Chùa Bà Đanh – Ngôi chùa thiêng thờ Tứ Pháp gắn với truyền thuyết Phật mẫu Man Nương
Chùa Bà Đanh tọa lạc trên diện tích 10ha nằm ở thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Chùa dựa lưng vào núi Ngọc, quay mặt hướng Nam, ba phía được con sông Đáy hiền hòa ôm trọn. Địa thế đẹp, cảnh quan sơn thủy hữu tình càng tôn thêm vẻ linh thiêng, huyền bí của ngôi chùa.
Tượng Bà Đanh – tức Đại Thánh Pháp Vũ Tôn Phật ở chùa Bà Đanh
Vì sao có câu thành ngữ “Vắng như chùa bà Đanh”?
Chùa Bà Đanh và Núi Ngọc nằm về phía Đông Nam xã Ngọc Sơn. Ba mặt khu di tích này có dòng sông Đáy bao quanh. Trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 khu vực chùa Bà Đanh nằm tách ra xa khu dân cư. Tại đây cây cối um tùm nên vắng người qua lại. Mỗi khi dân làng có việc phải lên chùa vào buổi tối lại phải đốt đuốc và gõ chiêng gõ trống để xua đuổi thú dữ. Chính vì vậy dân gian truyền tụng câu: “Vắng như chùa Bà Đanh”.
Trong nhà thượng đường của chùa Bà Đanh hiện thờ nhiều tượng như tượng Tam thế, tượng Ngọc Hoàng và thái thượng Lão Quân, tượng Bà Chúa Đanh. Pho tượng Bà Đanh là một trung tâm của chùa. Tượng được tạc theo tư thế toạ thiền trên chiếc ngai đen bóng (chứ không phải là toà sen), với khuôn mặt đẹp, hiền từ, đầy nữ tính, gần gũi và thân thiết, chứ không có dáng vẻ siêu thoát, thần bí như các tượng Phật khác.
Quang cảnh chùa Bà Đanh
Chùa Bà Đanh cũng như nhiều chùa khác ở miền Bắc trong điện thờ còn có nhiều tượng Phật và tượng Bồ Tát. Ngoài ra, trong chùa còn có tượng của Đạo giáo như: Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu và các tượng Tam Phủ, Tứ Phủ của tín ngưỡng dân gian.
Nối giữa chùa Bà Đanh và núi Ngọc là một bãi rộng trồng cây lưu niên, chủ yếu là vải thiều, nhãn, tùy thời vụ có xen cả ngô lúa. Nằm hoàn toàn biệt lập với khu dân cư, trên núi, dưới sông, gần đền, gần chùa, núi Ngọc quả là một thắng cảnh của đất Kim Bảng, một địa điểm du lịch đầy hấp dẫn.
Năm 1994, Chùa Bà Đanh đã được Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Nhiều năm nay, người ta đã không còn thấy cảnh vắng vẻ, hiu quạnh ở ngôi chùa này, câu “vắng như chùa bà Đanh” trước đây giờ đã được cải biên thành: “Ngày xưa vắng ngắt vắng ngơ/ Bây giờ tấp nập như chùa Bà Đanh”.
Ngôi chùa gắn với truyền thuyết Ph ật mẫu Man Nương
Chùa còn thờ Tứ Pháp – một sản phẩm tôn giáo hoàn toàn mang tính chất bản địa. Căn cứ vào ngọc phả và truyền thuyết còn truyền tụng trong nhân dân thì lịch sử nhân vật được thờ như sau:
Vào thế kỉ thứ II ở Mãn Xá, huyện Siêu Loại, Thuận Thành (Bắc Ninh) có gia đình ông Tu Định hay làm việc thiện nhưng khó về đường con cái, sau vì thành kính cúng lễ ở chùa nên sinh được một người con gái, đặt tên là Man Nương. Nàng là một phụ nữ tính rất ôn hòa, không thích lấy chồng chỉ thích tuần nhật niệm phật cầu kinh.
Tứ Pháp là danh từ để chỉ các Phật, Bồ Tát được dân gian coi như các nữ thần trong tín ngưỡng Việt Nam gồm: Mây-Mưa-Sấm-Chớp, đại diện cho các hiện tượng tự nhiên có vai trò quan trọng trong xã hội nông nghiệp.
Sau này khi Phật giáo vào Việt Nam thì xuất hiện tín ngưỡng Tứ Pháp với truyền thuyết về Phật mẫu Man Nương.
Đến năm 18 tuổi khi nghe tin có một vị cao tăng tên là Khâu Đà La tu hành tại chùa Linh Quang thuộc đất Tiên Du, nàng liền xin cha mẹ cho tới chùa để học đạo.
Khâu Đà La vốn tâm từ bi liền nhận Man Nương vào học, gặp khi tiết hạ, sứ các nơi tập trung về ăn chay học pháp, nàng lo việc cơm nước sớm chiều.
Một hôm, đang đêm sư phụ khó ở, bèn gọi Man Nương đến thuốc thang. Nàng làm việc mệt quá ngủ quên ngay trước cửa phòng mà không biết. Dưới trăng sáng, Khâu Đà La vô tình bước qua người nàng.
Từ đó Man Nương có thai rồi sinh ra một khối đá tỏa ánh hào quang rực rỡ. Man Nương đem khối đá đó đến chùa Linh Quang gửi nhà sư. Sư phụ không chút chối từ cầm lấy khối đá đó rồi cho nàng về chùa Phúc Nghiêm tu hành như cũ. Một ngày kia Khâu Đà La mang khối đá đó đến một gốc cây đa lớn khấn rằng: “Kẻ tu hành này vốn vô tâm sao phải chịu nỗi oan này”. Khâu Đà La vừa nói dứt, cây đa nứt ra một chỗ, nhà sư bỏ khối đá vào đó thì vật nứt biến mất.
Video đang HOT
Hơn mười năm sau, tự nhiên có một trận gió lớn làm đổ cây đa rồi quẳng ra sông. Cây đa trôi về đất Cổ Châu thì dừng, thuyền bè qua lại vô ý chạm phải đều mang tai vạ, Cao tăng, lực sĩ trong làng được phái đến để kéo cây nhưng không nổi.
Quang cảnh nên thơ sơn thủy hữu tình, trên bến dưới thuyền sơn thủy hữu tình ở Khu di tích chùa Bà Đanh, núi Ngọc
Kỳ lạ thay, khi nàng Man Nương đến tắm ở đoạn sông ấy, cây gỗ bỗng rập rình như con nhìn thấy mẹ. Man Nương ném dải yếm ra thì lập tức cây trôi vào ngay. Vì vậy Man Nương đã được phong làm hậu thần của chùa ấy.
Một buổi trưa, nhà sư tụng kinh xong đi nghỉ. Còn đang mơ thì thấy có một vị thiên thần và bốn người đến trước mặt lạy tạ mà nói rằng: Chúng tôi là Tứ Pháp đã có tám chữ nét son ở trong cây gỗ, xin tạc thành tượng để thờ. Khâu Đà La từ khi thoát khỏi lụy trần, một hôm cho gọi Man Nương lại truyền cho câu thần chú để cầu mưa rất hiệu nghiệm.
Từ đó khi gặp trời khô hạn, Man Nương lễ phật niệm chú. Nhờ vậy, mưa thuận gió hòa, lúa má tươi tốt, mùa màng bội thu. Man Nương thọ 80 tuổi, mất tại chùa Phúc Nghiêm. Từ đó, cứ đến ngày mồng 8 tháng 4 nhân dân Cổ Châu cũng như các nơi lại tổ chức làm lễ bái tổ.
Việc thờ thần ở chùa Bà Đanh cũng gắn liền với một truyền thuyết ở địa phương như sau: Trước đây ở vùng này luôn gặp mưa to gió lớn nên việc sản xuất rất khó khăn, mùa màng thất thu, thiếu đói kéo dài. Vào một ngày kia cả làng xôn xao việc thánh nhân báo mộng cho một cụ già trong làng rằng có một người con gái rất trẻ, xinh đẹp, đoan trang, khuôn mặt phúc hậu với vầng trán và đôi mắt thông minh truyền rằng: “Ta được thần cho về đây trông nom và chỉ bảo dân làng làm ăn”.
Vì vậy, dân làng họp bàn lập chùa thờ bà. Các cố lão chọn khu rừng đầu làng làm nơi dựng chùa. Nơi ấy bấy giờ là một vạt rừng rậm rạp có nhiều cây cổ thụ, sát bờ sông là một hòn núi nhỏ nhô mình ra mặt nước, trong rừng rộn rã tiếng chim, quang cảnh thật là thần tiên.
Ngôi chùa ban đầu được xây dựng tranh tre nứa lá đơn sơ, đến năm Vĩnh Trị, đời Lê Hy Tông (1676-1680), khu rừng mới được mở mang quang đãng để xây chùa lại cho khang trang. Khu vực này cấm người dân làm nhà ở nên cảnh chùa càng thêm trang nghiêm, vắng vẻ.
Ngôi chùa nằm giữa đồi cây lâu năm quanh năm bóng mát, ba mặt là con sông Đáy bao quanh
Ngôi chùa được xây dựng ít lâu thì có một cây mít cổ thụ ở quanh chùa bỗng dưng bị gió to quật đổ. Dân làng đã đẵn lấy gỗ để tìm thợ giỏi về tạc tượng thờ trong chùa. Bỗng nhiên có một khách thập phương tìm đến chùa nói rằng mình làm nghề tạc tượng và được báo mộng đến đây. Người khách tả hình dáng và dung nhan người con gái đã báo mộng thì thấy giống hệt vị thần đã báo mộng cho cụ già trong làng.
Năm ấy gặp mùa mưa lũ, nước sông dâng cao, tạc tượng gần xong thì dưới bến nước trước chùa có vật lạ, nửa nổi, nửa chìm, không trôi theo dòng nước, đẩy ra mấy lần lại thấy trôi trở lại. Thấy chuyện lạ, dân làng vớt lên xem thì hoá ra đó là một cái ngai bằng gỗ bèn rước ngay vào chùa.
Thật lạ lùng, pho tượng tạc xong thì đặt vừa khít vào ngai. Từ đó trong vùng mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, tiếng đồn Thánh Bà Bảo Sơn linh ứng lan truyền khắp nơi, khách thập phương về lễ rất đông. Những người làm nghề sông nước xuôi ngược qua đoạn sông này gặp mùa lũ đều lên chùa thắp hương cầu mong yên ổn.
Theo các nhà nghiên cứu, truyền thuyết về chùa Bà Đanh có đôi nét gần gũi với truyền thuyết Phật mẫu Man Nương, ở những chi tiết như cây gỗ trôi sông (Truyện Man Nương) và ngai gỗ trôi sông (truyền thuyết về Bà Đanh). Ở bản chất của vị thần cả hai nơi thờ đều là nữ thần nông nghiệp – vị thần làm nhiệm vụ điều hành thiên nhiên, tạo ra thời tiết thuận lợi phục vụ cho nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, vị thần này nằm trong hệ thống Tứ Pháp được thờ khá phổ biến ở các làng quê miền Bắc Việt Nam.
Thiện Tâm
Theo Xa lộ pháp luật
Thành phố đáng sống nhất Việt Nam qua lăng kính nhà báo New York Times
Giữa thời tiết mưa bão, cây bút của 52 Places Traveler bỏ qua các bãi biển nổi tiếng Đà Nẵng để thưởng thức ẩm thức đường phố và sự sôi động ở điểm đến đang phát triển nhanh chóng.
Cây viết Sebastian Modak tới thăm mỗi điểm đến trong danh sách 52 Places to Go in 2019 (tạm dịch: 52 nơi phải đến năm 2019). Đà Nẵng - thành phố được mệnh danh là đáng sống nhất của Việt Nam đã để lại những ấn tượng mạnh. Zing.vn chuyển ngữ bài viết của Sebastian Modak đăng trên New York Times ngày 3/12:
Vẫn còn hai giờ nữa cho đến khi Mặt Trời lặn và tôi chuẩn bị có bữa ăn thứ năm trong ngày. Những đám mây thấp, dày đặc treo trên thành phố Đà Nẵng đã trút những cơn mưa từ sáng, rửa sạch kế hoạch của tôi cho chuyến đi trong ngày vào vùng nông thôn xuống máng xối ngày thứ ba liên tiếp.
Cầm chiếc ô tơi tả sau cơn bão đầu tiên, tôi lao vào giữa những mái hiên che vỉa hè thành phố. Các dòng chữ in đậm, sáng được trang trí bằng các dấu phụ biểu thị thanh âm trong tiếng Việt quảng cáo các món ăn được bày bán.
Đà Nẵng nổi tiếng với hải sản, được phục vụ tươi ngon trong các nhà hàng lớn ngoài trời cách bãi biển vài bước chân.
Ướt đẫm mình, tôi lao vào một nhà hàng không vì lý do nào khác ngoài việc nó rất đông khách. Ngay mặt tiền, chỉ sau màn mưa, một phụ nữ đang húp bát mì trắng với nước dùng trong vắt.
Tôi ngồi ở bàn chung với suất bun cha ca, món bún với bánh cá đặc. Xung quanh tôi là bầu không khí náo nhiệt mà tôi ao ước, như thể thành phố là một sinh vật và tôi đang nhìn nó dưới kính hiển vi.
Các gia đình cười lớn, các cặp đôi chụp ảnh thức ăn và chụp ảnh nhau. Người đàn ông ngồi cạnh tôi, cũng một mình, đẩy một đĩa ớt tươi xắt nhỏ về phía tôi và ra hiệu để tôi cho vào bát của mình. Tôi uống cạn lon bia 1 USD và gọi món khác. Tôi đang nghĩ có nên ăn bát "bun cha ca" (bún chả cá) thứ hai không nhưng tự kiềm lại. Còn nhiều thứ khác để ăn.
Đà Nẵng, thành phố lớn nhất miền Trung Việt Nam, nằm trong danh sách năm nay của 52 Địa điểm Nên đến chủ yếu vì những bãi biển xinh đẹp. Cần cẩu lấp đầy bầu trời dọc theo bãi biển dài 30 km và các khu nghỉ dưỡng mới lấp lánh cạnh tranh với các nhà hàng hải sản và quán bar cho các khu bất động sản hàng đầu.
Đà Nẵng, thành phố khoảng 1 triệu người, từ lâu đã trở thành điểm dừng chân cho du khách hướng đến những con đường đầy đèn lồng của Hội An hay cố đô Huế, hai Di sản Thế giới của UNESCO.
Quân đội Mỹ đổ bộ vào Việt Nam trên các bãi biển Đà Nẵng vào năm 1965. Thành phố trở thành nơi để lính Mỹ trú chân giữa các nhiệm vụ cho đến khi trở về tay chính phủ Việt Nam vào năm 1975.
Các bãi biển hoang sơ dọc theo bờ biển Đà Nẵng và là điểm bán hàng chính của thành phố.
Tôi chỉ có một buổi chiều trên một trong những bãi biển cát trắng khổng lồ của thành phố, Non Nuoc. Kế hoạch bãi biển của tôi bị trật bánh bởi mùa mưa và cơn bão đổ bộ những nơi khác của đất nước khi tôi ở đó.
Trong cả tuần, bầu trời hầu như giữ màu xám xịt. Người lái xe máy ở khắp nơi mặc những chiếc áo mưa đầy màu sắc khi họ phóng xe trên các con đường lớn của thành phố, bắn nước lên những người đi bộ như tôi. Nhưng thời tiết này hóa ra là một cơ hội. Điều tuyệt vời về các nhà hàng? Họ có mái nhà.
Mặc dù thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội xứng đáng nhận được nhiều giải thưởng khi nói đến ẩm thực đường phố, Đà Nẵng không hề kém cạnh. Đi dọc con hẻm dẫn đến căn hộ của tôi, tôi không thể đi năm bước mà không va phải hàng ăn nào đó.
Vị trí địa lý Đà Nẵng, ở giữa bờ biển trải dài của Việt Nam, có nghĩa là ẩm thực đường phố ở đây có một chút của tất cả mọi thứ từ khắp đất nước.
Dĩ nhiên, có những món ăn đặc trưng quốc gia và vị trí địa lý của Đà Nẵng có nghĩa là nó có được một chút của tất cả mọi thứ. Các quán phở thường bao gồm gợi ý về nguồn gốc xuất xứ trong tên gọi - các nhà hàng với chữ "bắc" hoặc "Hanoi" trong biển hiệu gợi lên chất lượng của nước dùng; các quán miền Nam, với các tham chiếu đến thành phố Hồ Chí Minh trong tên gọi, cung cấp một cái gì đó hơi ngọt ngào và gay gắt.
Tôi ăn bánh mì hàng ngày, những chiếc bánh mì giòn rụm chứa một loạt các loại thịt và rau tươi khác nhau, bằng chứng sống cho thấy đôi khi người bản địa có thể lấy công cụ của bên thực dân và làm cho chúng ngon hơn. Trung bình, mỗi bữa ăn có giá khoảng 50.000 đồng Việt Nam - hoặc 2 USD.
Lấp đầy không gian giữa các nhà hàng là các quán cà phê. Bất cứ lúc nào trong ngày, đám đông tràn ra đường, cúi mình trên những chiếc ghế nhựa cỡ trẻ em, hút thuốc lá và nhấm nháp cà phê Việt Nam được làm ngọt bằng sữa đặc, một di sản lịch sử khác: cà phê từ Pháp, sữa đặc vì thời đó thiếu sữa tươi.
Đà Nẵng cũng có những món ăn đặc trưng của riêng mình, chúng vẫy gọi tôi nhiệt tình nhất. Niềm tự hào và niềm vui của thành phố là "mi quang" (mì Quảng) - mì gạo trong nước dùng xương màu nghệ ấm nóng và phủ thịt lợn nướng, thịt gà hoặc tôm đỏ tươi cỡ nhỏ.
Tôi trở lại My Quang Ba Mua hai lần - một lần vào buổi sáng và một lần nữa vào buổi chiều muộn để tìm hiểu các món khác nhau. Nước dùng buổi sáng đặc hơn - cung cấp dinh dưỡng mà bạn cần trong ngày - và buổi chiều, loại loãng hơn đem lại cảm giác như bữa ăn nhẹ.
Đặc sản chính của Đà Nẵng là hải sản. Một chuỗi nhà hàng dường như không bao giờ kết thúc ở phía đông của thành phố, ngay bên kia sông Hàn, phục vụ bạch tuộc, cua, nghêu, mực, tôm và cá nấu trong nước sốt tinh tế của tỏi, me, ớt và sả. Tất cả bữa ăn đi kèm món bổ sung tùy chọn.
Việt Nam là vùng đất của gia vị nhưng tôi thấy mình liên tục bị thu hút bởi những thứ đơn giản nhất: một bát muối nhỏ, hạt tiêu, ớt cắt nhỏ và nước chanh tự ép.
Nổi ngoài khơi ngay bên ngoài trung tâm Đà Nẵng, những chiếc thuyền đánh cá gợi lên quá khứ của thành phố đang bùng nổ.
16 năm trước, Tran Tuan mở quán ăn phục vụ các món địa phương truyền thống mà anh học được từ mẹ mình. Hiện tại, Tuan phụ trách một đế chế đang phát triển, với bốn chi nhánh của nhà hàng Am Thuc Tran ở Đà Nẵng và có kế hoạch mở rộng sang các thành phố khác của Việt Nam. Món thu hút nhất? Lát thịt lợn mỏng như giấy đi kèm hai lớp mỡ trắng sáng bóng, được xếp vào cuộn bánh tráng cùng đủ loại thảo mộc tươi, đem lại cảm giác như mùa xuân.
"Ngày mai hãy gọi cho tôi - Tôi sẽ chăm sóc anh", Tuan nói với tôi sau mỗi cuộc gặp. Vào đêm gần cuối, tôi đã đến bữa tiệc sinh nhật mà anh tổ chức cho nhóm nhân viên của mình. Trong hơn ba giờ, chúng tôi uống bia thỏa thích trong khi thưởng thức những đĩa sườn nướng và ếch chiên.
Trong khoảnh khắc hiếm hoi khi mọi người đang ca hát, uống bia và chơi trò chơi, Tuan nói với tôi điều làm cho món ăn ở Đà Nẵng trở nên đặc biệt.
"Đó là nguyên liệu tươi ngon. Người dân Đà Nẵng sẽ không ăn trừ khi nó tươi nhất có thể", anh nói.
Cầu Rồng Đà Nẵng phun lửa thật vào mỗi tối thứ bảy và chủ nhật.
Khi tôi hỏi mọi người rằng Đà Nẵng có thay đổi trong những năm qua không, phản ứng phổ biến là tròn mắt như thể "tôi không biết". Tôi được kể rằng vào những năm 1960, chỉ có một cây cầu bắc qua sông Hàn, nối một bên của Đà Nẵng với bên kia. Ngày nay, có sáu cây cầu, trong đó có một cây cầu có hình rồng vàng phun ra lửa và sương mù thực sự vào mỗi tối thứ bảy và chủ nhật.
Đầu những năm 2000, nền kinh tế Đà Nẵng tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với mức trung bình quốc gia, ở mức hơn 11% một năm và ngay cả trong thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu, tăng trưởng kinh tế vẫn dao động ở mức hai con số.
Nỗ lực của chính phủ để biến thành phố thành trung tâm khu vực từ chỗ đất trống đã tạo ra một thành phố sạch sẽ, có tổ chức, nơi các đại lộ rộng rãi, giao thông thuận tiện và không khí dễ thở.
Sau khi trời tối, các quán bar và cây cầu sáng lên giống như ở Vegas, biến thành phố từ thiên đường bên bờ biển thành ảo mộng viễn tưởng.
Là một người dành nhiều năm tạo lập của mình - và tình yêu - ở Đông Nam Á, "đáng sống" không phải là từ đầu tiên mà tôi thường sử dụng để mô tả nhiều thành phố trong khu vực. Đà Nẵng giống như một ngoại lệ.
Bán đảo Sơn Trà cung cấp tầm nhìn toàn cảnh thành phố và dòng sông chảy qua nó.
Mặc dù thiếu một chút sôi động của Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng bù đắp cho nó với những ngọn núi, dòng sông và đại dương, tất cả chỉ là một chuyến đi ngắn từ trung tâm thành phố. Dãy núi Ngũ Hành cao chót vót và đèo Hải Vân phủ đầy sương mù đều là những điểm đến trong ngày phổ biến đối với khách du lịch, nhưng vì trời mưa nên tôi phải từ bỏ cả hai.
Tuy nhiên, khi Mặt Trời ló rạng trong một buổi chiều, tôi biết rằng mình phải tận dụng nó, và vì vậy tôi đã thuê một chiếc xe máy. Đây không phải là việc dễ dàng đối với tôi. Tôi sợ những chiếc xe hai bánh có động cơ kể từ khi bị xe máy đâm ở Jakarta năm 13 tuổi, khiến tôi bị gãy cổ và sọ. Nhưng du lịch luôn đẩy tôi vượt xa những gì tôi nghĩ là giới hạn của mình.
Một khi bạn hiểu các quy tắc để sinh tồn trên hai bánh xe ở Việt Nam, mọi thứ trở nên dễ dàng và thậm chí thú vị hơn. Giao thông có logic riêng của nó, biển xe máy biến con đường hai làn thành khoảng 14 làn. Chìa khóa là theo dòng chảy và quy tắc lớn nhất: đừng thay đổi chuyển động đột ngột. Chỉ sau vài phút hoảng loạn, tôi thấy mình cười ngoác miệng khi phóng qua thành phố và hướng đến ngoại ô.
Các khu nghỉ mát dọc theo bãi biển thưa dần, nhường chỗ cho khung cảnh rất khác, có phần hoang sơ của quá khứ. đàn ông và phụ nữ nói chuyện với giọng điệu trầm lắng của người Việt nói trong khi sửa chữa những chiếc thuyền thúng, những chiếc thuyền giống như chiếc giỏ đã được sử dụng ở đây trong nhiều thế kỷ. Vừa ra khơi, những lá cờ Việt Nam có ngôi sao màu vàng tung bay trên mũi những chiếc tàu gỗ màu xanh sáng, dấu hiệu của những ngư dân đi chinh phục biển cả.
Khi tôi tới bán đảo Sơn Trà, con đường ngoằn ngoèo lên cao. Các dấu hiệu cảnh báo chống lại việc cố gắng leo lên bằng xe tay ga tự động, nhưng tôi thấy những người khác tiến lên và cứ tiếp tục như vậy. Chẳng mấy chốc, tôi đã đi được 30 phút mà không vượt qua bất kỳ khách du lịch nào khác.
Tôi dừng lại ở các điểm quan sát dọc đường để ngắm nhìn biển màu xanh ngọc trải dài về phía Đà Nẵng. Tôi đã vô vọng, lạc lõng. Thỉnh thoảng, một trong những con khỉ nhút nhát nổi tiếng của bán đảo sẽ ló đầu ra khỏi tán cây dày xung quanh trước khi bị hoảng sợ bởi tiếng động cơ rít lên của động cơ và biến vào bụi cây.
Khỉ trên bán đảo Sơn Trà rất tò mò, nhưng cảnh giác khi thấy con người.
Tôi dừng lại ở nơi mà hóa ra tất cả du khách đều có mặt. Nhìn ra biển, tượng Quan Âm cao 60 m đứng sừng sững trong sân chùa Linh Ứng. Tôi tình cờ nghe được một hướng dẫn viên nói với nhóm du khách rằng Phật Bà đã theo dõi và giữ an toàn cho thành phố trong nhiều năm. Sau đó, tôi biết nó được xây dựng vào năm 2010.
Tôi trở lại bán đảo Sơn Trà vào ngày hôm sau. Hy vọng tìm hiểu về mặt khác của sự tăng trưởng du lịch Đà Nẵng, tôi đặt phòng một đêm tại Intercontinental Danang Sun Peninsula Resort. Trải dài trên một vịnh nhỏ trên bán đảo, khu nghỉ mát là một giấc mơ. Các phòng phỏng theo thiết kế từ Hội An thay vì phong cách nhiệt đới. Khách sạn được xây dựng thẳng đứng trên vách đá um tùm cây cối, hầu như mỗi phòng đều có tầm nhìn không bị cản trở ra bãi biển riêng.
Tôi ngồi trên ban công của mình trong chiếc áo choàng tắm và xem những con khỉ nhảy giữa cây, lắng nghe chim hót trong khu nghỉ mát.
Sau đó, tôi ăn tô phở 15 USD và uống ly cocktail 20 USD - ở Việt Nam. Tôi nhìn xung quanh những người khách khác và cảm thấy chút buồn khi nghĩ tới cuộc sống đô thị mà chúng tôi đã bỏ lại để tới tận thiên đường nhỏ hoàn hảo này. Tôi cảm thấy Đà Nẵng đang gọi tôi quay lại. Khi mưa bắt đầu rơi ít nhất là lần thứ 20 trong tuần đó, tôi muốn ra ngoài đường.
Theo news.zing.vn
Bí ẩn tháp Quỷ tồn tại suốt 50 triệu năm Được hình thành cách đây khoảng 50 triệu năm, tháp Quỷ vẫn tồn tại tới ngày nay. Xung quanh nó vẫn bao trùm nhiều câu chuyện huyền thoại và bí ẩn. Tháp Quỷ (Devils Tower) là một khối đá khổng lồ dạng cột đứng có phần đỉnh cao 1.558 m so với mực nước biển, nằm ở vị trí cao hơn địa hình...