lần tại chợ Gia Kiệm. Cứ mỗi sạp thịt lợn là vợ chồng, anh chị em xúm xít vào "ra" thịt bán cho khách. Anh Lê Văn Khanh vừa bổ cái giò lợn to đùng vừa cười như mếu: "Chưa bao giờ thấy giá lợn rớt kỷ lục như hiện nay. Tôi đành phải ra chợ chặt thịt lợn cho vợ bán".
Theo anh Khanh, mỗi ngày hai vợ chồng anh cố lắm cũng chỉ bán xong con lợn nặng 1 tạ, lời vài trăm nghìn đồng. Hiện trại anh vẫn còn hơn 200 con lợn đang lúc xuất bán nhưng chẳng có thương lái đến mua dù giá rất thấp. Mỗi ngày, đàn lợn này ngốn của anh vài triệu đồng tiền cám.
Tương tự, những ngày này, dọc các tuyến đường đến các chợ xã Suối Nghệ, Bình Giã, Láng Lớn (huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu)... đâu đâu thấy cũng bày bán la liệt thịt lợn. Chỉ cần một tấm ni lông trải dưới đất, ngoài lề chợ hoặc bên vệ đường là có thể bán thịt lợn với giá rẻ từ 30.000 - 40.000 đồng/kg.
Khắp nơi là thịt lợn.
Không thể hết "giải cứu" chuối rồi đến lợn
Theo ông Nguyễn Thanh Hoàng - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thống Nhất (Đồng Nai), việc người nuôi lợn tự đem lợn đi mổ bán chỉ là giải pháp tình thế trong lúc khó khăn dồn dập. "Huyện còn 200.000 con lợn đến lúc xuất chuồng, việc chỉ bán lẻ vài ba con lợn mỗi ngày chỉ giúp nông dân đỡ đần chi phí thức ăn cho lợn, nên chính quyền cần có biện pháp đẩy nhanh tiêu thụ lợn cho dân", ông Hoàng thổ lộ.
Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai Huỳnh Thành Vinh cho biết, việc vừa qua tỉnh mở các điểm bán thịt lợn bình ổn giá là giải pháp để đẩy mạnh tiêu thụ thịt lợn nhằm hỗ trợ cho người trực tiếp chăn nuôi giảm lỗ, giúp người tiêu dùng mua được thịt lợn đúng với giá bán thực tế, mua được sản phẩm thịt an toàn; ngoài mục đích kích cầu còn có tác dụng cảnh báo người chăn nuôi phải sản xuất sản phẩm sạch.
Mới đây, tại Hội nghị đánh giá tình hình kinh tế - xã hội trong tháng 4.2017, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái cho rằng, ngoài việc tập trung xử lý trước mắt đẩy nhanh việc tiêu thụ thịt lợn cho người dân, các sở, ngành liên quan phải nhanh chóng tham mưu những giải pháp lâu dài để hỗ trợ nông dân, không thể để xảy ra tình trạng hết "giải cứu" chuối rồi đến "giải cứu" lợn như thời gian gần đây.
Trong khi đó, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã có văn bản chỉ đạo Sở Công thương kêu gọi, liên kết phối hợp với các cơ sở giết mổ, chế biến trong và ngoài tỉnh hỗ trợ mua lợn cho bà con nông dân; đồng thời vận động các bếp ăn tập thể, các căn tin trong công ty, DN, trường học, các đơn vị bộ đội hỗ trợ mua lợn giúp người chăn nuôi trong tỉnh.
Ông Nguyễn Lương Trai - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cho biết, hiện tại đơn vị đang đề xuất với UBND tỉnh đề nghị Sở Công thương cần có ý kiến với Bộ Công thương về kiểm soát thị trường để người tiêu dùng có thể mua sản phẩm từ lợn nhiều hơn hỗ trợ người chăn nuôi.
Chị Dương Thị Nhàn (thôn Phước An, xã Đá Bạc, huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) đóng một cái sạp nhỏ để trước nhà, mỗi ngày chị mổ 1 con lợn bán để vớt vát lại tiền cám. Chị cho biết, hiện tại chuồng còn 70 con lợn hiện đã quá lứa, mỗi con từ 80 - 100kg nhưng thương lái không mua. Trong khi đó nợ tiền cám ở đại lý, cộng với nợ vay vốn ngân hàng khiến cho gia đình chị không thể nào xoay sở kịp.
Theo Danviet
Đề nghị FAO kết nối, đàm phán với Trung Quốc về xuất khẩu lợn Từ tháng 12.2016, Bộ NNPTNT đã cử 2 đoàn công tác sang Trung Quốc làm việc với Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm và kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ) để thảo luận một số vấn đề nhằm thúc đẩy sản phẩm nông nghiệp giữa hai nước trong đó có sản phẩm lợn sống và thịt lợn đông lạnh xuất khẩu từ...