Chùa Bà Đanh – Ngôi chùa cổ độc đáo nhất Hà Nam
Chùa Bà Đanh là một ngôi chùa thuộc dòng Phật giáo Đại Thừa với những nét kiến trúc riêng độc đáo, xung quanh là sông núi hữu tình.
Từ bấy lâu nay, chùa Bà Đanh (thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) đã đi vào tâm thức của người Việt Nam qua câu nói cửa miệng “Vắng như chùa Bà Đanh”. Tương truyền chùa có từ thế kỷ thứ 7, ban đầu nơi đây là một ngôi đền nhỏ thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Đến đời vua Lê Hy Tông (1675-1705), đền được xây dựng lại to đẹp khang trang hơn. Người dân thấy phong cảnh đẹp, đền linh thiêng nên chuyển ngôi đền ở vị trí thường bị ngập lụt và rước tượng Phật về phối thờ. Về tên gọi chùa Bà Đanh, theo truyền thuyết của địa phương, chùa thờ nữ thần linh thiêng trông coi việc điều mưa khiển gió, giúp dân trừ lũ lụt, đem lại mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu nên được gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, gọi tắt là chùa Bà Đanh như tên gọi ngày nay. Câu so sánh “Vắng như chùa Bà Đanh” có từ bao giờ và vì sao lại có sự so sánh đó đến nay vẫn còn là thắc mắc của nhiều người. Có nhiều cách lý giải về câu nói này nhưng ý kiến được cho là chuẩn xác nhất là do chùa Bà Đanh nằm ở vị trí u tịch, xa dân cư, ba mặt là sông, rừng rậm chắn, lối đi độc đạo, lại có nhiều thú dữ nên không ai dám vào. Cách duy nhất an toàn là chèo thuyền qua sông Đáy nhưng vì bất tiện nên người hành hương thưa thớt. Cũng giống kiến trúc của nhiều ngôi chùa vùng đồng bằng Bắc Bộ, chùa Bà Đanh là một quần thể kiến trúc liên hoàn gồm nhà bái đường, nhà thượng điện, nhà trung đường, phủ thờ Mẫu, nhà tổ… Bên cạnh đó, ngôi chùa thuộc dòng Phật giáo Đại Thừa này có những nét riêng độc đáo. Trong chùa không chỉ có tượng Phật mà còn có tượng của Đạo giáo như Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu, các tượng Tam Phủ, Tứ Phủ, Pháp Vũ. Chùa cũng được biết đến với những bộ vì kèo gỗ được chạm khắc rất tinh xảo với nhiều chủ đề khác nhau. Ngày nay, đường đến chùa Bà Đanh đã thuận lợi hơn nhiều, do đó khách tìm chùa về thăm quan, hành hương khá đông, khiến ngôi chùa không còn vắng vẻ như xưa nữa. Dù vậy, câu ví von “Vắng như chùa Bà Đanh” sẽ mãi mãi là một “thương hiệu” làm nên sự nổi tiếng của ngôi chùa cổ độc đáo này.
Từ bấy lâu nay, chùa Bà Đanh (thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) đã đi vào tâm thức của người Việt Nam qua câu nói cửa miệng “Vắng như chùa Bà Đanh”.
Tương truyền chùa có từ thế kỷ thứ 7, ban đầu nơi đây là một ngôi đền nhỏ thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Đến đời vua Lê Hy Tông (1675-1705), đền được xây dựng lại to đẹp khang trang hơn. Người dân thấy phong cảnh đẹp, đền linh thiêng nên chuyển ngôi đền ở vị trí thường bị ngập lụt và rước tượng Phật về phối thờ.
Về tên gọi chùa Bà Đanh, theo truyền thuyết của địa phương, chùa thờ nữ thần linh thiêng trông coi việc điều mưa khiển gió, giúp dân trừ lũ lụt, đem lại mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu nên được gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, gọi tắt là chùa Bà Đanh như tên gọi ngày nay.
Video đang HOT
Câu so sánh “Vắng như chùa Bà Đanh” có từ bao giờ và vì sao lại có sự so sánh đó đến nay vẫn còn là thắc mắc của nhiều người.
Có nhiều cách lý giải về câu nói này nhưng ý kiến được cho là chuẩn xác nhất là do chùa Bà Đanh nằm ở vị trí u tịch, xa dân cư, ba mặt là sông, rừng rậm chắn, lối đi độc đạo, lại có nhiều thú dữ nên không ai dám vào. Cách duy nhất an toàn là chèo thuyền qua sông Đáy nhưng vì bất tiện nên người hành hương thưa thớt.
Cũng giống kiến trúc của nhiều ngôi chùa vùng đồng bằng Bắc Bộ, chùa Bà Đanh là một quần thể kiến trúc liên hoàn gồm nhà bái đường, nhà thượng điện, nhà trung đường, phủ thờ Mẫu, nhà tổ…
Bên cạnh đó, ngôi chùa thuộc dòng Phật giáo Đại Thừa này có những nét riêng độc đáo. Trong chùa không chỉ có tượng Phật mà còn có tượng của Đạo giáo như Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu, các tượng Tam Phủ, Tứ Phủ, Pháp Vũ.
Chùa cũng được biết đến với những bộ vì kèo gỗ được chạm khắc rất tinh xảo với nhiều chủ đề khác nhau.
Ngày nay, đường đến chùa Bà Đanh đã thuận lợi hơn nhiều, do đó khách tìm chùa về thăm quan, hành hương khá đông, khiến ngôi chùa không còn vắng vẻ như xưa nữa.
Dù vậy, câu ví von “Vắng như chùa Bà Đanh” sẽ mãi mãi là một “thương hiệu” làm nên sự nổi tiếng của ngôi chùa cổ độc đáo này.
Theo_Kiến Thức
Vườn tháp mộ khổng lồ trong ngôi chùa cổ miền Trung
Vườn tháp mộ chùa Thiên Ấn là nơi quy tụ những ngôi bửu tháp lớn, có kiến trúc ít thấy ở các khu tháp mộ cổ của chùa Việt.
Nằm trên đỉnh núi Thiên Ấn, chùa Thiên Ấn là ngôi chùa cổ nổi tiếng của vùng đất Quảng Ngãi. Một trong những nét độc đáo của ngôi chùa này là khu tháp mộ nằm ở phía Đông của khuôn viên chùa.
Đây là nơi quy tụ những ngôi bửu tháp lớn, có cấu trúc phức hợp với bình phong, trụ biểu, tháp mộ và tường bao - điều ít thấy ở các khu tháp mộ cổ của chùa Việt.
Tháp mộ được xây dựng nhiều tầng theo số lẻ (3,5,7,9), mang hình hoa sen - biểu tượng cho sự thanh khiết của giáo lý nhà Phật.
Đây là nơi an táng các vị sư tổ và thiền sư trụ trì chùa Thiên Ấn qua nhiều thế hệ.
Phần lớn các ngôi tháp ở nơi đây có niên đại hàng thế kỷ.
Những năm gần đây, khu vườn tháp của chùa còn có thêm một ngôi bảo tháp 9 tầng bề thế.
Tháp được xây dựng làm nơi tưởng niệm Tổ khai sơn của chùa Thiên Ấn là Thiền sư Pháp Hóa (1670 - 1754).
Theo_Kiến Thức
Ngôi chùa trong hang động độc nhất vô nhị ở Ninh Bình Với địa thế tuyệt đẹp, cảnh sắc thiên nhiên ngoạn mục và kiến trúc tuyệt mỹ, chùa Bích Động là một ngôi chùa độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Nằm trên dãy núi đá vôi Trường Yên thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, chùa Bích Động là ngôi chùa cổ độc đáo và nổi tiếng bậc nhất của...