“Chưa áp ADIZ Biển Đông thì Trung Quốc sẽ không ký COC, ASEAN nên chủ động”
Nếu Trung Quốc không tham gia, ASEAN hoặc một nhóm nhỏ các nước thành viên nên chủ động tiến hành đơn phương, Mỹ nên làm hết mình giúp đỡ, ủng hộ.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, ảnh: The Straits Times.
Học giả Bonnie Glaser từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) ngày 11/8 bình luận trên trang cá nhân của tờ The National Interest rằng, không thể tiếp tục chờ đợi bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông thêm nữa, bất chấp tuyên bố của Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc rằng: “Trung Quốc đã dừng lại. Bạn chỉ cần bay ra đó là có thể nhìn thấy”.
Một đường băng gần như đã hoàn thành trên đá Chữ Thập trong khi hình ảnh vệ tinh cho thấy một đường băng khác cũng đang hình thành trên đá Su Bi (2 trong 6 bãi đá ở Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc cất quân xâm lược, chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1988 đến nay). Ngoài ra người ta thấy rõ các doanh trại quân đội, trạm radar cảnh báo sớm, sân đỗ trực thăng, tháp pháo phòng không mọc lên trên một số đảo nhân tạo.
Cảm nhận được lo ngại ngày càng gia tăng của các nước trong khu vực về hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp mà mình tiến hành ở Biển Đông, trong thời gian diễn ra Diễn đàn An ninh ARF, Trung Quốc đã cố gắng báo hiệu “sẵn sàng làm việc với các bên liên quan bằng cách thiết lập đường dây nóng giữa Bộ Ngoại giao các nước” để đối phó với trường hợp khẩn cấp trên Biển Đông.
Tuy nhiên hiệu quả của đường dây nóng như vậy không rõ ràng, bởi lực lượng cảnh sát biển, hải quân và dân quân biển không được quản lý bởi Bộ Ngoại giao. Hơn nữa, Bộ Ngoại giao Trung Quốc được biết đến như một cơ chế yếu kém và hiếm khi được độc lập phụ trách xử lý các cuộc khủng hoảng. Vấn đề hàng hải được lãnh đạo bởi một nhóm quan chức do ông Tập Cận Bình đứng đầu.
Video đang HOT
Trong một cuộc hội đàm giữa Trung Quốc và ASEAN tuần này, Bắc Kinh đồng ý một lần nữa tăng tốc độ “tham vấn COC”, nhưng trong thực tế họ sẽ không làm gì cả, ít nhất là cho đến khi hoàn thành kế hoạch ngắn hạn của mình, bao gồm đơn phương áp đặt vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông và tạo ra cơ sở hạ tầng để thực thi nó.
Mặc dù rất lo lắng, nhưng cho đến nay phản ứng của các bên trong khu vực vẫn chưa đủ mạnh để buộc Trung Quốc thay đổi tính toán của họ. Trong dài hạn, các nước Đông Nam Á có thể sẽ buộc phải “thích nghi với lọi ích của Trung Quốc ở Biển Đông”, vì vậy cần có nỗ lực lớn hơn để thuyết phục Trung Quốc tôn trọng lợi ích của các bên liên quan, bất kể sức mạnh quân sự lớn nhỏ thế nào.
Muốn đạt được mục tiêu này, ASEAN cần phải ký kết được COC trước khi năm 2015 kết thúc, trong đó bao gồm các biện pháp giảm nguy cơ đối đầu và cơ chế giải quyết tranh chấp. Nếu Trung Quốc không tham gia, ASEAN hoặc một nhóm nhỏ các nước thành viên nên chủ động tiến hành đơn phương, Mỹ nên làm hết mình giúp đỡ, ủng hộ sự đồng thuận này, bà Glaser lưu ý.
Theo Giáo Dục Việt Nam
ASEAN ra Tuyên bố chung, quan ngại sâu sắc vấn đề Biển Đông
Ngoại trưởng các nước ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về những biến động gần đây và có chiều hướng tiếp tục ở Biển Đông, làm ảnh hưởng an ninh và sự ổn định của khu vực này.
Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 48 kết thúc ở Malaysia - Ảnh: Reuters
Đó là nội dung của bản Tuyên bố chung được các ngoại trưởng ASEAN đưa ra ngày 6.8 để kết thúc cuộc họp kéo dài 2 ngày ở Malaysia. Tuyên bố chung dài 28 trang được đăng tải trên trang web của ASEAN, đề cập nhiều lĩnh lực hợp tác của các nước thành viên và với các quốc gia đối tác.
Vấn đề Biển Đông, theo Tuyên bố, được nhiều ngoại trưởng quan ngại với việc cải tạo đất ở nhiều đảo, bãi đá, gây ra tranh cãi giữa các bên tranh chấp. Điều này đang làm xói mòn lòng tin, sự tin tưởng giữa các bên, làm tăng căng thẳng và có thể đe dọa hòa bình, an ninh và cả sự ổn định của Biển Đông.
Các ngoại trưởng của ASEAN không đề cập trực tiếp tên Trung Quốc trong Tuyên bố chung, nhưng giới quan sát đều hiểu ASEAN đang nói đến Trung Quốc, nước thực hiện các hoạt động khai hoang, xây đắp phi pháp trên 7 đảo chiếm của Việt Nam. Chính Bắc Kinh làm cho hội nghị của ASEAN và Đông Á nóng lên vì Biển Đông.
Bản Tuyên bố kêu gọi các bên tuân thủ những cam kết trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), kiềm chế các hoạt động, tránh làm phức tạp tình hình, leo thang căng thẳng và tránh đe dọa, sử dụng vũ lực. Bản Tuyên bố kêu gọi thực hiện theo UNCLOS.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc gặp ở Malaysia - Ảnh: Reuters
Các ngoại trưởng thúc giục hoàn tất Bộ qui tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) bằng cách tăng cường tham vấn giữa các bên. Các ngoại trưởng nhất trí với đề xuất của Indonesia thành lập đường dây nóng ở cấp chính phủ giữa ASEAN và Trung Quốc để giải quyết những vấn đề cấp bách bằng cách can thiệp kịp thời để tránh đối đầu, xung đột ở Biển Đông.
Tuyên bố chung được các thành viên tranh cãi gay gắt trước khi đạt được sự thống nhất vào thời điểm cuối cùng của ngày 6.8. Tranh cãi xoay quanh việc ASEAN nên có phản ứng mạnh với mức độ như thế nào trước hành động gây hấn của Bắc Kinh: mở rộng đảo, xây dựng căn cứ quân sự ở vùng biển đang tranh chấp, theo AFP.
Tuy nhiên, điều này lại không được đề cập trong bản Tuyên bố chung như kỳ vọng, dù đó là nội dung chiếm trọn các cuộc họp của ngoại trưởng ASEAN cũng như của ASEAN với các đối tác. Trước những hành động gây hấn của Trung Quốc, AFP cho hay ASEAN gần như &'cạn kiệt' sự kiên nhẫn từ mấy năm qua, yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt cải tạo đất, xây dựng ở Biển Đông.
Dù Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố trong cuộc gặp với các ngoại trưởng ASEAN rằng Bắc Kinh đã ngưng cải tạo đất, xây dựng, nhưng không có nhiều nước thành viên trong ASEAN cũng như Mỹ cho rằng những tuyên bố của Bắc Kinh thông qua ông Ngoại trưởng là đáng tin cậy.
Ngoài những vấn đề của khu vực và Biển Đông, Tuyên bố chung của các ngoại trưởng ASEAN cũng đề cập đến tình hình ở Trung Đông, bán đảo Triều Tiên và vấn đề hạt nhân Iran.
Minh Quang
Theo Thanhnien
ASEAN trước sức mạnh kinh tế của Trung Quốc Mạng Nghiên cứu Quốc phòng Ấn Độ (IDRW) ngày 10/8 đăng bài viết của tác giả Ananth Krishnan phân tích về những diễn biến mới trong giải quyết tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Nội dung chính như sau: Hội nghị thường niên Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia)...