Chùa Bánh Xèo có một không hai ở Vũng Tàu
Bánh xèo chay là món ăn mà Ni viện Thiện Hòa (Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu) dùng để đãi khách và tên gọi của chùa cũng bắt đầu từ đó.
Chùa Bánh Xèo có tên chính thức là ni viện Thiện Hòa, nằm ở bên phải, sau Đại Tòng Lâm Tự, thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Để đến chùa Bánh Xèo du khách có thể đi bằng hai cách: hoặc vào cổng Đại Tòng Lâm rẽ phải, rồi rẽ trái chạy theo con đường nhỏ khoảng 800 m, ngang qua 6 tự viện đề bảng hiệu là: chùa Bảo Tịnh, tịnh thất Diệu Nghiêm, tịnh thất Long Nhiễu, thiền tự Hiện Quang, thiền viện Huệ Chiếu và tu viện Viên Thông, cuối cùng là ni viện Thiện Hòa. Đường này nhỏ, chủ yếu dành cho là xe 15 chỗ trở xuống.
Hoặc chạy qua khỏi cổng Đại Tòng Lâm, ngay bên hông có một con đường rộng với tấm bảng đề Trường Phật học Đại Tòng Lâm, rẽ vào đi đến cuối đường rẽ phải thì đến ni viện Thiện Hòa. Xe khách 40 – 50 chỗ có thể vào theo đường này.
Thuở ban đầu ni viện Thiện Hòa chỉ là một am nhỏ được dựng lên vào năm 1989. Đến năm 1990, hòa thượng Thích Thiện Hòa cho xây dựng thành ni viện làm nơi tu hành cho các ni cô. Ni viện dù được xây dựng quy mô nhưng vẫn mang nét cổ kính của ngôi chùa Việt. Hiện nay, nơi này còn là trường trung cấp Phật học Đại Tòng Lâm.
Ni sư trụ trì chùa, pháp danh là Thích nữ Như Như, từ kinh nghiệm phục vụ món bún riêu chay của tu viện Phước Hải rất được khách thập phương ưa chuộng, đã nghĩ ra ý tưởng chọn bánh xèo chay để đãi khách khi đến ni viện Thiện Hòa.
Bột dùng để làm bánh thì ngày nào chùa cũng xay sẵn, và rau trồng trong vườn. Còn những thứ khác như củ sắn, cà rốt, mì căn, dầu ăn thì do các Phật tử có điều kiện ủng hộ. Tiếng lành đồn xa, trong những năm gần đây khách hành hương tìm đến ngày càng nhiều và tên gọi “chùa bánh xèo” cũng xuất phát từ đó.
Video đang HOT
Ngoài món chính là bánh xèo, chùa còn phục vụ những món ăn khác như bún chay, bánh tét chay, cơm chay, hay bắp rang. Nhà ăn (Thanh Lạc Trai) ở đây rất sạch sẽ, thoáng mát với các dãy bàn tròn làm bằng inox. Có lẽ do nơi đây cũng là khu nội trú của hơn 200 ni sinh trường trung cấp phật học nên mọi thứ đều rất quy củ. Ngoài công việc chính là tu học, các ni sinh còn tham gia vào việc làm bánh xèo đãi khách, sản xuất tương, chao để bán cho khách hành hương.
Tết năm nay nếu có dịp đến Vũng Tàu, khi quay về bạn có thể ghé vào chùa Bánh Xèo. Trước là lễ Phật, viếng cảnh chùa, sau nữa là thưởng thức món bánh xèo chay độc đáo của nhà chùa.
Theo VNExpress
Viếng thăm ni viện Thiện Hòa và thưởng thức món "bánh xèo" nức danh
Ni viện Thiện Hòa vẫn được mọi người quen gọi với cái tên giản dị là chùa Bánh xèo, tên gọi này xuất phát từ việc chùa dùng bánh xèo chay để thiết đãi du khách.
Chùa Bánh Xèo tọa lạc ở bên phải, sau Đại Tòng Lâm Tự, thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nằm bên trái quốc lộ 51 hướng đi Vũng Tàu, cách TP.HCM khoảng 70km.
Lúc đầu, nơi đây chỉ là một am nhỏ được dựng lên vào năm 1989. Sau đó, vào năm 1990, hòa thượng Thích Thiện Hòa cho xây dựng thành ni viện làm nơi tu hành cho các ni cô. Ngày nay, nơi này còn là trường trung cấp Phật học Đại Tòng Lâm.
Cổng ni viện Thiện Hòa (chùa Bánh Xèo)
Chùa bánh Xèo được xây dựng quy mô nhưng vẫn mang đậm dáng vẻ cổ kính của ngôi chùa Việt Nam. Nếu bạn thích ngoạn cảnh, chụp hình thì khung cảnh nơi đây cũng thật tuyệt vời và lý tưởng.
Chùa được xây dựng quy mô nhưng vẫn mang dáng vẻ cổ kính, linh thiêng
Gian chiính điện của chùa Bánh Xèo
Vườn tượng Quan Thế Âm Bồ Tát
Quang cảnh thanh tịnh trong vườn Lâm Tỳ Ni của chùa Bánh Xèo
Sau khi lễ Phật xong ở chánh điện, du khách sẽ vô cùng thích thú khi được thưởng thức món bánh xèo chay ngon nức tiếng tại khu nhà ăn rộng rãi với 4 dãy bàn, cùng lúc có thể phục vụ hàng trăm người. Mỗi ngày dịp đầu xuân, chùa phải sử dụng đến hơn 1 tấn bột làm bánh xèo để tiếp đãi du khách.
Du khách thưởng thức các món chay tại Thanh Lạc Trai, ngay sau cổng chùa
Khách viếng thăm háo hức nhận những chiếc bánh xèo chay từ ni cô
Nguyên liệu để làm bánh cũng từ những thực phẩm chùa trồng được. Bột bánh xèo thì ngày nào chùa cũng xay sẵn, rau trồng quanh vườn chỉ cần hái vào rửa sạch. Còn những thứ khác như củ sắn, cà rốt, mì căn, dầu ăn thì do các Phật tử có điều kiện ủng hộ. Tiếng lành đồn xa, món bánh xèo nức tiếng đã thu hút khách hành hương tìm đến ngày càng nhiều và tên gọi "chùa Bánh Xèo" cũng xuất phát từ đó.
Bánh xèo được chế biến từ những nguyên liệu sẵn có trong chùa trồng được
Ngoài món chính là bánh xèo, chùa còn thiết đãi du khách nhiều món ngon khác như: bún chay, cơm chay, bắp rang, bánh tét chay... Món nào cũng ngon, cũng hấp dẫn du khách.
Khu nhà ăn ở đây rất sạch sẽ, nơi phát thức ăn tươm tất. Điều đáng nói ở đây là dù hàng ngày phải tiếp đón hàng trăm ngàn lượt du khách nhưng thái độ của người phục vụ vẫn luôn thân thiện và nhiệt tình.
Khu phát món quẩy bún
Những món chay đẹp mắt vô cùng hấp dẫn
Đặc biệt nhất, khách đến dùng bữa ở đây tất cả đều miễn phí và ăn bao nhiêu cũng được, có cúng dường hay không tùy hỷ, chùa đều hoan hỉ tiếp đón. Giống hệt như bạn đang đi ăn buffet tại một nhà hàng, tự động lấy chén đĩa, muốn thưởng thức món nào thì đến quầy đó để nhận thức ăn.
Bữa cơm chay đầy đủ mọi món
Mọi người ai nấy đều ăn rất ngon miệng
Nếu có dịp đến Vũng Tàu, du khách nên ghé qua ngôi chùa Bánh Xèo này. Trước là để lễ Phật, viếng cảnh chùa, sau nữa là để thưởng thức món bánh xèo chay độc đáo của nhà chùa.
Theo BĐT Gia Đình VN
Những địa điểm du lịch Tết cho người Sài Gòn Du khách có thể tham khảo những địa điểm này cho chuyến du lịch Tết của mình. Các bãi biển quanh Sài Gòn Cách trung tâm thành phố Sài Gòn khoảng 100 - 120km, đường xá khá dễ đi, du khách có thể tìm được khoảng 7 bãi biển vô cùng đẹp và thú vị, tiêu biểu như: Cần Giờ, Tân Thành, Thới...